Mỹ tiếp tục gieo thêm hoảng loạn, kinh tế Ukraine sẽ sụp đổ ?
Mỹ đưa ra các cảnh báo liên tục về nguy cơ Nga tấn công khiến kết nối văn hóa Ukraine với thế giới trở nên mỏng manh, đứt đoạn; còn nền kinh tế và thương mại bị tổn hại nặng nề, có nguy cơ sụp đổ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người được bầu cách đây ba năm với lời hứa đứng lên chống lại Nga, đã nhiều lần kêu gọi các lãnh đạo phương Tây không nên gieo thêm hoảng loạn, thậm chí đề nghị Tổng thống Joe Biden đến thăm Kiev để "ổn định tình hình".Suốt nhiều năm, câu lạc bộ đêm Closer ở thủ đô Kiev của Ukraine trở thành địa điểm giải trí nổi tiếng ở Đông Âu. Kế hoạch biểu diễn tại đây của The Blessed Madonna và Honey Dijon, hai DJ nổi tiếng người Mỹ, vào ngày 12/2 càng đưa danh tiếng của Closer lên một tầm cao mới.
Tuy nhiên, một ngày trước khi sự kiện diễn ra, tình báo Mỹ cảnh báo một cuộc tấn công của Nga "sắp xảy ra" ở Ukraine, khiến hai DJ thông báo hủy lịch diễn vào phút chót. Ban quản lý câu lạc bộ Closer đã tìm cách mời một nghệ sĩ đến từ Đức lấp chỗ trống, nhưng người này cuối cùng cũng hủy lịch.
"Anh ấy bị vợ cấm đến Ukraine", Sergii Vel, giám đốc kỹ thuật của Closer, mệt mỏi nói.
Sau nhiều tháng khó khăn vì Covid-19, Vel hiện đối mặt với nhiều thách thức mới khi căng thẳng biên giới Nga - Ukraine ngày càng leo thang. Cuối tuần trước, dù đã phải thu hẹp sự kiện với các nghệ sĩ Ukraine, Vel cảm thấy tình hình sẽ ngày càng u ám.
"Lĩnh vực văn hóa của chúng tôi bị ảnh hưởng rất nhiều", anh nói.
Khi bóng đen xung đột bao trùm đất nước hơn 40 triệu dân, nhiều người đang cảm thấy bầu không khí thực sự ảm đạm. Dù Moskva tuần này nói bắt đầu rút quân khỏi biên giới gần Ukraine, các nước phương Tây vẫn cho rằng nguy cơ Nga động binh còn rất cao.
Căng thẳng gia tăng vào ngày 18/2, khi truyền thông Nga nói một quả bom phát nổ ở Donetsk, khu vực mà lực lượng ly khai đang sơ tán người dân Nga. Đây là kịch bản mà Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo có thể được sử dụng làm cớ tấn công của Moskva. Đến ngày 19/2, hàng trăm vụ nổ súng được ghi nhận tại các khu vực ly khai, trong khi quân đội Ukraine thông báo một binh sĩ của họ thiệt mạng do mảnh đạn pháo.
Dù phương Tây cho đến nay lên tiếng ủng hộ Kiev, nhiều người Ukraine cảm thấy những cuộc thảo luận không ngừng về nguy cơ chiến tranh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến hàng loạt lĩnh vực quan trọng của quốc gia, từ văn hóa tới kinh tế, bị bóp nghẹt.
Nguy cơ Nga tấn công Ukraine đã vượt ra ngoài các khía cạnh quân sự và an ninh, theo Volodymyr Sheiko, tổng giám đốc Viện Ukraine. Sheiko nói thêm rằng một số đối tác quốc tế của viện đang hoãn hợp tác cho đến khi tình hình ổn định.
Vài tuần gần đây, hàng loạt vụ tấn công mạng đã nhắm vào trang web của các ngân hàng lớn và Bộ Quốc phòng Ukraine. Căng thẳng với Nga cũng khiến đồng hryvnia lao dốc. Hãng hãng không KLM của Hà Lan ngừng bay đến và đi qua Ukraine, trong khi hãng Lufthansa của Đức cũng vừa quyết định dừng các chuyến bay. Hầu hết hoạt động du lịch quốc tế tới Ukraine đã tạm dừng.
Hai tuần qua cũng chứng kiến hàng loạt đại sứ quán dời khỏi Kiev và thành phố Dnipro, cách chiến tuyến miền đông Ukraine khoảng hơn 160 km. Họ đã chuyển tới Lviv ở phía tây Ukraine, gần biên giới Ba Lan. Danh sách các nước chuyển đại sứ quán ngày càng tăng, bao gồm, Mỹ, Canada, Australia, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ và mới nhất là Anh.
Binh sĩ Mỹ, Anh và Canada tham gia hoạt động huấn luyện quân sự cho quân đội Ukraine cũng được rút để tránh bất kỳ nguy cơ xung đột nào với Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người được bầu cách đây ba năm với lời hứa đứng lên chống lại Nga, đã nhiều lần kêu gọi các lãnh đạo phương Tây không nên gieo thêm hoảng loạn, thậm chí đề nghị Tổng thống Joe Biden đến thăm Kiev để "ổn định tình hình".
Nghị sĩ David Arakhamia nói những cảnh báo liên tục về nguy cơ chiến tranh đang khiến nền kinh tế Ukraine thiệt hại khoảng 2-3 tỷ USD mỗi tháng. "Khi một nước quyết định chuyển đại sứ quán tới Lviv, họ phải hiểu rằng những tin tức như vậy sẽ khiến nền kinh tế Ukraine phải trả giá", ông nói với kênh truyền hình 1+1 đầu tuần này.
Cuộc khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu hồi cuối tháng 1, hai tuần trước khi Washington cảnh báo cuộc tấn công gần như không thể tránh khỏi, chỉ ra 17% trong số hơn 130 công ty thành viên ở Ukraine đã cân nhắc chuyển tới phía tây nước này, trong khi 10% tính đến việc rời khỏi Ukraine.
Nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa của Ukraine đặc biệt lo ngại bị cô lập với thế giới. Từ lâu được xem như chìa khóa chống lại sức ép từ quốc gia láng giềng hùng mạnh, nền văn hóa nghệ thuật Ukraine đã chứng kiến sự hồi sinh trong 8 năm qua.
Tại Kiev, những quán cà phê trong dịp lễ Tình nhân 14/2 vẫn đông nghịt người. Trong các quán bar và câu lạc bộ, diễn viên hài Ukraine nói với khán giả về căng thẳng leo thang. Khi nhiều cặp đôi tản bộ bên bờ sông Dnieper, họ có thể nghe thấy tiếng các nhóm dân quân Cánh Hữu đang luyện tập quân sự gần đó.
"Mọi người cần phải tìm hiểu về nơi trú bom, dạy nhau sơ cứu và được huấn luyện về vũ khí", một cựu binh ngoài 30 tuổi chia sẻ. "Một cuộc chiến lớn có thể xảy ra".
Lễ hội nhiếp ảnh gia lớn duy nhất của Ukraine thường được tổ chức vào tháng 5 ở thành phố cảng Odessa, bắt đầu từ năm 2015, đang trong tình trạng bấp bênh. "Chúng tôi không biết ngày mai sẽ thế nào", thông báo của ban tổ chức lễ hội tuần này cho hay.
Ban tổ chức đang cố gắng đàm phán với khách mời nước ngoài, nhưng "không thể đảm bảo một sự kiện quốc tế lớn sẽ diễn ra khi chính chúng tôi đang bị mắc kẹt trong tình huống này". Họ thêm rằng sự kiện năm nay, lần đầu được tổ chức trực tiếp kể từ khi Covid-19 bùng phát, dự kiến thu nhỏ quy mô hơn bình thường.
Nhà hoạt động và làm phim Oleh Sentsov nói văn hóa Ukraine phải được bảo vệ bằng mọi giá. Ngày 16/2, bộ phim mới nhất Rhino của Sentsov đã ra rạp ở Kiev. "Chúng tôi đã chứng kiến chiến tranh suốt 8 năm qua. Nếu không tổ chức các buổi hòa nhạc và làm phim, cuộc sống còn điều gì ý nghĩa", ông nói.
Câu lạc bộ đêm Closer đang kêu gọi chính phủ hỗ trợ tài chính. Vel nói họ sẽ tiếp tục mời các DJ nước ngoài tới biểu diễn, giúp những người trẻ tuổi vượt qua nỗi sợ và tới Kiev, để xem "hòa bình và tình yêu tại các câu lạc bộ của chúng tôi".
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Ukraine tiếp tục đề nghị được gặp Putin, nhưng Putin chưa bao giờ đồng ý tiếp ông.
Tổng thống Ukraine Zelensky đề nghị gặp người đồng cấp Nga Putin nhằm tìm cách tháo ngòi căng thẳng trong bối cảnh khủng hoảng leo thang.
"Tôi không biết Tổng thống Nga muốn gì. Vì lý do này, tôi đề nghị chúng ta gặp nhau", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại hội nghị an ninh ở Munich, Đức hôm nay.
Zelensky cũng nói rằng Ukraine muốn có khung thời gian "rõ ràng" về thời điểm nước này có thể gia nhập liên minh quân sự NATO.
"Chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi có thể tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ Ukraine và lực lượng phòng thủ của Ukraine. Giờ là lúc cần có khung thời gian rõ ràng, khả thi để Ukraine trở thành thành viên của liên minh", ông cho hay.
Hội nghị An ninh Munich ra đời năm 1963, ban đầu được xem là diễn đàn đối thoại an ninh quan trọng nhất đối với mối quan hệ châu Âu - Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều chủ đề an ninh lớn trên toàn cầu. Hội nghị thường quy tụ các chuyên gia quan hệ quốc tế, các tổ chức nghiên cứu chiến lược và chính trị gia.
Tổng thống Ukraine vẫn quyết định tới dự hội nghị ở Munich, dù Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đó cảnh báo Nga có thể sắp tấn công "trong vài ngày tới". Tuy nhiên, văn phòng của Zelensky khẳng định tình hình ở miền đông Ukraine "vẫn được kiểm soát hoàn toàn".
Ông cho rằng điều quan trọng là không thể hiện "nỗi hoảng sợ" trong tình hình hiện nay. "Chỉ nằm vào quan tài và chờ lính Nga đến không phải là điều chúng tôi nên làm lúc này", Zelensky nói trong phiên hỏi đáp sau bài phát biểu.
Tổng thống Ukraine còn nêu khả năng từ bỏ cam kết đã thực hiện gần 30 năm. Năm 1994, Ukraine tham gia Bản ghi nhớ Budapest, từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy đảm bảo an ninh. Zelensky nói rằng Ukraine có thể đảo ngược động thái này nếu bị Nga đe dọa.
Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng dự Hội nghị An ninh Munich.
Năm nay Nga không cử phái đoàn tham dự vì cho rằng "hội nghị ngày càng bị biến thành diễn đàn xuyên Đại Tây Dương, mất đi tính bao trùm, khách quan" và sự quan tâm của Moskva đối với sự kiện đã giảm đáng kể.
Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh giao tranh ở vùng Donbass, phía đông Ukraine, leo thang đột ngột hai ngày qua. Quân chính phủ và lực lượng ly khai liên tục cáo buộc đối phương vi phạm lệnh ngừng bắn, pháo kích gây nguy hiểm cho dân thường.
Giao tranh tại khu vực gia tăng sau khi Ukraine nhận nhiều vũ khí từ Mỹ và các thành viên NATO. Số vũ khí này được chuyển tới trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau khi Mỹ và phương Tây cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân gần biên giới và lên kế hoạch tiến đánh Ukraine.
Nga bác bỏ, khẳng định mọi hoạt động quân sự sát biên giới phía tây là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.
Trước đợt điều quân của Nga, Mỹ điều chiến hạm và oanh tạc cơ B-1B tham gia "diễn tập ngoài kế hoạch" của NATO tại Biển Đen, với hai thành viên của liên minh là Thổ Nhĩ Kỳ và Romania cùng Ukraine.
Nga ngày 16/2 nêu ra 5 bước giải quyết xung đột ở Donbass, trong đó có buộc Ukraine tuân thủ thỏa thuận Minsk và NATO dừng cung cấp vũ khí cho quốc gia Đông Âu này. Nga còn kêu gọi phương Tây rút cố vấn quân sự và dừng mọi cuộc diễn tập giữa Ukraine với NATO, sau đó thu hồi toàn bộ khí tài nước ngoài được chuyển tới đây.
Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh giao tranh ở vùng Donbass, phía đông Ukraine, leo thang đột ngột hai ngày qua. Quân chính phủ và lực lượng ly khai liên tục cáo buộc đối phương vi phạm lệnh ngừng bắn, pháo kích gây nguy hiểm cho dân thường.
Giao tranh tại khu vực gia tăng sau khi Ukraine nhận nhiều vũ khí từ Mỹ và các thành viên NATO. Số vũ khí này được chuyển tới trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau khi Mỹ và phương Tây cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân gần biên giới và lên kế hoạch tiến đánh Ukraine.
Nga bác bỏ, khẳng định mọi hoạt động quân sự sát biên giới phía tây là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.
Trước đợt điều quân của Nga, Mỹ điều chiến hạm và oanh tạc cơ B-1B tham gia "diễn tập ngoài kế hoạch" của NATO tại Biển Đen, với hai thành viên của liên minh là Thổ Nhĩ Kỳ và Romania cùng Ukraine.
Nga ngày 16/2 nêu ra 5 bước giải quyết xung đột ở Donbass, trong đó có buộc Ukraine tuân thủ thỏa thuận Minsk và NATO dừng cung cấp vũ khí cho quốc gia Đông Âu này. Nga còn kêu gọi phương Tây rút cố vấn quân sự và dừng mọi cuộc diễn tập giữa Ukraine với NATO, sau đó thu hồi toàn bộ khí tài nước ngoài được chuyển tới đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét