Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

Khi Fed lờ đi cung tiền: Kinh tế thế giới gặp khủng hoảng

Tôi đồng ý với bài viết này. Từ năm 1995, Mỹ chuyển hướng từ điều hành chính sách tiền tệ dựa trên kiểm soát cung tiền tệ sang dựa trên kiểm soát lãi suất. Cơ sở lý luận của chính sách tiền tệ mới là kết hợp của 3 đường. Thứ nhất là đường chính sách tiền tệ MP (Monetary Policy): r=R(i). Thứ hai là đường IS (cân bằng Investmen-Saving): YG = -b(r - rN). Thứ ba là đường Phillips có tính đến kỳ vọng: πt = πet + ṽYGtKết quả là hệ thống tài chính luôn luôn biến động; tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng lên. Đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn 2000-2008 làm nền kinh tế Mỹ và các nước phương Tây rơi vào cuộc đại khủng hoảng chưa từng xảy ra từ đại khủng hoảng 1929-1933. Cuộc đại khủng hoảng lần này kéo dài từ năm 2008 đến năm 2013 và đến nay hậu quả vẫn chưa được giải quyết xong. Tỷ lệ lạm phát càng ngày càng tăng cao đến mức cao chưa từng thấy kể từ năm 1982. Rất mong chính phủ các nước quay lại chính sách tiền tệ của thuyết trọng tiền (monetarism) của Milton Friedman dựa trên tăng trưởng cung tiền tệ ổn định để kiểm soát lạm phát.
Khi Fed lờ đi tầm quan trọng của cung tiền: Kinh tế thế giới gặp khủng hoảng
GS Robert J. Genetski - Bỏ qua yếu tố cung tiền và sử dụng lãi suất làm định hướng chủ yếu cho các chính sách là sai lầm lớn nhất mà Fed mắc phải, theo ông Robert Genetski - một nhà kinh tế học, nhà tư vấn tài chính, giảng viên, nhà báo và diễn giả.
Năm 1977, tôi đã viết cuốn sách “Giành chiến thắng bằng tiền (Winning With Money)” cùng với Beryl W. Sprinkel, qua đó giải thích mối quan hệ giữa cung tiền (money supply) và giá cổ phiếu. Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng, trong khi cần 6-9 tháng để những thay đổi trong cung tiền gây tác động lên nền kinh tế, thì độ trễ sẽ ngắn hơn nhiều đối với tác động lên giá cổ phiếu. Hiểu được mối quan hệ này giữa tiền và giá cổ phiếu là điều cần thiết để đầu tư vào cổ phiếu.

Trong những thập kỷ gần đây, việc theo dõi nguồn cung tiền đã không còn được chú trọng. Trớ trêu thay, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), những người kiểm soát nguồn cung tiền của quốc gia, lại có vẻ ít quan tâm đến tiền nhất.



Chủ tịch Fed Jerome Powell đã mạnh mẽ bác bỏ tầm quan trọng của tiền. Trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm 24/02/2021, ông nói, "đã có lúc chính sách tiền tệ là yếu tố quan trọng quyết định lạm phát, nhưng điều đó đã không còn xảy ra trong một thời gian dài". Ông Powell thừa nhận cung tiền không phải là yếu tố chủ yếu để cân nhắc khi Fed đưa ra các quyết định chính sách. Thay vào đó, họ sử dụng lãi suất làm định hướng chính cho chính sách.

Bỏ qua yếu tố cung tiền là sai lầm lớn nhất mà cả Fed và những người nắm giữ cổ phiếu có thể mắc phải. Dưới đây là lý do tại sao:Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell làm chứng trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện trong phiên điều trần trên Đồi Capitol ở Washington, ngày 11/02/2020. (Ảnh: Alex Wong/Getty Images)
Khi Fed mua chứng khoán, làm tăng lượng tiền mạnh

Fed kiểm soát lượng tiền bằng việc mua chứng khoán, thường là Tín phiếu kho bạc. Khi Fed mua chứng khoán, họ làm tăng nhu cầu đối với những chứng khoán đó, qua đó làm tăng giá và giảm lãi suất của chúng.

Vì tất cả các loại tài sản đều có sản phẩm thay thế nên chúng đều có liên quan với nhau. Khi Fed đẩy giá Tín phiếu kho bạc cao hơn, họ cũng làm tăng giá của các mặt hàng thay thế gần giống. Những thay đổi về giá này ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính, làm tăng giá trái phiếu, cổ phiếu và cuối cùng là các hàng hóa và dịch vụ khác.

Quyền lực của Fed trong việc tạo ra lượng tiền mới liên quan trực tiếp đến cách họ thanh toán cho các chứng khoán mà họ mua. Vì Fed là ngân hàng của các ngân hàng nên Fed thanh toán chứng khoán bằng cách thêm một khoản ghi “có (credit)” vào tài khoản của ngân hàng mà qua đó chứng khoán được mua. Giao dịch không có gì khác ngoài một bút toán kế toán - một bút toán tạo ra sự tăng ròng trong tài sản tài chính.

Sự tăng ròng trong tài sản tài chính này làm tăng dự trữ ngân hàng, vốn là một “thành phần thô (raw ingredient)” của cung tiền. Các thành phần thô của cơ sở tiền tệ (Monetary Base - M0) bao gồm dự trữ ngân hàng và tiền mặt (gồm tiền giấy và tiền xu), còn được gọi là “tiền mạnh (high-powered money)”. Loại tiền đó mạnh là do cơ chế của hệ thống ngân hàng dự trữ một phần (fractional reserve banking system) (còn gọi là dự trữ theo tỷ lệ). Theo cơ chế này, các ngân hàng thương mại chỉ dự trữ một phần nhỏ tài sản có khả năng thanh toán cao so với tổng tài sản của ngân hàng. Mục tiêu của dự trữ là để đáp ứng những thay đổi bất thường trong tiền gửi khi công chúng rút tiền mặt hay yêu cầu chuyển khoản sang ngân hàng khác. Cơ chế này khiến số lượng tiền chảy trong nền kinh tế được nhân lên nhiều lần so với lượng tiền mạnh.Tòa nhà của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed ở Washington D.C., ngày 22/10/2021. (Ảnh: Daniel Slim / AFP qua Getty Images)

Khi Fed bán chứng khoán, làm giảm lượng tiền mạnh

Điều ngược lại xảy ra nếu Fed bán chứng khoán. Động thái này sẽ hút tiền khỏi nền kinh tế và gây áp lực giảm giá tài sản, bao gồm cả cổ phiếu; đồng thời làm tăng lãi suất.

Tiền vẫn luôn đóng vai trò rất quan trọng; nhưng những thay đổi về thể chế đã khiến việc đo lường cung tiền trở nên phức tạp hơn. Những thay đổi thể chế quan trọng nhất đến từ Fed; chúng thường làm cho các thước đo tiền tệ truyền thống trở nên kém tin cậy hơn với tư cách là những hướng dẫn về nguồn cung tiền, đồng thời nâng cao tầm quan trọng của loại tiền mạnh.

Một sự thay đổi thể chế như vậy đã xảy ra vào năm 2007, khi Fed thay đổi cách tiếp cận để quản lý cung tiền. Trước khi có sự thay đổi, Fed đã mua chứng khoán như thường lệ. Từ năm 2001 đến 2006, Fed mua thêm trung bình 5-6% chứng khoán mỗi năm. Điều này đã làm tăng mức chi tiêu mỗi năm lên 5-6%.

Đến năm 2007, khi lạm phát tăng cao, Fed đã quyết định làm chậm nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Động thái đầu tiên của Fed là bán chứng khoán. Từ tháng 7 đến tháng 10, Fed đã bán 11 tỷ USD chứng khoán. Việc bán đã đạt được mục đích. Giá cổ phiếu đạt đỉnh (và bắt đầu rớt xuống) vào tháng 10 - ba tháng sau khi Fed bắt đầu bán chứng khoán.

Vào cuối năm 2007, tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của Fed không thay đổi trong cả năm. Do đó, trong một nền kinh tế có mức chi tiêu tăng từ 5 đến 6%, Fed đã tạm dừng việc tăng nguồn cung tiền mạnh. Đến tháng 01/2008 - bảy tháng sau khi Fed bắt đầu bán chứng khoán, nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái.

Trước một nền kinh tế đang suy yếu một cách rõ ràng, giải pháp truyền thống và hợp lý là Fed cần tiếp tục mua chứng khoán, qua đó tạo ra nhiều tiền hơn.

Điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, Fed đảo lộn truyền thống và logic. Trong một động thái chính sách được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ năm 1929, Fed đã mạnh tay bán chứng khoán, rút ​​tiền ra khỏi nền kinh tế.

Đến tháng 07/2008, Fed đã bán hơn 300 tỷ USD, tương đương 40% số chứng khoán của mình. Hành động này đã đưa lượng chứng khoán nắm giữ của Fed (và do đó là lượng tiền mạnh) trở về vị trí cũ vào năm 1999 - chín năm trước đó! Đây là sự sụp đổ nghiêm trọng nhất của tiền mạnh kể từ năm 1929. Tiếp theo, cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ năm 1929 đã xảy ra.

Chính sách của Fed đã mang đến những hậu quả tồi tệ bởi vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không để tâm đến những gì họ làm với tiền mạnh - loại tiền quyền lực nhất trong các thành phần của cung tiền. Vào cuối năm 2007, Fed đã giảm lãi suất cơ bản xuống 0%. Ông Ben Bernanke, Chủ tịch Fed khi đó, cho biết Fed đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp đỡ nền kinh tế. Thị trường chứng khoán và nền kinh tế tiếp tục đi xuống theo chiều xoáy ốc.

Cho đến tháng 02/2009, Fed mới bắt đầu mua chứng khoán một cách có ý nghĩa. Trong vòng 1 tháng kể từ khi mua vào, thị trường chứng khoán đã đảo ngược vòng xoáy đi xuống của nó. Đến tháng 7/2009, nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Với sự trợ giúp của việc mở rộng lượng mua vào, chính sách tiền tệ đã góp phần làm cổ phiếu tăng giá trong suốt 12 năm sau đó.

Fed đã tạo ra khủng hoảng tài chính 2008 bằng cách giảm lượng tiền mạnh?

Tôi có đang hàm ý rằng Fed đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách giảm đi 40% lượng tiền mạnh không? Vâng! Đó chính xác là những gì tôi đang nói.

Tôi từng được hỏi: "Làm thế nào mà Fed lại có thể mắc một sai lầm lớn như vậy mà vẫn thoát khỏi việc bị quy trách nhiệm?". Câu trả lời là mặc dù Fed có thể không giỏi quản lý tiền bạc lắm, nhưng Fed lại có một bộ phận tiếp thị rất ấn tượng.

Cho đến nay, Fed vẫn chưa cung cấp manh mối nào về việc họ đã học được gì từ những sự việc xảy ra vào năm 2008. Thay vì tập trung vào quản lý tiền mạnh, Fed tiếp tục lờ đi các thành phần của cung tiền và chỉ tập trung một cách chi tiết, tỉ mỉ vào lãi suất.

Chủ tịch Powell khẳng định việc Fed thao túng lãi suất là cách hiệu quả nhất để kiểm soát chính sách tiền tệ. Không phải vậy. Sự gia tăng lạm phát gần đây không phải là điều gì bất ngờ. Đó chỉ là một bất ngờ đối với Fed và những người tin rằng tiền không còn quan trọng nữa.

Những thay đổi lớn về tiền mạnh đã cung cấp manh mối có giá trị về hành động bán cổ phiếu vào đầu năm 2008 của Fed, trước khi thị trường sụp đổ. Chúng cũng cung cấp manh mối về hành động mua cổ phiếu trở lại vào mùa xuân năm 2009, trước khi thị trường tăng giá và kéo dài 12 năm qua.

Tác giả Robert J. Genetski là một nhà kinh tế học, nhà tư vấn, giảng viên, nhà báo và diễn giả. Trong 25 năm qua, với tư cách là người đứng đầu công ty tư vấn của riêng mình, ông đã cung cấp cho khách hàng những hiểu biết sâu sắc về tác động tài chính của các chính sách. Là người đi đầu ủng hộ cho các nguyên tắc cổ điển của thị trường tự do, ông đã viết 5 cuốn sách về chủ đề này, bao gồm: Giành chiến thắng bằng tiền (Winning With Money) (cùng với Beryl W. Sprinkel), Các nguyên tắc kinh tế cổ điển & Sự giàu có của các quốc gia (Classical Economic Principles & the Wealth of Nations), Loại bỏ tà thuật khỏi kinh tế học (Taking the Voodoo Out of Economics), Quốc gia triệu phú (A Nation of Millionaires) và Quốc gia giàu, Quốc gia nghèo (Rich Nation, Poor Nation).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét