Nga thắng ở Ukraine sẽ là cú sốc đấm vào mặt các siêu cường
Mấy hôm nay đọc các bình luận trên trang FB này, tôi thấy có một vài bạn bình luận Mỹ và NATO không bao giờ muốn cướp bất kỳ 1 cm2 đất đai nào của Nga, cũng không bao giờ muốn làm tan rã nước Nga. Thậm chí các bạn khẳng định NATO không có lợi ích, về mặt chính trị hoặc quân sự, trong việc tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào có Nga vì có thể dẫn đến thảm họa hạt nhân. Có bạn còn bảo Liên Xô không bị ai lật đổ mà tự sụp đổ, điều đã thấy rõ qua thất bại của cuộc đảo chính năm 1991 vì đó là sự lựa chọn của dân Nga...
1) Cứng rắn với phương Tây quyết định sự toàn vẹn của nước Nga
Tôi đã bình luận trả lời không bao giờ tôi tin Mỹ và NATO từ bỏ mục tiêu làm tan rã nước Nga và chiếm đoạt tài nguyên nước Nga dưới các hình thức khác nhau. Về hình thức, đúng là Liên Xô không bị nước nào tấn công rồi làm tan rã, mà Liên Xô tự sụp đổ. Nhưng về bản chất là Liên Xô đã thua sau gần nửa thế kỷ sống trong chiến tranh lạnh. Học thuyết quân sự của Liên Xô là chung sống hòa bình; học thuyết quân sự của phương Tây là chạy đua vũ trang với số đông áp đảo để làm Liên Xô kiệt quệ. Liên Xô không còn con đường nào khác ngoài chạy đua vũ trang theo.
Liên Xô một mặt bị bao vây, cấm vận và chạy đua vũ trang nên kiệt quệ, mặt khác chính sách trong nước sai nên phát triển rất chậm chạp và ngày càng suy yếu... Bây giờ cũng thế, các nước Phương Tây không cần và cũng không dám xâm lược Nga, nhưng sẽ theo bổn cũ soạn lại là cấm vận và bắt Nga chạy đua vũ trang thì rồi nội bộ Nga sẽ mâu thuẫn và Nga cũng sẽ tự sụp đổ, trong khi phương Tây sẽ lại tuyên bố vô trách nhiệm. Putin và nhân dân Nga tin và làm theo phân tích của các chuyên gia phương Tây và của các bạn thì quá ngây thơ, ngày tan rã đất nước sẽ đến rất nhanh.
Hiện nay Nga đang nắm thế chủ động và có quyền quyết định khi nào thì ra tay trong cuộc đối đầu Nga - NATO, và thế giới buộc phải chờ xem Putin và Nga quyết định cái gì. Vấn đề là những kẻ hoàn toàn nghe theo phương Tây như Ukraine sẽ vô cùng thiệt hại. Putin và Nga có thể phớt lờ thế giới trong bao lâu tùy thích, có thể sáu ngày, sáu tuần, sáu tháng, thậm chí sáu năm..., trong lúc chờ đợi như vậy Putin và Nga không nhất thiết phải làm bất cứ điều gì ngoài phát triển đất nước và tăng cường khả năng phòng thủ.
1) Cứng rắn với phương Tây quyết định sự toàn vẹn của nước Nga
Tôi đã bình luận trả lời không bao giờ tôi tin Mỹ và NATO từ bỏ mục tiêu làm tan rã nước Nga và chiếm đoạt tài nguyên nước Nga dưới các hình thức khác nhau. Về hình thức, đúng là Liên Xô không bị nước nào tấn công rồi làm tan rã, mà Liên Xô tự sụp đổ. Nhưng về bản chất là Liên Xô đã thua sau gần nửa thế kỷ sống trong chiến tranh lạnh. Học thuyết quân sự của Liên Xô là chung sống hòa bình; học thuyết quân sự của phương Tây là chạy đua vũ trang với số đông áp đảo để làm Liên Xô kiệt quệ. Liên Xô không còn con đường nào khác ngoài chạy đua vũ trang theo.
Liên Xô một mặt bị bao vây, cấm vận và chạy đua vũ trang nên kiệt quệ, mặt khác chính sách trong nước sai nên phát triển rất chậm chạp và ngày càng suy yếu... Bây giờ cũng thế, các nước Phương Tây không cần và cũng không dám xâm lược Nga, nhưng sẽ theo bổn cũ soạn lại là cấm vận và bắt Nga chạy đua vũ trang thì rồi nội bộ Nga sẽ mâu thuẫn và Nga cũng sẽ tự sụp đổ, trong khi phương Tây sẽ lại tuyên bố vô trách nhiệm. Putin và nhân dân Nga tin và làm theo phân tích của các chuyên gia phương Tây và của các bạn thì quá ngây thơ, ngày tan rã đất nước sẽ đến rất nhanh.
Hiện nay Nga đang nắm thế chủ động và có quyền quyết định khi nào thì ra tay trong cuộc đối đầu Nga - NATO, và thế giới buộc phải chờ xem Putin và Nga quyết định cái gì. Vấn đề là những kẻ hoàn toàn nghe theo phương Tây như Ukraine sẽ vô cùng thiệt hại. Putin và Nga có thể phớt lờ thế giới trong bao lâu tùy thích, có thể sáu ngày, sáu tuần, sáu tháng, thậm chí sáu năm..., trong lúc chờ đợi như vậy Putin và Nga không nhất thiết phải làm bất cứ điều gì ngoài phát triển đất nước và tăng cường khả năng phòng thủ.
Trong khi đó Ukraine luôn ở thế bị động, luôn bị căng thẳng, và cuối cùng sẽ mất đi năng lực của mình. Không ai có thể chịu đựng được sự lo lắng, căng thẳng kéo dài triền miên qua các năm tháng như vậy. Đến khi Ukraine hoàn toàn sụp đổ cả về kinh tế lẫn ý chí thì sẽ là thời cơ hoàn hảo để Putin và Nga phát động tấn công tiêu diệt những gì có thể dùng để phục vụ phương Tây chống Nga.
Putin và Nga không cần quan tâm đến phản ứng của phương Tây vì họ hiểu quá rõ trong bất kỳ trường hợp nào, phương Tây bao giờ cũng tìm cách chống Nga. Phương Tây khao khát nước Nga hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, bỏ qua cả nguy cơ trỗi dậy của Trung Quốc, chỉ vì không ở đâu giầu tài nguyên như ở Nga. Chính vì vậy mà mồm nói không bao giờ muốn chiếm 1 cm2 đất của Nga, nhưng phương Tây liên tiếp mở rộng sang phía Đông để đón thời cơ tiêu diệt Nga.
Nga đã có kinh nghiệm xương máu ở rất nhiều nơi. Khi Nga tham chiến ở Syria vào mùa hè năm 2015, động thái này đã khiến Mỹ và liên minh chấn động. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó cảnh báo Syria sẽ trở thành một "vũng lầy" đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Nhưng đến nay thì sao? Dưới đây là thông tin từ một số báo quốc tế.
Nga đã có kinh nghiệm xương máu ở rất nhiều nơi. Khi Nga tham chiến ở Syria vào mùa hè năm 2015, động thái này đã khiến Mỹ và liên minh chấn động. Vì thất vọng, Tổng thống Barack Obama khi đó cảnh báo Syria sẽ trở thành một "vũng lầy" đối với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Nhưng đến nay thì sao? Dưới đây là thông tin từ một số báo quốc tế.
2) Thực tế từ Syria đến Ukraine
Theo tạp chí Foreign Affairs, thực tế, Syria không phải là vũng lầy đối với Putin. Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến, cứu Tổng thống Syria Bashar al-Assad khỏi nguy cơ bị lật đổ, và sau đó biến lực lượng quân sự thành đòn bẩy ngoại giao.
Moscow đã tích lũy được ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực, từ Israel đến Libya, và có được một đối tác trung thành là Syria trong việc phát huy sức mạnh của Nga.
Ở Syria, điều mà chính quyền ông Obama lúc đó không lường trước được là khả năng Nga sẽ thành công.
Vào mùa đông năm 2021-2022, Mỹ và châu Âu lại một lần nữa dự tính về một cuộc can thiệp quân sự lớn của Nga, lần này là ở chính một quốc gia châu Âu.
Và một lần nữa, Mỹ và phương Tây cảnh báo về những hậu quả thảm khốc đối với "kẻ gây hấn". Vào ngày 11/2, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu James Cleverly dự đoán, một cuộc chiến tranh rộng hơn ở Ukraine "sẽ là một vũng lầy" đối với Nga.
Trong một phân tích chi phí-lợi ích hợp lý, phương Tây cho rằng, Nga sẽ phải trả giá rất lớn khi mở cuộc chiến toàn diện ở Ukraine và sẽ kéo theo một cuộc đổ máu nghiêm trọng.
Mỹ ước tính sẽ khiến ít nhất 50.000 người dân thường thương vong. Cùng với việc gây yếu sự ủng hộ đối với ông Putin trong giới tinh hoa Nga, những người sẽ phải hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do những căng thẳng tiếp theo với châu Âu, một cuộc chiến có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế Nga và khiến người dân tổn thất nặng nề.
Cũng theo phương Tây, cuộc chiến này có thể đưa quân đội NATO đến gần biên giới của Nga hơn, khiến Moscow phải chiến đấu với sự kháng cự của người Ukraine trong nhiều năm tới.
Theo quan điểm này, Nga sẽ bị mắc kẹt trong một thảm họa do chính họ tạo ra.
Nếu Nga giành được quyền kiểm soát Ukraine hoặc cố gắng gây bất ổn trên quy mô lớn, một kỷ nguyên mới cho Mỹ và cho châu Âu sẽ bắt đầu.
Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu sẽ phải đối mặt với thách thức kép trong việc suy xét lại vấn đề an ninh châu Âu và không bị lôi kéo vào một cuộc chiến lớn hơn với Nga. Tất cả các bên sẽ phải xem xét tiềm năng của các đối thủ được trang bị vũ khí hạt nhân trong cuộc đối đầu trực tiếp.
3) Nga có nhiều cách để thắng
Đối với Nga, chiến thắng ở Ukraine có thể theo nhiều hình thức khác nhau.
Như ở Syria, chiến thắng không nhất thiết phải dẫn đến một cuộc dàn xếp bền vững. Nó có thể liên quan đến việc thành lập một chính phủ thân Nga ở Kiev hoặc phân vùng của đất nước.
Ngoài ra, thất bại của quân đội Ukraine và đàm phán về việc đầu hàng có thể biến Ukraine thành một quốc gia thất bại.
Nga cũng có thể sử dụng các cuộc tấn công mạng tàn khốc và các công cụ thông tin sai lệch, được hỗ trợ bởi những cảnh báo dùng vũ lực để làm tê liệt Ukraine và thay đổi chế độ.
Dù kịch bản như thế nào, Ukraine sẽ bị tách rời khỏi phương Tây một cách hiệu quả.
Nếu Nga đạt được các mục tiêu chính trị của mình ở Ukraine bằng các biện pháp quân sự, thì châu Âu sẽ không còn như thời trước chiến tranh.
Không chỉ "lật đổ" vị thế số 1 của Mỹ ở châu Âu, kết cục này cũng đồng nghĩa với việc Liên minh châu Âu (EU) hoặc NATO không đủ năng lực có thể đảm bảo hòa bình trên lục địa này.
Thay vào đó, châu Âu sẽ phải xem xét lại mọi mặt để bảo vệ các thành viên cốt lõi của EU và NATO. Đây có thể không nhất thiết là một quyết định mang tính "kết liễu" các chính sách mở rộng hoặc liên kết nhưng nó sẽ là chính sách trên thực tế.
Dưới sự "bao vây" của Nga, EU và NATO sẽ không còn đủ năng lực để đưa ra các chính sách đầy tham vọng vượt ra ngoài biên giới của chính họ.
Mỹ và châu Âu cũng sẽ ở trong tình trạng chiến tranh kinh tế thường trực với Nga. Phương Tây sẽ tìm cách thực thi các biện pháp trừng phạt sâu rộng, mà Moscow có khả năng sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ khác để đáp trả.
Trung Quốc có thể đứng về phía Nga trong cuộc chiến "ăn miếng trả miếng" này. Khi đó sẽ là thảm họa với phương Tây.
Trong khi đó, vấn đề chính trị ở trong nước của các nước châu Âu sẽ giống như một trò chơi vĩ đại của thế kỷ XXI, trong đó Nga sẽ theo sát mọi động thái của châu Âu, nhất là trong cam kết với NATO và mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Nga có quân đội thông thường lớn nhất châu Âu. Chính sách quốc phòng của EU - trái ngược với NATO - còn lâu mới có thể cung cấp an ninh cho các thành viên của mình.
Do đó, việc bảo đảm an ninh quân sự, đặc biệt là dành cho các thành viên phía đông của EU, sẽ là chìa khóa quan trọng đối với liên minh này.
Đối phó với một nước Nga theo chủ nghĩa ôn hòa bằng các biện pháp trừng phạt và tuyên bố khoa trương về một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ sẽ là không đủ.
Nếu Nga giành thắng trong cuộc chiến ở Ukraine, vị thế của Đức ở châu Âu sẽ bị thách thức nghiêm trọng. Đức là một cường quốc quân sự nhưng sau thời hậu Thế chiến II là từ chối chiến tranh.
Vòng vây bạn bè bao quanh nước Đức, đặc biệt là ở phía đông với Ba Lan và các nước Baltic, có nguy cơ bị mất ổn định. Pháp và Anh sẽ đảm nhận các vai trò hàng đầu trong các vấn đề châu Âu nhờ có quân đội tương đối mạnh và truyền thống can thiệp quân sự lâu đời.
Tuy nhiên, nhân tố quan trọng ở châu Âu sẽ vẫn là Mỹ. NATO sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ cũng như các ở phía đông châu Âu.
Ukraine sẽ rơi vào tình trạng khó khăn lớn, trong đó có nguy cơ bùng nổ khủng hoảng người tị nạn và những cuộc xung đột nhỏ lẻ.
4) Bùng nổ cuộc chiến kinh tế?
Căng thẳng quân sự giữa Nga và châu Âu có thể giảm nhưng cuộc chiến về kinh tế sẽ tăng.
Với một Moscow hiện đang đối đầu lâu dài với phương Tây, Bắc Kinh có thể đóng vai trò là hậu thuẫn kinh tế của Nga và là đối tác chống lại quyền bá chủ của Mỹ.
Nhưng không có gì đảm bảo rằng, căng thẳng leo thang ở Ukraine sẽ có lợi cho mối quan hệ Trung-Nga.
Tham vọng trở thành trung tâm của nền kinh tế Á-Âu của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng do chiến tranh ở châu Âu, vì những bất ổn tàn khốc khác. Sự khó chịu của Trung Quốc với Nga sẽ không thể giúp cả hai có mối quan hệ hợp tác tốt hơn nhưng có thể giúp bắt đầu các cuộc đối thoại mới.
Cú sốc trước một động thái quân sự lớn của Nga cũng sẽ làm dấy lên câu hỏi ở Ankara. Tổng thống Recep Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đã thích thú với trò chơi của Chiến tranh Lạnh là "hạ gục các siêu cường".
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ thực chất với Ukraine. Là một thành viên NATO, họ sẽ không được hưởng lợi từ việc quân sự hóa Biển Đen và đông Địa Trung Hải.
Các hành động của Nga có thể đẩy Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại với Mỹ. Điều này sẽ tốt cho NATO và cũng sẽ mở ra khả năng lớn hơn cho quan hệ đối tác Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông. Thay vì gây phiền toái, Ankara có thể trở thành đồng minh với Washington.
Một hậu quả cay đắng hơn của một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn ở Ukraine là Nga và Mỹ giờ đây sẽ đối đầu với nhau như kẻ thù ở châu Âu. Tuy nhiên, họ sẽ là những kẻ thù không thể có những hành động thù địch vượt quá ngưỡng nhất định.
Dù thế giới quan khác nhau, dù đối lập nhau về mặt ý thức hệ, hai cường quốc hạt nhân quan trọng nhất thế giới sẽ phải kiềm chế sự phẫn nộ của mình.
Điều này sẽ dẫn đến một hành động tung hứng cực kỳ phức tạp: Một tình trạng chiến tranh kinh tế và địa chính trị bùng nổ trên khắp lục địa Châu Âu, nhưng không có khả năng leo thang dẫn đến chiến tranh quân sự toàn diện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét