Qua mấy đời thủ tướng ai cũng thấy sự vận hành của hệ thống quản lý nhà nước của ta có tính đặc trưng là đùn đẩy trách nhiệm lên người đứng đầu và người đứng đầu cũng thích điều đó dù không nói ra. Bất cứ cái gì cũng xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và cái gì Thủ tướng cũng thích cho ý kiến chỉ đạo. Có những việc cỏn con lẽ ra cấp phường phải làm, nhưng không làm (vụ quán cà phê Xin Chào là một ví dụ) để báo chí phải lên tiếng và Thủ tướng phải vào cuộc chỉ đạo. Ngược lại những việc hàng ngày, thường xuyên của cấp dưới như phòng chống lũ lụt mỗi khi báo sắp về Thủ tướng cũng phải ra công điện khẩn, hay hội nghị lớn nhỏ nào Thủ tướng cũng muốn đến phát biểu chỉ đạo... Bản chất ở đây là muốn độc quyền lãnh đạo, là thiếu dân chủ, dẫn đến tâm lý mọi việc đã có cấp trên lo. Cấp trên thích chỉ đạo, hướng dẫn; cấp dưới thích vâng lời hơn là phát huy năng lực và phẩm chất của mình để chủ động, sáng tạo làm việc. Đây rõ ràng là lỗi hệ thống, lỗi trong thiết kế, phân quyền trong bộ máy nhà nước. Hậu quả là chính ông Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính lại là nạn nhân của chính cái thể chế do ông góp phần xây dựng và vận hành nó. Nhìn ông ướt áo thấy thương, nhưng nếu ông không thiết kế lại thể chế, thì ông có ướt cả quần mọi việc vẫn cứ rối tính rối mù như mấy tháng qua, và 5 năm tới là những năm lao động khổ sai của ông. Ai bảo làm Thủ tướng như ông là sướng ?
Thủ tướng đang phải trả giá
FB Trần Quang Vũ - Ông trả giá cho ai? Trả cho chính hệ thống mà ta gọi là quản lý hành chính nhà nước. Đã nói thì phải có chứng. Dẫn ra vài trong vô cùng nhiều chứng.1. Tròn 4 tháng dịch bùng phát, các bộ, ngành thuộc chính phủ, các địa phương cấp dưới của chính phủ không kìm chế được dịch. Ông phải trực tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia. Ông phải trực tiếp đến từng điểm trong trung tâm dịch Sài Gòn. Ông chứng kiến đường dây nóng gọi cấp cứu mà nó nguội.
Cái mà một anh chủ tịch phường chứ không phải quận và thành phố phải nghĩ ra, phải làm, nhưng họ để ông phải nghĩ và chỉ đạo: lập 3 đường dây nóng. Đói thì gọi ai, bệnh thì gọi ai, bị tấn công thì gọi ai. Các số điện thoại ấy phải in vào giấy dán ở từng khu phố.
Xin nhấn mạnh rằng, cái mà ông phải nghĩ thay cấp dưới sau 4 tháng dịch như giặc. Xin nhấn thêm cái thứ hai, thiếu mấy cái số ấy, số người chết oan không thể thống kê hết. Nhấn thêm cái thứ ba, không có cột điện nào ở Mỹ chạy về Việt Nam mà chỉ tầng tầng, lớp lớp dân chúng phải bỏ chạy khỏi Sài Gòn bằng cả... chân đất.
2. Nhận chức Thủ tướng Chính phủ, ông thay đổi quan điểm chống dịch có hai điểm cơ bản: chủ động tấn công Covid và mục tiêu kép. Quan điểm của ông chỉ là mới so với Việt Nam trong hơn một năm thúc thủ, chứ thế giới thì đã và đang vươn tới. Chủ động đón nó, tiêu diệt nó, loài người chưa có gì khác ngoài tạo miễn dịch cộng đồng.
Vào lúc, ông đưa ra quan điểm ấy, tỉ lệ người tiêm vaccin của Việt Nam là 1,11% dân số và vaccin sẵn sàng bằng 0. Bộ Y tế phát biểu công khai (thật giống như đùa) rằng, đã thỏa thuận được 170 triệu liều, nhưng chưa biết bao giờ họ cấp, có lô vaccin đang về Việt Nam thì bẻ ghi đi nước khác vì ta chống dịch tốt.
Cứ theo Bộ này thì chống dịch Covid bằng niềm tin. Với cái Bộ mà, tiêu tiền phun khử khuẩn thả ga, khi cạn kho thì bảo phun không tác dụng; sẵn sàng nhập chất cấm salbutamol thả cửa, cho nhập thuốc ung thư giả... thì họ còn nhiều tính toán: cho các công ty nhập thuốc, cho tiêm dịch vụ (đã có nơi thông báo 1,5 triệu /liều, rất cao so với giá gốc) và từ những tính toán đó làm cho tỉ lệ tử vong/F0 ở Việt Nam rất cao. Những mạng người không đáng phải chết do thiếu điều kiện cấp cứu, không tiếp cận được với dịch vụ y tế và do chưa kịp tiêm vaccin phải quy vào tội ác của Bộ này.
Cuối cùng, ông phải đưa ra quyết định dứt khoát là tất thảy công dân Việt Nam tiêm vaccin bằng tiền nhà nước (ngân sách và quyên góp). Và cũng chính ông phải điện đàm với các chính phủ, các hãng thuốc để thương thảo vaccin.
Và, đương nhiên chỉ khi nào có miễn dịch cộng đồng thì khi đó mới có thể mục tiêu kép.
3. Một việc nữa cũng cần kể ra đó là chính phủ phải cân đối trả nợ, các kho tiền kết dư hàng chục nghìn tỉ: quỹ công đoàn, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp đang bị các ông chủ giữ bo bo thì chính ông, Thủ tướng Chính phủ (chứ không phải Mặt trận Tổ quốc hoặc một ai đó có uy tín trong hệ thống chính trị) phải đứng ra kêu gọi tài trợ xây dựng quỹ vaccin.
Cái giá, ông phải trả cho hệ thống quản lý hành chính nhà nước ông mới tiếp quản là quá cao, với tư cách Thủ tướng Chính phủ và sinh mệnh cá nhân ông Phạm Minh Chính.
Cần phải thay đổi tức thì, ngay trong lúc đang chống dịch. Nếu không thay đổi thì mọi chương trình, dự kiến có tầm chiến lược cũng trở thành vô ích vì ông sẽ bị cuốn vào các công việc tình huống và sự vụ.
TRẦNQUANG VŨ 29.08.2021
Thu tuong la vua con thi no thich doc tai ---de hieu a .
Trả lờiXóa