Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Các phường nói về việc bị 'bom hàng' khi đi chợ hộ

Có thật là bom hàng ? Fb Nguyên Huynh Công Danh viết: "Đăng lên đây để dân được biết, mình mua hàng canh vào số tiền mình có để chi trả, dự kiến em mua hàng chỉ 530 nghìn thôi, đăng ký vào Bách hoá xanh, Bách hoá xanh soạn cái đơn gần 1,400 triệu, giao tới giờ sao, chẳng lẽ không nhận, cái cần mua thì không có, cái không cần thì giao cả mấy kg, số điện thoại mình cho thì ghi sai, không liên hệ được lại nhờ văn phòng khu phố rồi lèm bèm, không nhận lại bảo bom đơn không biết điều.... Viết lên đây để dân đen biết rút kinh nghiệm cho đỡ mang tiếng không biết đều....". Tôi biết người dân Sài Gòn rất thật thà, trung thực và thương người nên không có chuyện họ bỏ bom hàng làm khổ bộ đội đâu. Nếu họ bỏ thì chắc chắn có nguyên nhân rất chính đáng nào đó; trong kinh tế thị trường không thể ép buộc họ nhận hàng sai và kém chất lượng so với yêu cầu của họ...
Có thể là hình ảnh về văn bản
Các phường nói về việc bị 'bom hàng' khi đi chợ hộ
NGUYỄN HIỀN 28/8/2021 - (PLO)- 
Vừa qua, có thông tin cán bộ phường bị người dân “bom hàng" khi được đi chợ hộ. Một số lãnh đạo xã, phường tại TP.HCM cho biết sau một tuần thực hiện siết giãn cách, người dân rất cần được đi chợ hộ nên khó có chuyện "bom hàng". Nếu nơi nào có tình trạng này thì có thể do từ sự nhầm lẫn nào đó.

Cán bộ Hội LHPN các cấp quận 3 đi 
chợ giúp dân. Ảnh: Hội LHPN quận 3
Trao đổi với PLO, ông Phan Thanh Hòa, Chủ tịch UBND phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, cho biết những ngày đầu phường thực hiện việc đi chợ hộ cho người dân, cán bộ phường bị người đặt “bom” hàng với nhiều lý do khác nhau. Có trường hợp khi cán bộ phường gọi nhiều lần để giao hàng thì người đặt không bắt máy, có trường hợp từ chối nhận hàng vì chỉ đặt thử, có trường hợp thì bảo giao nhầm địa chỉ (có thể do ghi sai số địa chỉ trên app)… Đối với những hàng bị “bom”, cán bộ phường đã trả lại cho siêu thị hoặc dùng để nấu ăn cho lượng lực trực chốt tại phường.

“Ngay từ đầu TP siết giãn cách phường đã triển khai chương trình đi chợ hộ cho người dân. Theo đó, người dân trên địa bàn phường sẽ đặt hàng bằng hai cách. Cách thứ nhất là đăng ký trên app theo đường link https://forms.gle/7Qt36jwPmBQqwjAr7. Cách thứ hai là hàng ngày từ 6 giờ đến 12 giờ, các tổ trưởng sẽ nhận đơn hàng từ người dân và chuyển về cho cán bộ phường để lên danh sách đi chợ.

Việc đăng ký mua hàng thì người dân sẽ mua theo combo của siêu thị, mỗi hộ dân chỉ được hỗ trợ mua một tuần/lần. Qua kiểm tra, phường nhận định các trường hợp “bom” hàng chủ yếu là người đặt trên app.

Để khắc phục tình trạng này, trước khi nhận đơn, cán bộ phường sẽ xác minh thông tin cho chính xác, sau đó mới đặt hàng từ siêu thị”- ông Hòa cho biết thêm.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi thì ở một số phường khác không xảy ra tình trạng này. Nhiều cán bộ phường đều cho rằng rất khó có chuyện "boom hàng" bởi người dân đang rất cần mua thực phẩm để dùng.

Nói về chuyện đi chợ hộ cho người dân trong những ngày qua, ông Võ Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh cho biết hiện xã có kết hợp với một số siêu thị để cung cấp lương thực, các mặt hàng thiết yếu cho người dân. Theo đó, siêu thị sẽ đưa ra danh sách những combo bán cho người dân.

Tổ trưởng và một số người trong ấp có nhiệm vụ xuống phát phiếu cho từng hộ dân. Hộ dân, đăng ký số lượng cần mua, đưa tiền cho tổ trưởng và người được phân công. Các thành viên trong tổ sẽ ghi danh sách và ghi số tiền người dân đã cho ứng trước thật kỹ để tránh sai sót. Sau đó, những người ngày sẽ chuyển đơn, tiền nhận trước của người dân cho cán bộ xã để cán bộ xã đặt hàng qua siêu thị. Hàng đặt sẽ có sau một hoặc hai ngày.

Khi nhận hàng từ siêu thị, cán bộ xã giao hàng lại cho tổ trưởng và các thành viên trong ấp đi phát cho người dân. Sau một tuần thực hiện đi chợ hộ cho người dân, xã này chưa ghi nhận trường hợp nào "bom hàng".

“Tôi nghĩ cũng khó có chuyện "bom hàng" bởi hiện người dân đang rất cần thực phẩm để dùng và họ đều biết trân trọng những người mua hàng giúp mình. Hơn nữa, khi đặt hàng, người dân sẽ phải đưa tiền trước cho người mua hộ nên cũng không thể xảy ra tình trạng đặt hàng rồi mà không nhận”- ông Thắng chia sẻ.


Phụ nữ quận 10 đang chia thực phẩm theo đơn hàng của người dân. Ảnh: Hội LHPN quận 10

Tại phường 27, quận Bình Thạnh, khi người dân đặt hàng, các cán bộ tự bỏ tiền ra mua hàng trước rồi thu tiền lại từ người dân sau khi giao hàng. Việc đi chợ hộ đang được thực hiện cuốn chiếu, nghĩa là cán bộ phường sẽ đi chợ theo từng tổ. Một ngày tổ đi chợ hộ của phường nhận khoảng 400 đơn hàng của người dân đặt.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, Chủ tịch phường 27, quận Bình Thạnh, cho biết hiện nay lượng đơn hàng ở phường ngày một tăng do sau một tuần giãn cách, khi mà người dân đã sử dụng hết lương thực dự trữ trước đó.

Sau khi nhận đơn của người dân, cán bộ phường đến siêu thị mua. Phường sẽ chi tiền mua hàng trước và thu lại từ người dân khi người dân nhận hàng.

“Tuy phường chi trước tiền mua hàng rồi lấy lại từ người dân sau đó, nhưng đến nay phường vẫn chưa gặp tình trạng người dân đặt hàng mà không lấy. Do lực lượng của phường còn ít nên việc đi chợ hộ cho dân phải thực hiện từng khu vực. Thực tế hiện nay người dân đang rất cần được đi chợ hộ nên khi đã có hàng thì họ nhận ngay, rất khó có chuyện bom hàng”- ông Minh cho biết thêm.

Trao đổi với chúng tôi, một số lãnh đạo các phường khác cũng có nhận định tương tự. Có vị cho rằng khó có chuyện người dân "bom hàng". Nếu nơi nào có tình trạng này thì có thể do sự nhầm lẫn nào đó.

https://plo.vn/ban-doc/cac-phuong-noi-ve-viec-bi-bom-hang-khi-di-cho-ho-1011562.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét