Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

Tiếp viên chào khi bạn lên phi cơ vì mục đích gì ?

Mình cứ đinh ninh tiếp viên hàng không tươi cười chào và thăm hỏi mình mỗi khi mình vào khoang máy bay là họ thân thiện và tốt bụng. Bây giờ đọc bài này làm mình thất vọng quá. Từ đây suy diễn ra, các nhân viên bảo vệ ở trụ sở các cơ quan đảng, nhà nước, doanh nghiệp hay cả nhân viên xe buýt Vinbus tươi cười chào mình có khi cũng là để kiểm tra xem mình có say hay có bịnh hoạn gì không, có đáng được cho vào cơ quan đó hay vào xe buýt không. Chẳng lẽ lòng tin và tình thương đồng loại của con người đã hết rồi sao ? Chẳng lẽ nguyên lý sống "hoài nghi tất cả" đã thống trị toàn xã hội mọi nơi, mọi lúc rồi sao ? Chưa bao giờ con người sống trong xã hội điên rồ như hiện nay: Vừa sung túc và giầu có, vừa mất hết lòng tin vào nhau và sẵn sàng phát động thế chiến thứ 3 để tự hủy diệt loài người. 
Tiếp viên chào khi bạn lên phi cơ vì mục đích gì ?
Lời chào của các tiếp viên hàng không khi hành khách lên máy bay không chỉ để đón tiếp, mà còn có một mục đích khác.

Một tin nhắn đang lan truyền được chia sẻ bởi người dùng TikTok – Miva (@mrsmiva) – một tiếp viên hàng không, theo các video được đăng trên trang cá nhân của cô, cho biết: “Bạn có biết rằng tiếp viên hàng không chào đón bạn không chỉ vì lịch sự, mà còn để kiểm tra xem bạn có quá say hay có bịnh hoạn gì không, có đủ khỏe để bay hay không?”

Chú thích được chia sẻ kèm theo video, nhận được 12.3 triệu lượt xem kể từ khi được đăng vào ngày 23 Tháng Ba.

Josephine Remo Finderup, một blogger du lịch từng là tiếp viên hàng không cho SAS (Scandinavian Airlines) trong vài năm, theo hồ sơ LinkedIn của cô, nói với Newsweek: “Đúng, tiếp viên hàng không được đào tạo để xác định các dấu hiệu cho thấy hành khách không thích hợp để bay. Các dấu hiệu như đi đứng không vững vàng, nói lắp và không muốn giao tiếp bằng mắt.”

Dan Bubb, giáo sư tại University of Nevada, Las Vegas, đồng thời là nhà sử học và cựu phi công của một hãng hàng không, nói với Newsweek, rằng “trách nhiệm của nhân viên ở phi cảng là ngăn chặn, không cho hành khách say rượu lên máy bay.

Phi cơ của hãng Vietnam Airlines – (minh họa: Unsplash)

Tiếp viên hàng không được đào tạo về cách nhận biết hành khách đã uống quá nhiều. Một số dấu hiệu phổ biến là nói ngọng, có hành vi bất thường và đứng không vững.

Về việc sàng lọc những hành khách có thể giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp, theo Remo Finderup, điều này dựa trên cảm nhận cá nhân về tính cách và sức mạnh cơ thể của một người. Họ đang tìm một người mà bạn tin tưởng sẽ giữ bình tĩnh trong trường hợp khẩn cấp và làm theo hướng dẫn. Ngoài ra, họ kiếm một người có thể chất cường tráng, có khả năng ngăn chặn những hành khách khác trong trường hợp cần thiết.

Nghề tiếp viên hàng không được xếp hạng thứ 48 trong danh sách “100 Công Việc Tốt Nhất” hàng năm của U.S. News & World Report.

Công việc này cũng đứng thứ ba trong số những công việc được trả lương cao nhất mà không cần bằng cấp và thứ năm trong số những công việc phục vụ dân sự tốt nhất và những công việc tốt nhất mà không cần bằng đại học.

Theo Cục Thống Kê Lao Động Hoa Kỳ, tỷ lệ người được tuyển làm tiếp viên hàng không dự đoán sẽ tăng 11% từ năm 2022 đến năm 2032, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề.

Trung bình mỗi năm có khoảng 16,600 cơ hội tuyển dụng làm nghề tiếp viên hàng không được dự kiến trong thập niên. Nhiều cơ hội trong số đó được dự đoán là do nhu cầu thay thế những người lao động chuyển sang các ngành nghề khác hoặc rời khỏi lực lượng lao động, chẳng hạn như nghỉ hưu.

https://saigonnhonews.com/doi-song/tiep-vien-chao-khi-ban-len-phi-co-co-muc-dich-ca-day/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét