Lãi suất Mỹ tiếp tục cao trong khi Tỷ giá USD/VND lập đỉnh mới.
Chủ tịch Cục dự trữ liên bang (Fed) Jerome Powell tuyên bố lãi suất đồng USD cần duy trì ở mức cao trong thời gian lâu hơn nữa do lạm phát còn cao. Ở VN, hôm nay, ngày 17/4/2024, tỷ giá USD/VND đã lập kỷ lục chưa từng có. Trong một ngày, đồng VND mất giá 1,1%; VND giao dịch trên thị trường tự do ở mức 25.300 VND đổi lấy mỗi USD. Trong 12 tháng qua, tiền đồng đã mất giá 7,69% so với USD.Ngày 17/4/2024, tiền VND mất giá thêm 1,1% so với USD, chỉ số DXY tăng thêm 0,38% sau tuyên bố của Chủ tịch Fed về việc lãi suất đồng USD cần duy trì mức cao trong thời gian lâu hơn (Nguồn: Trading Economics)
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cho biết dữ liệu vĩ mô về lạm phát chưa tích cực là căn cứ để Fed chưa thể bắt đầu chu kỳ giảm lãi suất đồng USD. Fed cần thêm nhiều thời gian hơn trước khi hạ lãi suất; Fed cần chắc chắn rằng lạm phát đồng USD đã về mức mục tiêu 2% trước khi bắt đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ kế tiếp.
“Dữ liệu gần đây rõ ràng không mang lại cho chúng tôi sự tự tin cao hơn mà thay vào đó cho thấy rằng có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến để đạt được sự tự tin đó”, ông Powell nói trong một sự kiện do Trung tâm Wilson tài trợ. Ông Powell cũng không cho biết cụ thể khi nào thì việc giảm lãi suất có thể bắt đầu.
Theo công cụ CME FedWatch, các thị trường tài chính trước kia dự báo động thái cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6. Tuy nhiên, sau khi số liệu lạm phát nóng lên được công bố, thị trường kỳ vọng rằng đợt giảm lãi suất đầu tiên có thể diễn ra vào tháng 9/2024.
Dữ liệu lạm phát, so sánh cùng kỳ, được đo bằng chỉ tiêu giá cả tiêu dùng cá nhân, ước tính tăng ở mức 2,8% trong tháng 3/2024, hầu như không thay đổi so với tháng 2/2024. Trong khi đó lạm phát chung và lạm phát lõi tiếp tục gia tăng.
Chủ tịch Fed cho biết nếu lạm phát cao hơn vẫn tiếp diễn, Fed có thể duy trì mức lãi suất hiện tại, trong khoảng 5,25% -5,5% “trong thời gian cần thiết”. Tuy nhiên, ông Powell cũng nói thêm rằng Fed có khả năng cắt giảm lãi suất nếu thị trường lao động bất ngờ suy yếu.
Ông nói: “Dù điều gì có thể xảy ra, chúng tôi [Fed] vẫn cam kết mạnh mẽ đưa lạm phát trở lại mức 2% một cách bền vững theo thời gian”.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 4,678% trong phiên giao dịch hôm thứ Ba. Con số này tăng so với mức 4,35% trước khi công bố dữ liệu CPI tháng 3 vào tuần trước.
Ngược lại chiều chính sách của Fed, lãi suất huy động của Việt Nam đang ở mức thực âm (bình quân 3,8- 3,9%/năm, thấp hơn mức lạm phát kỳ vọng 12 tháng tới là 5%) đang thúc đẩy dòng tiền rời khỏi ngân hàng thương mại, trú ẩn ở USD (trên thị trường tự do) và vàng. Điều này thúc đẩy tiền đồng mất giá mạnh hơn, cùng làm gia tăng rủi ro thanh khoản cho khu vực ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
Hôm nay, ngày 17/4/2024, tỷ giá USD/VND đã lập kỷ lục chưa từng có. Trong một ngày, đồng VND mất giá 1,1%; VND giao dịch trên thị trường tự do ở mức 25.300 VND đổi lấy mỗi USD. Trong 12 tháng qua, tiền đồng đã mất giá 7,69% so với USD. Chênh lệch lãi suất đồng USD và VND ngày một lớn thúc đẩy dòng vốn đảo chiều khỏi biên giới quốc gia.
“Dữ liệu gần đây rõ ràng không mang lại cho chúng tôi sự tự tin cao hơn mà thay vào đó cho thấy rằng có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến để đạt được sự tự tin đó”, ông Powell nói trong một sự kiện do Trung tâm Wilson tài trợ. Ông Powell cũng không cho biết cụ thể khi nào thì việc giảm lãi suất có thể bắt đầu.
Theo công cụ CME FedWatch, các thị trường tài chính trước kia dự báo động thái cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6. Tuy nhiên, sau khi số liệu lạm phát nóng lên được công bố, thị trường kỳ vọng rằng đợt giảm lãi suất đầu tiên có thể diễn ra vào tháng 9/2024.
Dữ liệu lạm phát, so sánh cùng kỳ, được đo bằng chỉ tiêu giá cả tiêu dùng cá nhân, ước tính tăng ở mức 2,8% trong tháng 3/2024, hầu như không thay đổi so với tháng 2/2024. Trong khi đó lạm phát chung và lạm phát lõi tiếp tục gia tăng.
Chủ tịch Fed cho biết nếu lạm phát cao hơn vẫn tiếp diễn, Fed có thể duy trì mức lãi suất hiện tại, trong khoảng 5,25% -5,5% “trong thời gian cần thiết”. Tuy nhiên, ông Powell cũng nói thêm rằng Fed có khả năng cắt giảm lãi suất nếu thị trường lao động bất ngờ suy yếu.
Ông nói: “Dù điều gì có thể xảy ra, chúng tôi [Fed] vẫn cam kết mạnh mẽ đưa lạm phát trở lại mức 2% một cách bền vững theo thời gian”.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 4,678% trong phiên giao dịch hôm thứ Ba. Con số này tăng so với mức 4,35% trước khi công bố dữ liệu CPI tháng 3 vào tuần trước.
Ngược lại chiều chính sách của Fed, lãi suất huy động của Việt Nam đang ở mức thực âm (bình quân 3,8- 3,9%/năm, thấp hơn mức lạm phát kỳ vọng 12 tháng tới là 5%) đang thúc đẩy dòng tiền rời khỏi ngân hàng thương mại, trú ẩn ở USD (trên thị trường tự do) và vàng. Điều này thúc đẩy tiền đồng mất giá mạnh hơn, cùng làm gia tăng rủi ro thanh khoản cho khu vực ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
Hôm nay, ngày 17/4/2024, tỷ giá USD/VND đã lập kỷ lục chưa từng có. Trong một ngày, đồng VND mất giá 1,1%; VND giao dịch trên thị trường tự do ở mức 25.300 VND đổi lấy mỗi USD. Trong 12 tháng qua, tiền đồng đã mất giá 7,69% so với USD. Chênh lệch lãi suất đồng USD và VND ngày một lớn thúc đẩy dòng vốn đảo chiều khỏi biên giới quốc gia.
Số liệu trên cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho thấy ngoại tệ rời khỏi biên giới quốc gia cao bất thường trong hai năm qua, có thể do tìm trú ẩn ở USD và buôn lậu vàng (Nguồn: tính toán từ nguồn dữ liệu BOP công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Tổng hợp số liệu trên bảng Cán cân thanh toán quốc tế từ năm 2013 - 2023, công bố bởi SBV, cho thấy dòng vốn ngoại đã lặng lẽ rời khỏi Việt Nam ở mức cao chưa từng có, gấp 4-5 lần (thậm chí nhiều hơn ở một số thời điểm) số liệu bình quân của giai đoạn 9 năm trước đó. Bắt đầu từ quý 1 năm 2023 khi Việt Nam đảo chiều chính lãi suất (liên tiếp giảm lãi suất tái chiết khấu từ 6% xuống còn 4,5%/năm) khiến lãi suất huy động VND (cả lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa) nhanh chóng thấp hơn lãi suất chính sách (lãi suất danh nghĩa) của Fed.
Trong hai năm 2022 - 2023, khoản mục Lỗi và Sai sót ghi nhận dòng tiền USD rời khỏi quốc gia lên tới âm 50,21 tỷ USD, khoản mục Đầu tư khác (ròng) cũng âm tới 28,97 tỷ USD. Tức là, khoảng gần 80 tỷ USD rời khỏi Việt Nam trong 2 năm qua (bình quân mỗi năm 40 tỷ rời khỏi quốc gia qua con đường phi chính thức) bằng 80% dự trữ ngoại hối thời điểm cuối năm 2021. Bình quân Khoản mục Lỗi và Sai sót là âm 6,77 tỷ USD mỗi năm, bình quân Khoản mục Đầu tư ròng khác là âm 1,9 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2013-2021.
Tổng hợp số liệu trên bảng Cán cân thanh toán quốc tế từ năm 2013 - 2023, công bố bởi SBV, cho thấy dòng vốn ngoại đã lặng lẽ rời khỏi Việt Nam ở mức cao chưa từng có, gấp 4-5 lần (thậm chí nhiều hơn ở một số thời điểm) số liệu bình quân của giai đoạn 9 năm trước đó. Bắt đầu từ quý 1 năm 2023 khi Việt Nam đảo chiều chính lãi suất (liên tiếp giảm lãi suất tái chiết khấu từ 6% xuống còn 4,5%/năm) khiến lãi suất huy động VND (cả lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa) nhanh chóng thấp hơn lãi suất chính sách (lãi suất danh nghĩa) của Fed.
Trong hai năm 2022 - 2023, khoản mục Lỗi và Sai sót ghi nhận dòng tiền USD rời khỏi quốc gia lên tới âm 50,21 tỷ USD, khoản mục Đầu tư khác (ròng) cũng âm tới 28,97 tỷ USD. Tức là, khoảng gần 80 tỷ USD rời khỏi Việt Nam trong 2 năm qua (bình quân mỗi năm 40 tỷ rời khỏi quốc gia qua con đường phi chính thức) bằng 80% dự trữ ngoại hối thời điểm cuối năm 2021. Bình quân Khoản mục Lỗi và Sai sót là âm 6,77 tỷ USD mỗi năm, bình quân Khoản mục Đầu tư ròng khác là âm 1,9 tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2013-2021.
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét