Thứ Ba, 16 tháng 4, 2024

Các bên trong xung đột Israel - Iran đều không muốn nổ ra chiến tranh ?

Các bên trong xung đột Israel - Iran đều không muốn nổ ra chiến tranh ?
Ngay sau khi cuộc tập kích của Iran vào Israel nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo với Thủ tướng Benjamin Netanyahu rằng Washington sẽ không tham gia bất kỳ cuộc phản công nào chống lại Iran và cũng không ủng hộ điều này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng cho biết Mỹ đã phối hợp với các đồng minh trong khu vực để "tìm cách ngăn chặn leo thang xung đột". 

Israel không thể bỏ qua điều này vì không có sự trợ giúp đắc lực của Mỹ, Anh, Pháp và các đồng minh khác thì họ không thể chống đỡ hoàn toàn cuộc tấn công vừa rồi của Iran mặc dù cuộc tấn công ấy mới ở mức độ kiềm chế.

1. Iran tuyên bố sẽ phản đòn trong 'vài giây' nếu Israel trả đũa

Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani cho biết bất kỳ hành động nào của Israel chống lại lợi ích của Tehran sẽ phải nhận phản ứng nghiêm khắc chỉ trong 'vài giây'.

Ảnh: Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani (bên trái) trả lời phỏng vấn truyền hình nhà nước Iran. Ảnh cắt từ lip do Reuters phát

Sau cuộc tấn công ồ ạt chưa từng có của Iran bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo nhằm vào Israel, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi nhấn mạnh nước này sẽ đáp trả phù hợp.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin chính phủ Israel cho biết thêm vào hôm 15/4, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã triệu tập nội các chiến tranh lần thứ hai trong vòng chưa đầy 24 giờ để cân nhắc cách phản ứng trước cuộc tấn công trực tiếp lần đầu tiên từ lãnh thổ Iran vào Israel.

Về phần mình, phát biểu trên truyền hình nhà nước vào tối 15/4, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Bagheri Kani cho rằng nếu Israel chấp nhận câu trả lời mà họ nhận được tối 13/4 (cuộc tấn công của Iran), Tehran sẽ không hành động gì.

Tuy nhiên, theo ông Kani, vì bất kỳ lý do gì mà Israel thực hiện hành động, dù nhỏ, nhằm vào lãnh. thổ Iran, chống lại lại người dân Iran, chống lại lợi ích của Iran thì Israel sẽ sẽ phải đối mặt với một phản ứng quyết liệt và gay gắt.

Ông Kani nhấn mạnh: “Iran sẽ không phải mất 12 - 13 ngày mới đưa ra câu trả lời mà là trong vài giây".

Iran cáo buộc Israel không kích phá hủy tòa nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran tại thủ đô Damascus của Syria hôm 1/4, sát hại 7 sĩ quan Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, trong đó có hai chỉ huy cấp cao - hành động mà tới nay Tel Aviv không thừa nhận cũng không phủ nhận.

Để trả đũa, tối 13/4, Iran đã ồ ạt tấn công Israel bằng máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, phóng từ Iran cũng như căn cứ của Iran ở Iraq, Yemen và Liban.

Trong một video đăng trên tài khoản mạng xã hội X của Bộ Quốc phòng Israel sáng 16/4, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi cho biết trong cuộc tấn công tối 13/4, Iran đã phóng hơn 350 máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.

Tuy nhiên, theo thông tin từ phía Israel, với sự trợ giúp của Mỹ, Anh, Pháp và Jordan, Israel đã bắn hạ 99% trong số vũ khí đó.

Cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu của Iran tối 13/4 làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến công khai giữa nước này và Israel, sau đó diễn biến thành chiến tranh khu vực.

Cảnh giác trước những mối nguy hiểm, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Washington sẽ không tham gia vào bất kỳ hành động trả đũa nào của Israel nhằm vào Iran.

Một quan chức Nhà Trắng thuật lại với trang Axios rằng trong cuộc điện đàm với ông Netanyahu ngày 14/4, Tổng thống Biden nói rằng nỗ lực phòng thủ chung của Mỹ cùng các nước khác trong khu vực đã khiến cuộc tấn công của Iran gặp thất bại.

Ông Biden nhấn mạnh: "Các bạn đã có một chiến thắng. Hãy chấp nhận chiến thắng đó đi", đồng thời nói rõ rằng Mỹ sẽ không tham gia bất kỳ chiến dịch tấn công nào của Israel nhằm đáp trả Iran và cũng không ủng hộ việc đó.

Theo nguồn tin nêu trên, đáp lại, Thủ tướng Netanyahu nói ông hiểu điều này.

Sau đó vào hôm 15/4, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, ông John Kirby cũng tuyên bố trong một cuộc họp báo ngắn rằng Mỹ “không muốn chứng kiến một cuộc chiến tranh với Iran” cũng như “không muốn chứng kiến một cuộc xung đột khu vực”.

Trong quan điểm tương đồng với Washington, nhiều đồng minh, đối tác khác của Israel cũng lên tiếng kêu gọi Tel Aviv kiềm chế.

2. Iran lên kế hoạch tấn công Israel lần hai bằng vũ khí 'chưa từng được sử dụng'

Iran được cho là sẽ sử dụng các loại vũ khí 'chưa từng được sử dụng trước đây' để bắt đầu đợt tấn công thứ hai chống lại Israel.

Một quan chức Iran đã tiết lộ với Al Jazeera về kế hoạch tấn công Israel lần thứ hai sau cuộc tập kích hôm 13/4.

Ngay lập tức, cơ quan báo chí này đã đăng trên mạng xã hội X: "Khẩn cấp | Một quan chức Iran nói với Al Jazeera: Chúng tôi sẵn sàng cho phản ứng cấp độ thứ hai thông qua các loại vũ khí chưa từng được sử dụng trước đây trong cuộc xung đột với Israel".

Trong lúc đó, Israel vẫn chưa có động thái đáp trả Iran. Sáng hôm 16/4, Nội các Israel tiếp tục bàn về phản ứng với cuộc tập kích của Iran, sau khi cuộc họp đầu tiên chưa thống nhất phương án đáp trả. Theo Channel 12 News, Israel muốn tấn công Iran mà không gây ra một cuộc chiến tranh toàn diện. Trước đó, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant, cũng gợi mở đến khả năng "thành lập liên minh quốc tế và liên minh chiến lược nhằm chống lại các mối đe dọa từ Iran".

Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc tập kích vào Israel nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo với Thủ tướng Benjamin Netanyahu rằng Washington sẽ không tham gia bất kỳ cuộc phản công nào chống lại Iran và cũng không ủng hộ điều này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng cho biết Mỹ đã phối hợp với các đồng minh trong khu vực để "tìm cách ngăn chặn leo thang xung đột".

"Chúng tôi không tìm cách leo thang nhưng sẽ tiếp tục hỗ trợ việc phòng thủ của Israel và bảo vệ nhân viên của chúng tôi trong khu vực", ông Blinken nói thêm.

Cũng trong hôm 16/4, nhà phân tích chính trị Sayed Muhammed Marandi của Đại học Tehran tuyên bố cuộc tấn công của Iran vào tuần trước đã thành công trong việc do thám sức mạnh quân sự của Israel.

"Iran biết những máy bay không người lái (UAV) sẽ bị bắn hạ, nhưng chúng chỉ là mồi nhử để khiến Israel và các đồng minh bộc lộ sức mạnh phòng không của họ", ông Marandi nói.

Oong Marandi cũng tiết lộ quân đội Iran đã lên kế hoạch tấn công đợt 2 trong lúc Israel vẫn đang lựa chọn phương án phản ứng phù hợp: "Nếu Iran thực sự muốn tấn công Israel, cuộc tấn công đó sẽ gấp 10 lần cuộc tập kích hôm 13/4. Iran có số lượng lớn các căn cứ tên lửa dưới lòng đất và đang chuẩn bị cho giai đoạn tấn công tiếp theo".

3 Đằng sau những điều lạ trong cuộc tấn công của Iran vào Israel

Xưa nay Israel và Iran vốn thù địch nhưng chưa từng tấn công trực diện vào lãnh thổ của nhau. Cho nên khi quyết định không kích lãnh sự quán của Iran ở Damascus, chính phủ Israel ý thức đầy đủ rằng đã bước qua một lằn ranh đỏ và đẩy Iran vào tình thế dẫu không muốn cũng phải đáp trả bằng cách sử dụng tên lửa và máy bay không người lái tấn công vào lãnh thổ Israel trong đêm 13-4 vừa qua không gây bất ngờ nhưng cũng ẩn chứa điều lạ.

Mười hai ngày trước đó, Israel không kích vào tòa nhà lãnh sự của Iran ở thủ đô Damascus - Syria. Theo luật pháp quốc tế hiện hành, khu trụ sở cơ quan ngoại giao này của Iran là vùng lãnh thổ đặc biệt và phải được coi như lãnh thổ của Iran, tức là bất khả xâm phạm.

Do đó, không ai trên thế giới bị bất ngờ khi Iran trả đũa. Điều khiến thế giới đặc biệt lưu ý và lo ngại là lần đầu tiên hai bên tấn công trực diện vào lãnh thổ của nhau, không những chỉ làm leo thang mức độ đối kháng thù địch giữa hai bên mà còn tạo tiền lệ vô cùng nguy hại.

Tuy nhiên, mọi dấu hiệu đều cho thấy phía Iran chỉ chủ định đáp trả để có được danh nghĩa đã trả thù và cảnh báo, răn đe Israel chứ không sa vào leo thang đối địch căng thẳng và càng không có ý tuyên chiến với Israel. Nói cách khác, Tehran coi việc trả đũa chỉ là một hành động cụ thể và riêng rẽ chứ không phải là một phần của mối quan hệ giữa Iran và Israel.

Cho nên phía Iran đã công khai từ sớm chủ định trả đũa và để cho Israel cùng các đồng minh thời gian rất dài chuẩn bị ứng phó. Iran thậm chí thông báo cho Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia khác trong khu vực biết trước 72 giờ về cuộc trả đũa này.

Không chỉ có thế, Iran sử dụng hơn 360 tên lửa và máy bay không người lái cho cuộc tấn công này nhưng đều không phải là chủng loại vũ khí tối tân và hiện đại nhất của mình. Iran hoàn toàn không coi trọng yếu tố bất ngờ khi ra đòn và rất nhanh chóng tuyên bố chấm dứt tấn công, cảnh báo Israel về việc tấn công lại Iran.

Bằng cách này, phía Iran tạo nên cảm nhận là kiên quyết ăn miếng trả miếng ngang bằng với Israel, không tha thứ cho Israel về việc không kích vào cơ quan lãnh sự của Iran ở Damascus. 

Đồng thời, việc này đẩy Israel và đồng minh vào tình thế khó xử: Nếu Israel leo thang căng thẳng thì lần trả đũa tiếp theo của Iran chắc chắn sẽ hoàn toàn khác và các đồng minh của Israel dẫu có ủng hộ đến mấy cũng không thể ủng hộ Israel tấn công lãnh thổ của Iran một lần nữa, lại càng không thể cùng Israel "trả đũa" Iran.

Thực chất bên trong thì như vậy song biểu hiện bên ngoài thì hai phe phải khẩu chiến quyết liệt vì nhu cầu đối nội và đối ngoại ở từng bên. Mỹ và các đồng minh của Israel đều nhận thấy rõ chủ ý kiềm chế của Iran nên đều thôi thúc Israel không trả đũa tiếp.

Israel không thể bỏ qua điều này vì không có sự trợ giúp đắc lực của Mỹ, Anh, Pháp và các đồng minh khác thì họ không thể chống đỡ hoàn toàn cuộc tấn công vừa rồi của Iran mặc dù cuộc tấn công ấy mới ở mức độ kiềm chế.

Giới truyền thông quốc tế đưa tin chỉ riêng việc đối phó cuộc tấn công của Iran đêm 13-4 đã khiến Israel phải tiêu tốn khoảng 1 tỉ euro. Cứ tiếp tục như thế thì đến núi tiền cũng phải lở.

Để giữ thể diện, Israel sẽ đáp trả nhưng trước mắt chưa thể tấn công trực diện vào lãnh thổ Iran mà vào những lực lượng thân Iran ở bên ngoài nước này. Nếu lúc này Israel không tự kiềm chế thì vòng xoáy trả đũa lẫn nhau với Iran sẽ không thể tránh khỏi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét