Nên biến đường sắt này thành bảo tàng hữu nghị hai nước anh em và cũng là bảo tàng truyền thống của ngành giao thông. Chúng ta nhất định không hoàn thiện nó nữa, dù cho TQ có cho tiền, có thuyết phục xin xỏ hoàn thiện thật nhanh, không tính thêm phí hay năn nỉ chúng ta đến thế nào thì chúng ta cũng nhất định không hoàn thiện, không vận hành… Cứ để nguyên trạng hiện nay làm bảo tàng hữu nghị Việt - Trung.
Tờ Lao Động hôm 25 Tháng Bảy, 2019, cho biết tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm mới nhất, cử tri Nguyễn Minh Tâm nói: “Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông không biết bao giờ mới hoạt động. Cử tri mong muốn giới chức thành phố thông tin rõ để cử tri yên tâm.” Cử tri Nguyễn Diệu Thúy cho rằng, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã không thành công, làm đội vốn, lãng phí, chất lượng thấp. Bà Thúy đề nghị cần quy trách nhiệm và có hình thức xử lý, rút kinh nghiệm cho những người liên quan. Tuy vậy, ý kiến của hai cử tri nêu trên rơi vào thinh không vì ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội “xin phép vắng mặt vì bận họp một cuộc khác.”
Hồi tháng trước, tại nghị trường, trả lời chất vấn của một đại biểu về việc đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông “đội vốn, chậm tiến độ, đã hoàn thành 99% mà sao vẫn chưa thấy vận hành,” Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể trả lời loanh quanh rồi đổ thừa cho tổng thầu Trung Quốc.
“Tổng thầu của Trung Quốc nằm trong hiệp định. Khi chúng ta ký hiệp định vay với Trung Quốc, thì phía Trung Quốc chỉ định tổng thầu này, thực hiện dự án này. Do đó không phải chúng ta chọn, mà là nằm trong hiệp định. Khi thực hiện, tổng thầu này xây dựng đường sắt thì tốt, nhưng vận hành đường sắt thì thiếu kinh nghiệm,” ông Thể nói trong đoạn video được phát trực tiếp trên truyền hình.
Hiện tại, mỗi lần nhắc đến hiện trạng của đường sắt Cát Linh-Hà Đông, cư dân Hà Nội không khỏi ngán ngẩm và bức xúc. Ông Nguyễn Cảnh Bình, một doanh nhân ở Hà Nội, bình luận trên trang cá nhân: “Vừa xem VTV1 có nói đến đường sắt trên cao mãi không biết khi nào xong, tôi có sáng kiến biến đường sắt này thành bảo tàng hữu nghị hai nước anh em, và cũng là bảo tàng truyền thống của ngành giao thông trong thời đại mới. Chấp nhận có một bảo tàng rất đắt tiền để nhắc nhở chúng ta và con cháu chúng ta về tình hữu nghị các nước anh em, về tinh thần và nỗ lực của rất rất nhiều người và cũng là để kỷ niệm sự yếu kém và khờ dại của tất cả chúng ta, trong đó có tôi–một công dân bình thường ít trách nhiệm, ít quan tâm đến tình hình đất nước, chẳng đóng góp gì ngoài việc chém gió linh tinh. Chúng ta nhất định không hoàn thiện nữa, dù cho đối tác có cho tiền, có trả tiền hay thuyết phục xin xỏ hoàn thiện thật nhanh, không tính thêm phí hay năn nỉ chúng ta đến thế nào thì chúng ta cũng nhất định không vận hành…”
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao. Dự án do chủ thầu Trung Quốc thực hiện. Ban đầu dự trù triển khai dự án từ Tháng Mười Một, 2008, đến Tháng Mười Một, 2013, thì hoàn thành, với tổng mức đầu tư hơn $552 triệu, trong đó gồm nguồn vốn chính phủ kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó các báo nhà nước cho hay, dự án được điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn $868 triệu. (T.K.)
‘Lãng phí, đội vốn,’ tàu Cát Linh-Hà Đông chạy thử một năm vẫn nằm ì
July 27, 2019 - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông gây nhiều tranh cãi sẽ đánh dấu một năm chạy thử, trong lúc ngày chạy thật đang bị hoãn vô hạn định. Các báo nhà nước hiện không còn dẫn bất kỳ phát ngôn nào của giới chức Hà Nội hay Bộ Giao Thông Vận Tải hứa hẹn ngày vận hành của đường sắt này sau cả chục lần “lỗi hẹn” từ năm này qua năm kia và “đội vốn” liên tục.Tờ Lao Động hôm 25 Tháng Bảy, 2019, cho biết tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm mới nhất, cử tri Nguyễn Minh Tâm nói: “Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông không biết bao giờ mới hoạt động. Cử tri mong muốn giới chức thành phố thông tin rõ để cử tri yên tâm.” Cử tri Nguyễn Diệu Thúy cho rằng, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã không thành công, làm đội vốn, lãng phí, chất lượng thấp. Bà Thúy đề nghị cần quy trách nhiệm và có hình thức xử lý, rút kinh nghiệm cho những người liên quan. Tuy vậy, ý kiến của hai cử tri nêu trên rơi vào thinh không vì ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội “xin phép vắng mặt vì bận họp một cuộc khác.”
Hồi tháng trước, tại nghị trường, trả lời chất vấn của một đại biểu về việc đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông “đội vốn, chậm tiến độ, đã hoàn thành 99% mà sao vẫn chưa thấy vận hành,” Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể trả lời loanh quanh rồi đổ thừa cho tổng thầu Trung Quốc.
“Tổng thầu của Trung Quốc nằm trong hiệp định. Khi chúng ta ký hiệp định vay với Trung Quốc, thì phía Trung Quốc chỉ định tổng thầu này, thực hiện dự án này. Do đó không phải chúng ta chọn, mà là nằm trong hiệp định. Khi thực hiện, tổng thầu này xây dựng đường sắt thì tốt, nhưng vận hành đường sắt thì thiếu kinh nghiệm,” ông Thể nói trong đoạn video được phát trực tiếp trên truyền hình.
Hiện tại, mỗi lần nhắc đến hiện trạng của đường sắt Cát Linh-Hà Đông, cư dân Hà Nội không khỏi ngán ngẩm và bức xúc. Ông Nguyễn Cảnh Bình, một doanh nhân ở Hà Nội, bình luận trên trang cá nhân: “Vừa xem VTV1 có nói đến đường sắt trên cao mãi không biết khi nào xong, tôi có sáng kiến biến đường sắt này thành bảo tàng hữu nghị hai nước anh em, và cũng là bảo tàng truyền thống của ngành giao thông trong thời đại mới. Chấp nhận có một bảo tàng rất đắt tiền để nhắc nhở chúng ta và con cháu chúng ta về tình hữu nghị các nước anh em, về tinh thần và nỗ lực của rất rất nhiều người và cũng là để kỷ niệm sự yếu kém và khờ dại của tất cả chúng ta, trong đó có tôi–một công dân bình thường ít trách nhiệm, ít quan tâm đến tình hình đất nước, chẳng đóng góp gì ngoài việc chém gió linh tinh. Chúng ta nhất định không hoàn thiện nữa, dù cho đối tác có cho tiền, có trả tiền hay thuyết phục xin xỏ hoàn thiện thật nhanh, không tính thêm phí hay năn nỉ chúng ta đến thế nào thì chúng ta cũng nhất định không vận hành…”
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao. Dự án do chủ thầu Trung Quốc thực hiện. Ban đầu dự trù triển khai dự án từ Tháng Mười Một, 2008, đến Tháng Mười Một, 2013, thì hoàn thành, với tổng mức đầu tư hơn $552 triệu, trong đó gồm nguồn vốn chính phủ kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó các báo nhà nước cho hay, dự án được điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn $868 triệu. (T.K.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét