Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Đường bộ Bắc – Nam Sao lại làm khó đồng bào mình?

Nhắc lại lịch sử, đường dây 500kv do chính các công ty Việt Nam thực hiện cách đây 20 năm, khi mà đất nước vừa đổi mới; chắc chắn công nghệ, kinh tế còn lạc hậu hơn bây giờ rất nhiều. Đặc biệt, những công ty đó chưa bao giờ xây dựng những công trình to và nhiều vốn như vậy. Thế mà người Việt Nam đã làm được và đến nay vẫn đang sử dụng tốt. Vậy vì cớ gì bây giờ Bộ GTVT không tin tưởng giao công việc cho chính người Việt làm? Cần đưa ra các lý do để quy định thẳng không cho các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu. Khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp địa phương được làm đường cao tốc đường cao tốc đi qua địa phương đó. Với những tiêu chí như trong bài này thì Bộ GTVT, mà kẻ đứng đầu Thể cá tra, đã lộ rõ bộ mặt của những kẻ hán nô bán nước. Nếu người dân không lên tiếng phản đối thì Bộ GTVT sẽ làm đủ mọi thủ thuật để nhà thầu Trung Quốc thắng thầu.Trung Quốc là kẻ xâm lược biển đảo và đất liền Việt Nam. Cho kẻ xâm lược thắng thầu là giúp cho kẻ thù của Tổ quốc, là bán nước. Đề nghị Tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ hãy giám sát chặt chẽ quá trình đấu thầu và làm đường cao tốc Bắc Nam của nhóm lợi ích Bộ GTVT, sẵn sàng cho chúng vào tù nếu phát hiện sai phạm. Kẻ tiếp tay cho Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc Nam là kẻ phản quốc. Sẽ có lúc nhân dân đòi nợ chúng.
Sao lại làm khó đồng bào mình? – Câu hỏi đớn đau không muốn trả lời!
Nguyễn Ngọc Chu 31-7-2019 - Trung Quốc đang xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Bãi Tư chính, lại còn tráo trở vu cáo Việt Nam xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Điều này Lãnh đạo Bộ GTVT và Ban quản lý Dự án cao tốc đường bộ Bắc – Nam không thể không biết.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Cho kẻ xâm lược thắng thầu là giúp cho kẻ thù của Tổ Quốc.
Các tiêu chuẩn tài chính đấu thầu cao tốc đường bộ Bắc – Nam hoàn toàn bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ phù hợp cho các nhà thầu nước ngoài – mà đa phần đến từ Trung Quốc.
Ai đã đưa ra những tiêu chí để loại bỏ phần lớn các doanh nghiệp Việt? Người ra đề thầu có chịu ảnh hưởng của ai không?

I. CÁC TIÊU CHÍ BỘ GTVT ĐƯA RA ĐỂ LÀM KHÓ NGƯỜI VIỆT

Người nước nào cũng ưu tiên cho đồng bào của mình. Lấy thí dụ các công ty của Nhật và Hàn đều ưu tiên sử dụng vật tư và các nhà thầu nước họ. Các nước Âu Mỹ cũng vậy. Trung Quốc càng đặc biệt hơn. Đây không phải là xấu, mà là điều tự nhiên.

Nhưng Bộ GTVT Việt Nam lại làm điều ngược lại: Đề ra những tiêu chuẩn đấu thầu đã loại chính đồng bào Việt Nam của mình ra khỏi cuộc chơi.

1. YÊU CẦU VỐN CHỦ SỞ HỮU LỚN

Cụ thể: vốn chủ sở hữu để tham gia cao tốc Bắc Nam phải chiếm 20% tổng vốn đầu tư dự án – đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu ít nhất 1.000 tỷ đồng cho dự án từ 5.000 tỷ đến 10.000 tỷ đồng.

Đây là tiêu chí loại bỏ hầu hết các công ty Việt Nam.

2. YÊU CẦU KINH NGHIỆM THI CÔNG DỰ ÁN LỚN

Cụ thể, tiêu chí nhà đầu tư phải từng tham gia dự án có tổng mức đầu tư bằng 50% tổng mức dự án đang xét , tức là doanh nghiệp phải đã từng tham gia các dự án 4.000-5.000 tỷ đồng.

3. CHIA GÓI THẦU LỚN VỚI YÊU CẦU GÓP VỐN LỚN

Bộ GTVT không chia thành các gói thầu phù hợp mà cố tình chia thành các gói thầu lớn với yêu cầu góp vốn lớn.

Chẳng hạn, đoan thầu có giá trị nhỏ như Nha Trang – Cam Lâm cũng lên đến 7 615 tỷ và phải góp vốn 2.557 tỷ đồng.

Còn đoạn Nghi Sơn – quốc lộ 45, yêu cầu doanh nghiệp phải góp 4.330 trên tổng 6.333 tỷ vốn đầu tư, đã loại tất cả các nhà thầu Việt Nam (chỉ 5 nhà đầu tư nước ngoài tham gia).

Tóm lại, phải khẳng định rằng 3 tiêu chí trên của Bộ GTVT là đóng cửa các nhà đầu tư Việt Nam, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài mà phần lớn đến từ Trung Quốc.

II. AI BẮT BỘ GTVT PHẢI CHIA THÀNH NHỮNG GÓI THẦU LỚN NHƯ VẬY?

Xây đường bộ cao tốc Bắc Nam không đòi hỏi kỹ thuật cao siêu, không phải là công việc phức tạp, không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, không đòi hỏi phải có kinh nghiệm thi công các dự án lớn, nên các doanh nghiệp Việt Nam thừa sức thiết kế và thi công. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều công ty của Việt Nam đã làm nhiều đoạn đường cao tốc, bao gồm cả các cầu lớn qua sông và các đường hầm xuyên núi.

Cho nên các tiêu chuẩn mà Bộ GTVT đưa ra là hoàn toàn không cần thiết. Trên thực tế, các tiêu chí này đã loại hầu hết các công ty Việt Nam, phần còn lại buộc phải liên danh với nước ngoài (mà phần nhiều là Trung Quốc) rồi trở thành người làm thuê thứ cấp cho họ.

Không ai bắt Bộ GTVT phải chia lớn gói thầu cả. Càng chia lớn gói thầu, càng bất lợi cho các công ty Việt Nam trong lợi thế gia tăng cho các công ty Trung Quốc. Người bình thường không ai đưa lại bất lợi cho đồng bào mình. Vậy nên không thể không đặt câu hỏi:

Có ai tác động đến người ra đề thầu không?

Nhưng người ra đề thầu đâu chỉ có một. Đề thầu ra phải được lãnh đạo Bộ GTVT duyệt. Làm sao lãnh đạo Bộ GTVT lại để lọt đề thầu bất lợi như thế cho đồng bào Việt Nam của mình?

Một câu hỏi đớn đau không muốn trả lời!

III. ĐIỀU CẦN LÀ GIÁM SÁT QUỐC TẾ

Như đã nói ở trên, đường bộ cao tốc Bắc – Nam không cần các nhà đầu tư quốc tế. Điều mà Bộ GTVT cần – không phải là mời thầu quốc tế xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, mà là mời thầu giám sát quốc tế, để đảm bảo chất lượng thi công, để không bị mua chuộc bằng tiền bạc.

IV. ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC CHIA CÁC GÓI THẦU CAO TỐC BẮC – NAM

Đa phần các công ty Việt Nam có phạm vi nhỏ, tài sản không lớn và khả năng tìm nguồn tài chính không nhiều.

Để phù hợp với năng lực của các công ty Việt Nam trong thi công đường bộ cao tốc Bắc – Nam, cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây.

1. Chia nhỏ thành nhiều dự án cho phù hợp với năng lực của các công ty Việt Nam.

2. Đảm bảo phần lớn các tỉnh có đường bộ cao tốc Bắc – Nam đi qua đều có các công ty đủ khả năng tham gia đấu thầu.

3. Khuyến khích các công ty địa phương nào thì chủ động tham gia đấu thầu cung đường qua tỉnh đó. Khuyến khích các công ty liên danh với nhau để tăng năng lực và để các gói thầu không quá nhỏ.

Không phải huy động dân đi đắp đất như trước đây, mà là huy động các công ty địa phương xây dựng đường qua địa phương mình. Làm như vậy thì sẽ có nhiều công ty ở nhiều địa phương tham gia xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam cùng một lúc, và tiến độ sẽ được đẩy nhanh sớm hơn. Cách làm địa phương nào tham gia phần địa phương đấy cho phép chúng ta huy động được sức dân trên toàn tuyến. Phương thức này đã giúp chúng ta thành công trong xây dựng và bảo đảm giao thông trong chiến tranh, và gần đây là hoàn thành đường tải điện Bắc – Nam 500 kV dài 1487 km chỉ trong vòng 2 năm (1992 – 1994).

Không phải dân tộc chủ nghĩa, không phải bài xích nước ngoài, mà là tự lực tự cường. Những việc gì mình làm được thì phải tự làm, không ngọi chờ vào người khác, càng không để cho họ che mắt nâng giá rồi thu tiền từ mồ hôi nước mắt của đồng bào mình trong nhiều năm.

Làm đường đi trên đất nhà mình mà vẫn không được làm chủ, lại chịu thân phận làm thuê cho người khác, thì đó là nỗi nhục!

V. KIẾN NGHỊ

1. Các doanh nghiệp Việt Nam đang lo bị Lãnh đạo Bộ GTVT và Ban quản lý Dự án loại ngay từ vòng sơ tuyển. Bởi thế Lãnh đạo Bộ GTVT phải có những điều chỉnh phù hợp để các doanh nghiệp Việt Nam không bị loại bởi những tiêu chí cao ngất ngưởng có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

2. Những gói thầu không có nhà đầu tư Việt Nam tham gia thì dừng lại dừng lại chờ thời điểm thích hợp.

3. Không chọn những nhà thầu đến từ nước đang xung đột với lợi ích của Việt Nam.

VI. LO LẮNG

Trung Quốc đang xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Bãi Tư chính, lại còn tráo trở vu cáo Việt Nam xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Điều này Lãnh đạo Bộ GTVT và Ban quản lý Dự án cao tốc đường bộ Bắc – Nam không thể không biết.

Cho nên, dứt khoát không được cho Trung Quốc thắng thầu ở bất cứ gói thầu nào của cao tốc đường bộ Bắc – Nam.

Trung quốc là kẻ xâm lược biển đảo Việt Nam. Cho kẻ xâm lược thắng thầu là giúp cho kẻ thù của Tổ Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét