Tài xế chống “BOT bẩn” Hà Văn Nam bị tuyên 30 tháng tù giam
RFA 2019-07-30 - Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Hà Văn Nam cho chúng tôi biết qua điện thoại như sau: “Tại tòa tôi có nói Hà Văn Nam là không có tội, tại vì mục đích là đi khiếu nại để đòi hỏi quyền lợi thôi, chứ không phải là gây ách tắc giao. Việc ách tắc giao thông thì lỗi một phần do BOT và tài xế khác chứ không phải do động cơ và mục đích của Hà Văn Nam. Người ta buộc tội anh ấy xúi dục các tài xế để chặn các làn xe đi qua trạm gây ách tắc giao thông. Anh ấy có nói là không có động cơ như vậy, anh ấy chỉ có sơ suất là không nói rõ cho các lái xe phương pháp đấu tranh”.
Tài xế Hà Văn Nam
Ông Hà Văn Nam, một người hoạt động từng nhiều lần phản đối các trạm BOT đặt không đúng vị trí trên khắp cả nước vừa bị Tòa án nhân dân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh tuyên 30 tháng tù giam với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng” vào sáng 30/7/2019.6 người khác gồm các ông Nguyễn Quỳnh Phong, Lê Văn Khiển, Nguyễn Tuấn Quân, Vũ Văn Hà, Ngô Quang Hùng và Trần Quang Hải phải lãnh nhận các mức án từ 18 tháng đến 36 tháng tù giam với cùng một tội danh sau khi cùng nhau phản đối trạm thu phí BOT Phả Lại.
Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Hà Văn Nam cho chúng tôi biết qua điện thoại như sau:
“Tại tòa tôi có nói Hà Văn Nam là không có tội, tại vì mục đích là đi khiếu nại để đòi hỏi quyền lợi thôi, chứ không phải là gây ách tắc giao. Việc ách tắc giao thông thì lỗi một phần do BOT và tài xế khác chứ không phải do động cơ và mục đích của Hà Văn Nam.
Người ta buộc tội anh ấy xúi dục các tài xế để chặn các làn xe đi qua trạm gây ách tắc giao thông. Anh ấy có nói là không có động cơ như vậy, anh ấy chỉ có sơ suất là không nói rõ cho các lái xe phương pháp đấu tranh,”.
Trạm thu phí BOT Phả Lại được đặt trên Quốc lộ 18 thuộc huyện Quế Võ được phép thu phí từ ngày 24/12 năm ngoái, tuy nhiên ngay sau đó nhiều người dân quanh trạm cho rằng việc thu phí với tài xế ở địa phương là sai nên tập trung phản đối.
Theo kết luận điều tra của công an tỉnh Bắc Ninh, ngày 29/12/2018, ông Hà Văn Nam gọi điện cho Nguyễn Quỳnh Phong nói đã xem clip về việc người dân phản đối thu phí; hẹn khi rảnh sẽ về giúp.
Hai ngày sau, nhóm 7 người nói trên tập trung tại BOT Phả Lại cùng khoảng 100 người khác đồng thời dừng ở làn thu phí gây kẹt xe, khiến lãnh đạo trạm là ông Mạc Tuấn Long phải gặp mặt, đối thoại.
Sự việc được cho là khiến BOT phải xả trạm, không thu phí nên chịu thất thoát hơn 23 triệu đồng. Vì vậy, ngoài hình phạt tù, tòa án cũng buộc các bị cáo bồi thường khoản tiền này và ghi nhận họ đã nộp tiền khắc phục hậu quả.
Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện chiến dịch cho Ân xá Quốc tế ngay sau phiên tòa đã phát biểu như sau:
“Ngay từ khi Hà Văn Nam bị bắt thì chúng tôi đã xác định rằng đây là một việc làm sai lầm, bởi vì Hà Văn Nam đáng nhẽ ra phải được bảo vệ của luật pháp thì bây giờ lại trở thành một phạm nhân.
Đối với Ân xá Quốc tế thì Hà Văn Nam là một tù nhân lương tâm như chúng tôi vẫn nói ngay từ đầu bởi anh chỉ cầm tù khi thực hiện quyền công dân và các quyền con người căn bản được hiến pháp và luật pháp bảo vệ.
Việc kết án anh ngày hôm nay chỉ cho thấy Việt Nam là một nhà nước độc đoán vì họ không tôn trọng chính luật pháp mà họ làm ra,”.
Một số bạn bè và những người ủng hộ ông Hà Văn Nam sáng 30/7 cũng đến để tham dự phiên tòa nhưng không được phép cho vào sân UBND xã Đào Viên, huyện Quế Võ - nơi tổ chức phiên tòa lưu động xử các bị cáo.
Bà Đặng Thị Huệ, người từng tham gia với ông Nam phản đối các BOT đặt không đúng vị trí tường thuật lại vụ việc:
“Tất cả đều bị đứng ở ngoài anh ạ, họ dùng tất cả lực lượng như cơ động, trật tự để ngăn cản quyền giám sát của người dân.
Tôi có hỏi nhưng họ chỉ im lặng hoặc trả lời là làm theo sự chỉ đạo. Tất cả những người ở đấy chỉ làm theo sự chỉ đạo chứ họ không có quyền quyết định.
UBND xã Đào Viên, huyện Quế Võ, nằm cách BOT Phả Lại 10km. Chỉ có 1 người cầm được giấy triệu tập của tòa án còn ngoài ra không có ai được vào,”.
Cũng theo nhận xét của bà Huệ, bản án mà TAND huyện Quế Võ tuyên đối với ông Nam là một bản án dành cho những người đang đòi quyền lợi hợp pháp, hợp hiến.
“Quan điểm của tôi là người ta vô tội, khi mà tòa tuyên án là họ có tội thì họ phải chấp nhận một bản án mà không đúng theo trình tự của pháp luật và họ đang làm án oan”, bà Huệ khẳng định.
Hồi tháng 5 năm nay, Ân Xá Quốc tế công bố một bản danh sách gồm 128 Tù nhân lương tâm hiện vẫn còn bị chính quyền Việt Nam cầm giữ vì các hoạt động ôn hòa của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét