Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Vĩnh biệt chú Hoàng Tụy - người thủ trưởng đầu tiên

Đây là bài viết của anh Lê Viết Thái trên trang FB của anh. Cả đời anh làm việc tại CIEM; anh là đồng nghiệp của tôi thời chúng tôi cùng làm quân của GS Hoàng Tụy (1983-1986). Cám ơn anh Thái đã có bài ôn lại những kỷ niệm xa xưa của chúng tôi. Tôi có một vài bình luận trên trang FB của anh, được chụp lại và lưu ở cuối bài này.
VĨNH BIỆT CHÚ HOÀNG TỤY – NGƯỜI THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẦU TIÊN
FB Le Viet Thai 20 tháng 7 - Hôm nay, ngày chia tay lần cuối với Chú, để Chú về với Cô và tổ tiên, chúng cháu không khỏi có những tình cảm xốn xang và lại càng không khỏi không nghĩ đến một thời được làm việc dưới sự dạy dỗ của Chú. Chia tay Chú hôm nay cũng là cuộc chia tay với Người Cuối Cùng trong 3 người đã tiếp nhận cháu vào lĩnh vực nghiên cứu mà cháu theo đuổi đến tận giờ: Chú Việt Phương đã ra đi năm 2017, năm tiếp theo, 2018, Bác Nguyễn Văn Trân cũng từ giã cõi trần và năm nay Chú lại chia tay chúng cháu.Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người Ä‘ang cười, mọi người Ä‘ang ngồi và trong nhà
GS Hoàng Tụy (bên phải) và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (trái)
Đối với mỗi con người, bên cạnh yếu tố gia đình thì học hành và công việc là những nhân tố quan trọng nhất của cuộc đời. Và đối với cháu, cả 2 việc học và làm đều có những dấu ấn của chú.

1. CHÚ – Người đề xuất thành lập các lớp phổ thông năng khiếu Toán

Năm 1965, khi miền Bắc đã bước vào giai đoạn chiến tranh chống phá hoại, học sinh Thủ đô đã phải đi sơ tán thì Chú đã cùng chú Lê Văn Thiêm đã đề nghị và thuyết phục Thủ tướng cho thành lập các “lớp học sinh có năng khiếu về toán”. Tháng 9/1965, Thủ tướng đã ra Quyết định cho phép mở “các lớp cấp 3 phổ thông dạy học sinh có năng khiếu về toán”. 

Nhờ đó, Hà Nội đã mở các lớp năng khiếu toán, không chỉ cấp 3 mà cả lớp 7 và cháu là một trong những học sinh đã được tuyển chọn vào lớp 7 năng khiếu toán Dịch Vọng và sau đó 3 năm năng khiếu toán Chu Văn An. “Xứ mù thằng chột làm vua”, chỉ sau khi vào lớp chuyên toán cháu mới thấy mình dốt và mới có động cơ để cố gắng nhiều hơn. Nhưng may mắn hơn cả là chúng cháu đã được sự dạy bảo tận tình của 2 Thày giáo Toán, không chỉ dạy chữ mà còn dạy cả làm Người. Nếu như không có sáng kiến và đề xuất của Chú về việc hình thành những lớp này thì chắc cuộc đời cháu đã rẽ sang ngả khác.

2. CHÚ – Một trong những người đầu tiên phỏng vấn tuyển chọn nhân viên trong giai đoạn bao cấp

Tháng 3/1983, sau 6 năm du học ở CHDC Đức và 3 năm đi lính, được VỀ VỚI MẠ (
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10212752042010259&id=1063570734) với một cảm giác lâng lâng sung sướng khó tả, cháu đến nộp hồ sơ quân ngũ cho Vụ Quản lý Lưu học sinh của Bộ Đại học và THCN. 

Đền đáp lại 3 năm đi lính, chúng cháu được “ưu tiên” hơn các bạn khác là “được đi … xin việc”. Ngày đó thế là may mắn lắm, nghĩa là nơi nào người ta nhận thì Bộ sẽ cho quyết định về nơi đó, trong khi các bạn khác thì phải chấp thuận “sự phân công của tổ chức”. Nghe đồn là Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW mới thành lập Trung tâm Phân tích Hệ thống, cần tuyển những ai có khả năng về Toán và Kinh tế, cháu “lao” đến luôn. 

Hỏi thăm và gặp anh Nguyễn Khoa Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm, anh nói là cháu làm đơn và sơ yếu lí lịch để xét tuyển. Nhiều ngày sau đó, cháu mới biết là phải đến gặp Chú để Chú “hỏi thi”. 3 năm đi lính, chữ nghĩa rơi rụng hết, chẳng hy vọng “đỗ”, nhưng “ném lao rồi” phải theo thôi. Đạp xe đến nhà Chú ở Khu tập thể Kim Liên chiều hôm đó với suy nghĩ “vụng chèo, khéo chống”. Khi Chú yêu cầu nói lại cho Chú những môn đã học trong trường, cháu chống chế bằng cách “cháu chưa quen nói chuyên môn bằng tiếng Việt” thì Chú đã “động viên” ngay: “cháu muốn nói tiếng gì cũng được, tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức, chú đều hiểu cả”. Thôi, xong, hết đường thoái thác. Và ngay lúc đó, từng phút, từng phút, thái độ của Chú, ánh mắt của Chú đã động viên cháu chém gió hết khả năng của mình. 

Đến một lúc nào đó, chú hỏi: “cháu có học về MÔ PHỎNG không?”. Trời đất, mô phỏng là gì vậy, thực sự lúc đó cháu không thể hiểu được khái niệm này theo nghĩa chuyên môn. Thật thà cháu thú nhận. Chú lại giải thích tiếp: “Mô phỏng tiếng Nga là имитация, tiếng Đức là Simulation, tiếng Anh, tiếng Pháp là …”. Quá may. Cái từ này, cái khái niệm này may mắn cháu đã biết chút ít trong khi học Kybernetik (chẳng biết có đúng không), thế là lại chém. 

2 giờ trôi qua nhẹ nhàng Chú nói: “Chú nhận cháu, nhưng vẫn chưa xong hết đâu, chú Việt Phương còn kiểm tra cháu về kinh tế và cuối cùng là Bác Trân và Lãnh đạo Viện còn xem xét về lý lịch, “phẩm chất chính trị” nữa.

Thật may, ngày hôm sau, sau hơn 2 giờ thi ở nhà chú Việt Phương ở khu Giảng Võ, cháu đã “đỗ” với lời dặn dò “vào làm ở Trung tâm vất vả lắm đấy cháu, cố gắng cháu nhé”. 

Và may hơn nữa, bác Nguyên Văn Trân, Viện trưởng, là con người rất trân trọng giới trí thức, lại biết Ba cháu và cả Bác, Chú ruột cháu là những trí thức yêu nước (nhưng “ngoài Đảng”), thế là Bác Trân đã cho “lý lịch” của cháu được “đỗ”. 

Thế là cháu nhận được “Giấy tiếp nhận của Viện” sau khi cháu phải nộp tờ cam đoan là “không xin nhà của Viện vì đã có chỗ ở”.


3. CHÚ – Người đã tiếp nhận những cán bộ nghiên cứu trẻ đầu tiên vào Viện

Sau khi được Viện tiếp nhận, lúc đó cháu mới biết cháu may mắn ra sao. Việc được tuyển vào Viện đối với 1 cán bộ trẻ lúc đó khó gấp tỷ lần so với việc thi Đại học để được ra nước ngoài. 

Ngày 15/7/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 115-HDBT về việc thành lập Trung tâm Phân tích Hệ thống (ngang cấp Vụ, Viện) thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW. Ngày 17/9/1982, Chủ tịch HĐBT (Thủ tướng) ban hành chỉ thị số 242-CT về Công tác và Tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, trong đó nêu rõ “Cán bộ lấy về Viện cần chọn trong số chuyên gia kinh tế đã có thực tiễn công tác, có trình độ đại học trở lên, có khả năng làm công tác nghiên cứu, có phẩm chất tốt, độ tuổi từ 30 đến 45.” Tháng 10/1982 Chú nhận được Quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Phân tích Hệ thống và sau đó trực tiếp tuyển chọn cán bộ cho Trung tâm.

Không có mô tả ảnh.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Bên cạnh anh Nguyễn Khoa Sơn được chú đưa từ Viện Toán về làm Phó Giám đốc còn có các anh, các “đại ca” của chúng cháu, những người có tên tuổi trong làng Toán kinh tế thời đó như: Anh Nguyễn Văn Sinh (TS Toán ở Nga), Anh Tran Cao Nguyen Trần Cao Nguyên (TS Toán ở Ba Lan), Anh Vũ Thiện Bản (học ở Triều Tiên và TS Toán ở Viện Toán), Anh Phạm Dương Hiển (TS Toán ở Hung). Xung quanh các anh là lũ trẻ chúng cháu mà cháu là đưa già nhất (vì phải đi lính 3 năm) với độ tuổi chỉ từ 23 đến 27. 

Như vậy lũ trẻ chúng cháu là các “trường hợp ngoại lệ” so với các tiêu chí quy định trong Chỉ thị của Thủ tướng. Nếu không nhờ vào sự quyết tâm của Chú, sự ủng hộ của Bác Trân thì chắc là chúng cháu đã phải đứng ngoài vỉa hè của 68 Phan Đình Phùng. Và không chỉ chúng cháu, các Ban khác Viện cũng tận dụng cơ hội này để tiếp nhận thêm một vài cán bộ trẻ mới du học như chúng cháu và chính những người thế hệ đó đã tiếp nối vai trò của các bậc đàn anh, làm cán bộ trụ cột của Viện trong những thập kỷ vừa qua, tiếp tục làm rạng danh, vun đắp tiếp uy tín cho Viện.

Không có mô tả ảnh.

4. CHÚ – Người tạo dựng một không gian tự do cho nghiên cứu, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy hết khả năng sáng tạo và lòng nhiệt huyết

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW được thành lập trên cơ sở Quyết định số 209 NQ-NS/TW ngày 14/07/1977 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 215-NQ/QHK6 ngày 17/4/1978 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Có lẽ cho đến nay, đây là một tổ chức duy nhất ở Việt Nam có tới … 2 giấy khai sinh và được coi như 1 Ban của Đảng đồng thời là một cơ quan ngang bộ. Đặc biệt như thế thì cán bộ cũng phải … đặc biệt. Cho đến cuối năm 1982, cán bộ nghiên cứu của Viện hầu hết là những người đã “trung niên già” hoặc “cụ trẻ” và phong cách của đội ngũ này đương nhiên là “chỉn chu”. Và cách thức làm việc đương nhiên là đúng “định hướng”, không “phá cách”.

Khi lũ trẻ chúng cháu lọt qua cửa Viện, nếu bắt chúng cháu phải theo cách thức trên, chắc chúng cháu không thể thở được. Và chính lúc này, Chú là cứu tinh của chúng cháu. Không biết Chú đã thuyết phục Bác Trân và Lãnh đạo Viện ra sao để mọi người lại chấp thuận “ngoại lệ” cho chúng cháu trong công việc: ăn mặc tương đối thoải mái, không nhất thiết phải đến Viện hàng ngày mà chỉ đến theo chế độ … “trực”, phân công nhau, mỗi hôm 2-3 người. 

Không quản giờ hành chính nhưng Chú lại rất quan tâm đến chuyên môn, đến học hành. Có lẽ vì cả đời Chú thì học có nghĩa là TỰ HỌC nên bên cạnh những buổi Chú và Chú Việt Phương giảng bài cho chúng cháu, Chú luôn khuyến khích chúng cháu tự đọc, tự nghiên cứu, cùng nhau trao đổi để trau dồi kiến thức. Chính vì vậy, những buổi sinh hoạt chuyên môn do chúng cháu tự tổ chức hàng tuần luôn là những cơ hội để chúng cháu học hỏi thêm với sự hỗ trợ của các bậc đàn anh.

Cũng như các anh, kiến thức của lũ trẻ chúng cháu cũng đến từ mọi quốc gia. Cháu và Đàm Anh Nhi (
Nhi Dam) học ở Đức, Nguyễn Tuấn Dũng và Hoàng Văn Thành (Thành Hoàng) học ở Nga, Hiền Minh (Minh Đinh) học ở Bun, Hồ Hữu Nam học ở Hung và Toán BK, Lê Hồng Nhật và Phan Thiên Thạch từ Toán BK, Nguyễn Minh Tú và Trần Kim Chung (Kim Chung Tran) học Toán ở trường Tổng Hợp và Lê Việt Đức (Duc Trung Nguyen) học Toán ở Trường Kinh tế Kế hoạch. 

Sự pha trộn đó đã giúp chúng cháu rất nhiều, đặc biệt là có được thông tin từ những tài liệu ở các quốc gia mà mình … mù chữ. Những mô hình ở Hung, ở Ba Lan, ở Nga,… được giới thiệu trong các buổi sinh hoạt. Tự đọc, tự trình bày cho người khác, tranh luận với nhau,… Tất cả những điều đó không chỉ giúp chúng cháu có thêm kiến thức mà còn cho chúng cháu một không khí đặc biệt gần gũi thân mật cả trong công việc lẫn trong cuộc sống. Trung tâm lúc đó thực sự là một gia đình. Mặc dù lúc đó đời sống cực kỳ khó khăn nhưng đối với cháu giai đoạn đó là giai đoạn đẹp nhất trong suốt cả cuộc đời đi làm của cháu.

Giá trị lớn nhất trong thời gian này, giai đoạn đầu tiên của cuộc đời nghiên cứu của cháu là những bài giảng của Chú về lý thuyết hệ thống, là các hướng nghiên cứu của Chú đã xác định cho chúng cháu. Mặc dù chẳng hiều nhiều về lý thuyết này, nhưng cháu tin rằng cách tiếp cận, cách phân tích, cách trình bày một cách hệ thống trong các nghiên cứu của cháu sau này là kết quả của những kiến thức thu lượm được trong giai đoạn đó. 

Tinh thần, ý thức luôn HỌC HỎI VÀ TỰ HỌC của cháu trong cuộc đời cũng chịu sự tác động không nhỏ từ những ngày tháng đầu tiên được làm việc cùng Chú, dù rằng trong suốt thời gian chú làm Giám đốc Chú chỉ thỉnh thoảng đến làm việc với Trung Tâm (vì Chú còn phải thực hiện trách nhiệm Viện trưởng Viện Toán với những công việc bộn bề hơn nhiều).

CHÚ- Người đầu tiên đưa về Viện những Đề tài nghiên cứu và phương thức nghiên cứu một cách bài bản, khoa học.

Trước 1984, dù Viện đã có rất nhiều đóng góp quan trọng, mang tính then chốt trong công cuộc cải cách kinh tế (từ 1978), dù những đề xuất cải cách đó đã dựa trên những nghiên cứu của Viện (chủ yếu theo phương pháp thực chứng, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn), nhưng Viện chưa hề đăng ký một Đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cuối 1984, chỉ sau hơn 1 năm tập hợp được đội ngũ cán bộ Trung tâm (và mất tới 5-6 tháng các cán bộ phải theo học lớp Quản lý Kinh tế cao cấp trong Sài Gòn), Chú đã dựng lên 5 Đề tài nghiên cứu cấp Bộ cho Trung Tâm. 

Lực lượng cán bộ không đủ, với uy tín của mình, Chú đã mời được các chuyên gia có uy tín từ các Trường Đại học như TSKH Trần Đình Long (bộ môn Hệ thống Điện), Ts Duệ (Khoa Kinh tế) Đại học BK Hà Nội,… Và tại đây, những Mô hình dự báo đầu tiên của Viện đã được xây dựng. Những buổi sinh hoạt khoa hàng tuần của nhóm thanh niên đã giúp ích không nhỏ cho việc xây dựng những mô hình này, đồng thời cũng đã tạo được sự tự tin cho lũ trẻ chúng cháu. Và một kết quả không nhỏ: ngay trong năm 1985, hầu như mỗi người trong lũ trẻ chúng cháu đã có ít nhất 1 báo cáo khoa học trình bày trong Hội nghị Toán ứng dụng toàn quốc tại Hà Nội.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chúng cháu trong nghiên cứu, bằng uy tín của mình, năm 1985, Chú đã vận động để “xin” được 1 máy vi tính VT82 do Viện Tính toán Điều Khiển lắp ráp. Đó là một tài sản vô giá thời đó. Lúc này hình như chỉ có Viện Tính Toán Điều Khiển, Viện Toán, Viện Vật Lý và Trung tâm Phân tích Hệ thống được trang bị những máy vi tính này. Nhờ tài sản quý giá đó, chúng cháu đã được “sờ mó” và vận hành những thiết bị “siêu” đó mà trong thời gian sinh viên ở Đức, cháu có mơ cũng không hình dung được. Dù chiếc máy tính đó còn đơn sơ (chỉ 2 floppy, mỗi ổ 1 đĩa 320kB dùng để chạy cả hệ điều hành lẫn chương trình và dữ liệu), nhưng đã xử lý được những mô hình đơn giản với những bài toán hồi quy hoặc quy hoạch tuyến tính.
Viết về tác động của Chú đối với cháu trong thời gian này có lẽ còn cần nhiều giấy mực nữa. Cháu chỉ muốn thưa với Chú rằng: Chú là một nhân tố quan trọng giúp hình thành trong cháu tinh thần TỰ HỌC, sự ĐAM MÊ và TRUNG THỰC trong nghiên cứu, tiếp cận, phân tích và trình bày các vấn đề một cách có hệ thống.

Nếu bài viết này của cháu có thể làm mọi người hiểu là Chú và cháu rất gần gũi nhau thì cháu mong Chú lượng thứ. Chắc Chú chẳng thể nhớ được tên của cháu, một đứa trẻ, một nhân viên dưới quyền trong một thời gian ngắn mà lại ở một lĩnh vực không phải là trọng tâm của Chú. 

Có thể có người cho rằng cháu viết theo trend, theo kiểu “thấy người sang, bắt quàng làm họ”. Nhưng kệ họ. Thâm tâm cháu bảo cháu viết. Không viết cháu cảm thấy áy náy vì chưa thể thổ lộ được với Chú trước khi chia tay mãi mãi với Chú, trước khi Chú về với Cô, với tổ tiên.

Cháu viết bài này như một nén tâm hương để tri ân Chú, để mãi mãi chia tay với Chú – Người Thủ trưởng đầu tiên của cháu trong công việc nghiên cứu.

Chú an nghỉ nơi cõi Tiên Chú nhé.
------------------------

Bình luận, bổ sung của chủ Blog này trên trang FB của anh Thái

Duc Trung Nguyen Sao a Thái vào TT phức tạp thế nhỉ ? Lúc đó anh Thiều nhiều lần nhắn em về làm ở Viện phân vùng, còn em thì đi Sài Gòn chơi 2 tháng. Vừa về HN thì chú Sinh bảo em đến nhà thầy Tụy ngay. Thầy hỏi em ít câu, cả tiếng Anh. Chắc em chẳng trả lời được câu nào ra hồn, nhưng thầy bảo tuần sau đi làm. Lúc mới đi làm em còn tưởng làm ở viện toán, cũng không biết CIEM nằm ở đâu. Không phải gặp chú Phương hay bác Trân gì cả; sau này em mới biết chú và bác. Chắc anh như thế nên hồi anh mới về em nghe có người bảo anh là cháu chú Phương. Ngẫm lại em thấy hồi đó đi làm là vô tư thoải mái nhất; được trao đổi khá thẳng thắn với các chú các bác mà không bị phê phán trù dập.
2
  • Duc Trung Nguyen Bên viện toán lúc đó cũng có nhóm hay phòng phân tích hệ thống. Mà các viện lúc đó thường có nhiều cơ sở ở phân tán.
  • Duc Trung Nguyen Dùng điện thoại bấm nhầm ô thích muốn xóa mà ko được nhỉ ?
  • Le Viet Thai Duc Trung Nguyen Đức vào cuối 82 hay đầu 83? Chắc vì được anh Sinh "bảo lãnh" nên thuận hơn.
    Mình lính về, kiến thức rụng, chẳng biết ai nên phải kiểm tra cho ... chắc :)
    Cũng vì thế nên hồ sơ cán bộ bây giờ vẫn còn bản nhận xét của cả 3 cụ: NV Trân, TV Phương và H Tụy. Đồ hiếm đấy :)
    1
  • Le Viet Thai Bấm phát nữa là xóa
  • Le Viet Thai Còn bên viện Toán lúc đó có nhóm với tên là nghiên cứu hệ thống thì phải. Nhờ Nguyen Chau và Truong Xuan Ha nhớ hộ
  • Truong Xuan Ha Le Viet Thai hôm qua mấy anh VT cũng nhắc lại về Viện NCQLKT nơi bác Tụy làm Giám đốc, và anh NK Sơn là phó Giám đốc. Bên VT cũng có trung tâm (nghiên cứu) Hệ thống, nhưng mình k nhớ chính xác là trung tâm này có sau hay đồng thời với Viện của bạn.
    1
  • Le Viet Thai Truong Xuan Ha tks Hà. Hôm qua Viện NCQLKT đi viếng, có 1 số cựu binh của TTPTHT.
    1
  • Duc Trung Nguyen Le Viet Thai e chính thức đi làm từ 02/01/1983. Chắc chú Sinh bảo lãnh chưa đủ mà phải có các thầy Trần Túc, Hoàng Văn Khoan nữa. Mặt khác trước đó em đã dự mấy seminar của thầy Tụy, đã được giới thiệu và nói chuyện với thầy rồi nên cũng được xem là người quen.

Duc Trung Nguyen Tuyển cán bộ vào Trung tâm mình không theo chỉ thị số 242-CT đâu. Theo các bác cấp cao nói, dự kiến của Thường trực chính phủ là xây dựng TT mình thành cơ quan thuộc chính phủ, theo mô hình International Institute for Applied Systems Analysis, lúc đó phong trào áp dụng lý thuyết hệ thống đang phát triển mạnh khắp thế giới. Tuy nhiên, để không làm tăng quá nhiều biên chế, lúc đầu TT còn nhỏ thì được ghép tạm vào CIEM để sử dụng bộ máy hành chinh bên đó, còn chúng mình sinh hoạt, làm việc, ăn lương... theo tiêu chuẩn bên khoa học, chứ không phải theo hành chính sự nghiệp. Khi TT lớn mạnh, thì sẽ tách ra... Vì thế tuyển cán bộ vào TT hầu hết là trẻ mới ra trường. TT cũng được làm 5 đề tài, có thêm thu nhập ngoài lương, sau còn có đề tài nhà nước rất lớn, mà CIEM không có. Đáng tiếc là ý tưởng lớn như vậy, nhưng thực tế sau đó TT bị Viện khống chế, các ý đồ của bác Tụy bị Viện bác bỏ, thậm chí Viện bắt tất cả chúng ta đi Sài Gòn học trong khi bác Tụy rất phản đối... Ý tưởng không thành nên sau khoảng 5 năm ở Viện, bác Tụy đành bỏ đi. Bác có hỏi bọn em muốn về lại viện toán không, Phan Thiên Thạch cũng rủ em về, song em quen với CIEM rồi, lại thân với a Quỳ, nên em ở lại Viện.

Duc Trung Nguyen Hồi đấy bọn em cũng được tự do xin việc mà. Theo em thì hầu hết các ace trẻ ở TT mình cũng đều thuộc dạng tự xin vào làm chứ không phải được phân công công tác đâu. Tuy nhiên, nếu không tự xin được việc thì nhà trường sẽ tìm việc giúp cho, khi đó có thể phải đi địa phương xa.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét