Đất nước Trung Quốc của Tập Cận Bình tin chắc rằng quy mô của cơ thể con rồng đã được phát triển đầy đủ, và nó bắt đầu để lộ móng vuốt sắc bén cùng những chiếc răng khổng lồ của mình cho thế giới thấy. Tập Cận Bình nói với người dân Trung Quốc rằng Mao Trạch Đông làm cho Trung Quốc đứng lên, Đặng Tiểu Bình làm cho Trung Quốc trở nên giàu có, và ông, Tập Cận Bình, muốn làm cho Trung Quốc trở nên mạnh mẽ! Ông đã nói rất rõ ràng: “Đừng bao giờ quên ý định ban đầu (của chúng ta)”. Điều đó có nghĩa là không bao giờ được phép quên khao khát “đập tan thế giới cũ”, không được phép quên khao khát hủy diệt nước Mỹ, và không được phép quên kế hoạch thống trị thế giới. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển của Trung Quốc hẳn là nhằm loại bỏ nền văn minh của Mỹ và phương Tây.
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển của Trung Quốc là để thay đổi trật tự quốc tế hiện có và cho phép Trung Quốc thống trị thế giới theo cách mà Bắc Kinh muốn. Nói một cách trực tiếp hơn, mục tiêu cuối cùng của họ là loại bỏ Mỹ và toàn bộ nền văn minh phương Tây, và sử dụng hệ thống của Trung Quốc, bao gồm cả hệ thống chính trị và văn hóa của Bắc Kinh, để thống trị thế giới. Nghe có đáng báo động không? Liệu điều đó có khả thi không?
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển của Trung Quốc là gì?
07/06/20 Mục tiêu của sự phát triển của Trung Quốc là gì? Điều này nghe có vẻ như một câu hỏi lố bịch, hoặc có thể không... Bạn có thể nói rằng mục đích của sự phát triển là để có được một cuộc sống tốt hơn. Bạn không sai. Điều này nói chung là đúng. Nhưng, theo “Trung Quốc“ - “nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (PRC), thì điều này lại hoàn toàn khác.Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển của Trung Quốc là để thay đổi trật tự quốc tế hiện có và cho phép Trung Quốc thống trị thế giới theo cách mà Bắc Kinh muốn. Nói một cách trực tiếp hơn, mục tiêu cuối cùng của họ là loại bỏ Mỹ và toàn bộ nền văn minh phương Tây, và sử dụng hệ thống của Trung Quốc, bao gồm cả hệ thống chính trị và văn hóa của Bắc Kinh, để thống trị thế giới. Nghe có đáng báo động không? Liệu điều đó có khả thi không?
Các binh sĩ Trung Quốc đang diễu hành trong một cuộc diễu binh quân sự tại căn cứ huấn luyện Zhurihe ở khu vực phía bắc Nội Mông của Trung Quốc vào ngày 30 tháng 7 năm 2017. (STR / AFP qua Getty Image)
Ai cũng biết rằng sau năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cai trị Trung Quốc đại lục và theo đuổi lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thành lập nên nước “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Chủ nghĩa Marx-Lenin là nền tảng của mọi hành động ở quốc gia đó. Đương nhiên, việc hiện thực hóa lý tưởng cộng sản của Marx trên toàn thế giới là mục tiêu cuối cùng của mọi hành động ở đất nước đó. Nói cách khác, họ phải “đập tan hoàn toàn thế giới cũ”, và “xây dựng một thế giới mới” như ý muốn của Marx và Lenin.
Điều này dễ hiểu và có thể lý giải. Vấn đề là những thay đổi của Trung Quốc - phương thức vận hành nền kinh tế của họ đã khiến Mỹ và phương Tây quên mất mục đích đầu tiên này. Cho tới nay, dòng chảy lịch sử cho chúng ta thấy dường như Bắc Kinh chưa bao giờ quên đi mục đích ban đầu của họ, chỉ là những thế hệ chính trị gia của Mỹ và phương Tây đã quá ngây thơ trước “sự trỗi dậy” của Trung Quốc mà thôi.
Tất nhiên, “thế giới cũ” cần bị đập tan chính là trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo và được thành lập sau Thế chiến II. Kể từ đó, Trung Quốc đã coi Mỹ là kẻ thù số một, và coi mọi ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới là chủ nghĩa đế quốc của Mỹ.
Trung Quốc ủng hộ tất cả các lực lượng chống Mỹ và chống phương Tây trên thế giới. Trong Chiến tranh Lạnh toàn cầu giữa Đông và Tây, Trung Quốc luôn sát cánh với Liên Xô và Đông Âu. Sau đó, do mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô, hai chế độ đã chia tay nhau và Trung Quốc đã hướng về “Thế giới thứ ba” để tiếp thêm nguyên liệu cho ngọn lửa của nó.
Vào những năm 1970, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đột nhiên trở nên gần gũi hơn nhưng đó là do Bắc Kinh có mục đích riêng. Các chính trị gia Mỹ muốn hòa hoãn với Trung Quốc, thậm chí phối hợp với Trung Quốc nhằm làm suy yếu sức mạnh tổng thể của phe xã hội chủ nghĩa Xô Viết để cuối cùng đánh bại Liên Xô và khối Đông Âu. Phía Trung Quốc thì vừa hay có thể “mượn dao giết người” và sử dụng bàn tay của Mỹ để loại bỏ các vấn đề nghiêm trọng của chính họ và loại bỏ một trở ngại lớn cho mục tiêu cuối cùng của họ.
Bước vào kỷ nguyên của Đặng Tiểu Bình, việc “cải cách và mở cửa” của Trung Quốc đã cho thấy rằng họ muốn hòa nhập với thế giới phương Tây. Nước Mỹ hạnh phúc, và thế giới đang mỉm cười. Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, các chính trị gia Mỹ thậm chí còn nghĩ rằng phe xã hội chủ nghĩa đã chết.
Mỹ và phương Tây kỳ vọng rằng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Trung Quốc sẽ ngày càng chấp nhận tinh thần hợp tác và các giá trị phổ quát, và cuối cùng hoàn thành việc chuyển đổi hệ thống chính trị và trở thành một quốc gia tự do và dân chủ. Do đó, ngay cả vào mùa hè năm 1989, khi vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 diễn ra tại Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh, các chính trị gia Mỹ vẫn nhắm mắt và tiếp tục giúp đất nước Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình đạt được vị thế “tối huệ quốc” và sau đó được chấp nhận là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sự hỗ trợ khuyến khích của chính Mỹ và phương Tây suốt chặng đường toàn cầu hóa, theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá đã làm Trung Quốc giàu có hơn mỗi ngày. Nhưng, thật không may, thay vì cho thấy bất kỳ dấu hiệu dân chủ hóa hệ thống chính trị nào, Trung Quốc, với sự phát triển kinh tế, đã trở nên ngày càng độc tài. Và Bắc Kinh luôn luôn tích cực lợi dụng sự tự do và khoan dung của các hệ thống dân chủ của Mỹ và phương Tây, và lòng tốt của người dân, để xâm nhập và đánh cắp trên khắp các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, công nghệ và văn hóa.
Trên thực tế, sự phát triển của một nền kinh tế thị trường và sau đó tự động chuyển sang chế độ dân chủ chỉ là suy nghĩ và mong muốn của các chính trị gia Mỹ. Suy nghĩ này rất ngây thơ. Mong muốn, thậm chí là khát vọng của Bắc Kinh về việc “đập tan trật tự thế giới” do Mỹ dẫn đầu chưa bao giờ thay đổi.
Kể từ cuối những năm 1970, Trung Quốc đã theo cách tiếp cận “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Nó có nghĩa là gì? Nói một cách thẳng thắn, điều đó có nghĩa là che giấu tham vọng thống trị thế giới của họ, họ lặng lẽ bành trướng kinh tế, thu gom của cải, dòng tài chính trong và ngoài nước.
Trong thời kỳ này, không phải là Trung Quốc đã thay đổi mục tiêu hay tạm ngừng tìm kiếm quyền bá chủ. Chỉ đơn giản là Bắc Kinh không có đủ sức mạnh vào thời điểm đó và không nghĩ đến việc thống trị trong thời điểm đó. Người Trung Quốc gọi đây là “ngọa hổ tàng long”. Trung Quốc cải trang thành một con gấu trúc hiền lành.
Trong kỷ nguyên của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã có một sự thay đổi quan trọng trong quan niệm: Bắc Kinh từ bỏ phương thức vận hành kinh tế kế hoạch hóa tập trung và thay vào đó tăng cường theo đuổi quyền lực và sự giàu có. Nói cách khác, họ hoàn toàn xé bỏ chiếc mặt nạ lý tưởng, và tiết lộ rằng tất cả những gì họ muốn làm là “đập tan thế giới cũ” và tham vọng thống trị toàn cầu. Có lẽ chính quyền của Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ là những người có lý tưởng, và dường như chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội chỉ là chiêu bài tồn tại chính trị của họ. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã rơi sâu vào vũng lầy của tham nhũng và quyền lực.
Sau năm 2012, Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo của Trung Quốc. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã tích lũy được sự giàu có trong hơn 30 năm “cải cách và mở cửa”, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO; như đã biết, thông qua nhiều cách thức vi phạm một cách bất hợp pháp các quy tắc thương mại thế giới, Trung Quốc đã thu được một khoản tiền rất lớn. Nó đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Đất nước Trung Quốc của Tập Cận Bình tin chắc rằng quy mô của cơ thể con rồng đã được phát triển đầy đủ, và nó bắt đầu để lộ móng vuốt sắc bén cùng những chiếc răng khổng lồ của mình cho thế giới thấy. Tập Cận Bình nói với người dân Trung Quốc rằng Mao Trạch Đông làm cho Trung Quốc đứng lên, Đặng Tiểu Bình làm cho Trung Quốc trở nên giàu có, và ông, Tập Cận Bình, muốn làm cho Trung Quốc trở nên mạnh mẽ! Ông đã nói rất rõ ràng: “Đừng bao giờ quên ý định ban đầu (của chúng ta)”. Điều đó có nghĩa là không bao giờ được phép quên khao khát “đập tan thế giới cũ”, không được phép quên khao khát hủy diệt nước Mỹ, và không được phép quên kế hoạch thống trị thế giới.
Kết quả là đã ra đời “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”, quân sự hóa Biển Đông, xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài, tấn công tin tặc của quân đội mạng, sản xuất fentanyl để làm tăng cuộc khủng hoảng opioid, phòng thí nghiệm P4 và nghiên cứu virus, v.v. Ngoài ra, nó đã thâm nhập vào một phạm vi rộng hơn của chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, truyền thông và các lĩnh vực khác.
Trung Quốc đang tiến hành “chiến tranh không giới hạn” nhằm chống lại Mỹ và trật tự quốc tế hiện nay. Đừng nghĩ rằng thuốc fentanyl được bán cho Mỹ và Canada là hành vi phạm tội cá nhân. Đây giống như một cuộc tấn công không gian mạng của tin tặc, và giống như tất cả các hoạt động được đề cập ở trên, nó vừa mở lại vừa ẩn, hành vi gây hấn tấn công được ngụy trang, nhằm quét sạch Mỹ và phương Tây. Đặc biệt với bệnh dịch virus đang diễn ra, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tấn công trực tiếp vào Mỹ và thế giới.
70 năm qua, Bắc Kinh đã cho thế giới thấy rõ rằng Trung Quốc là một con rồng đang cúi mình dưới lớp da gấu trúc. Nếu Mỹ và phương Tây chỉ nhìn thấy một con gấu trúc hiền lành mà không nhìn thấy một con rồng đang nằm đó cố nuốt chửng họ, thì sai lầm mà họ mắc phải sẽ là để đời và vô cùng tàn khốc.
Các chính sách chống Mỹ và chống phương Tây của Bắc Kinh dường như được mặc định trong bản đồ gen của Trung Quốc và chúng không thể thay đổi. Do đó, mục tiêu cuối cùng của sự phát triển của Trung Quốc hẳn là nhằm loại bỏ nền văn minh của Mỹ và phương Tây.
Bất chấp loại trao đổi kinh tế và thương mại nào được thực hiện, họ không thể thay đổi kết quả của trận chiến cuối cùng. Bất kỳ chính sách khuyến khích và tưởng tượng của các chính trị gia Mỹ và phương Tây về cơ bản chỉ giúp kẻ thù trở nên mạnh mẽ hơn và đưa bản thân họ đến gần tuyệt lộ.
Chúng ta không biết mục đích thực sự của việc phương Tây tài trợ cho phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán ở Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là gì. Chúng ta cũng không biết tại sao rất nhiều người thuộc giới tinh hoa từ Mỹ và trên thế giới vẫn đang “tô son trát phấn” cho các chính sách của Trung Quốc và hát những lời ca ngợi Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng ta nên đặt câu hỏi cho chính mình rằng, chúng ta - mỗi cá nhân và quốc gia, dân tộc - có thể chấp nhận rằng một chế độ hà khắc như Bắc Kinh hiện đang theo đuổi tư tưởng chống lại mọi giá trị phổ quát của tự do, sáng tạo sẽ thống trị thế giới, dẫn dắt, kiểm soát chúng ta vì mục đích và lợi ích của chính họ?
Tác giả: Linan Li - độc giả của The Epoch Times tại Canada
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.
Thanh Hương
Theo The Epoch Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét