Ngựa & Người
Người và ngựa vốn gắn bó với nhau từ khoảng 4.000 năm Trước Công Nguyên, trong đó ngựa đóng vai trò của một “chiến mã” bên con người, rong ruổi trên khắp hành tinh này. Bên trời Âu mổi tiếng có “Con ngựa thành Troa” (The Trojan Horse) trong thần thoại Hy Lạp. Con ngựa khổng lồ này chỉ bằng gỗ nhưng quân Hy Lạp đã sử dụng để chiến thắng quân Troa theo kế cùa Odyssey trước khi rút lui.
Bức tranh "Con ngựa thành Troa" của
họa sĩ Giovanni Domenico Tiepolo
Ngựa gỗ chứa bên trong toàn lính nhưng người Troa lại tưởng rằng đây là món quà tạ lỗi của quân Hy Lạp đền bù cho bức tượng Athena đã bị phá hủy. Quân Hy Lạp trong bụng ngựa sau đó đã xông ra đánh và mở cổng thành cho quân bên ngoài vào để thôn tính thành Troa!Cũng theo truyền thuyết của Tầu từ thời Tam quốc, có một con ngựa màu đỏ được gọi là “Xích Thố” đã từng qua tay rất nhiều chủ. Người đầu tiên là Đổng Trác, tướng nhà Đông Hán, sau Đổng Trác lại tặng ngựa cho Lã Bố để “tả xung hữu đột” trên chiến trường.
Lã Bố trúng kế của một đại thần nhà Đông Hán, giết chết Đổng Trác nhưng Lã Bố cuối cũng bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo. Tháo lại tặng ngựa cho người hùng Quan Vũ nhưng Vũ lại một lòng trung thành với người anh em kết nghĩa Lưu Bị nên cưỡi Xích Thố trở về với họ Lưu.
Các chàng cao bồi xứ Cờ Hoa thời Wild Wild West cũng gắn bó với ngựa như một người bạn thân thiết. Điển hình là nhân vật chuyện tranh Lucky Luke với chú ngựa Jolly Jumper, được miêu tả là "chú ngựa thông minh nhất thế giới", lại còn biết đánh cờ, đi trên giây… đồng hành cùng Lucky Luke khắp miền Tây hoang dã của nước Mỹ.
Trở về với xứ Việt, trong “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn, mà chúng ta biết đến từ thời đi học, có những câu thơ nói về lý tưởng của người trai thời loạn sống chết với ngựa trên chiến trường:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa;
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào;
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu…”
***
Ngựa có tuổi thọ khoảng từ 25 đến 30 năm. Con ngựa sống thọ nhất có thể kiểm chứng là "Old Billy", một con ngựa sống trong thế kỷ 19 với tuổi thọ là 62 năm. Hiện nay, “Sugar Puff”, con ngựa được liệt kê trong Sách Kỷ lục Guinness như là con ngựa già nhất, đã qua đời ngày 25/5/2007 ở độ tuổi 56.
Hiện nay trên thế giới có hơn 100 giống ngựa nổi tiếng và được phân biệt qua hình dáng, kích thước và tính khí. Chẳng hạn như giống ngựa Mông Cổ hầu như không hề thay đổi kể từ thời kỳ Thành Cát Tư Hãn. Là giống ngựa chiến nổi tiếng sinh ra trên các vùng thảo nguyên Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII - XIII.
Ngựa Mông Cổ có tầm vóc trung bình, cao 1,4m, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tốc độ chạy từ 30–40 km/h. Giống ngựa này rất dai sức, có thể phi nước kiệu trong 10 giờ liền nên từ xưa ngựa Mông Cổ đã được mệnh danh là "thiên lý mã".
Có lẽ đây cũng là lý do Việt Nam ta thành lập trung đoàn cảnh sát kỵ binh cơ động dựa vào giống ngựa Mông Cổ. Theo ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng lực lượng kỵ binh trong việc bảo đảm an ninh trật tự, có thể hoạt động tại bất kể địa hình nào.
Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, kỵ binh sẽ được dùng trong bất kể công việc gì cần thiết, từ lễ tân nhà nước, các hoạt động nghi thức quốc gia, tới việc phòng chống tội phạm, tuần tra kiểm soát.
Sáng ngày 8/6/2020 các đại biểu Quốc hội đã có dịp chứng kiến buổi diễn hành của cảnh sát kỵ binh. Thành phần tham dự có cả Thủ Tướng, Chủ tịch Quốc hội và các quan chức chính phủ. Tuy nhiên, bầu không khí trang nghiêm của buổi lễ bị phần nào trở thành “ô uế” khi các chú ngựa thoải mái phóng uế trong lúc diễn hành.
Điều này đã khiến người dân không đồng tình và lên tiếng phê phán. Hơn nữa, nhiều ý kiến lại cho rằng những con ngựa nhập từ Mông Cổ sao lại trông giống lừa nhiều hơn là con ngựa thường thấy? La hay lừa chỉ là giống ngựa nhỏ, một loại “pony” như ta thường thấy trẻ em ở các nước Phương Tây thường cưỡi.
Ngựa có đặc điểm là bao tử của chúng không uốn cong như ta thường thấy ở các loài sinh vật khác, thế cho nên ta mới có câu “thẳng như ruột ngựa”! Thực phẩm mà chúng được cung cấp thường biến thành chất thải trong một thời gian quá nhanh nên bất kể phép lịch sự, chúng sẵn sàng thải phân ngay trên đường diễn hành.
Mỗi ngày chúng thải ra khoảng 18kg phân, tính ra trung bình một năm có thể thải ra 7 tấn phân, đó là chưa tính hàng nghìn lít nước tiểu. Một chú ngựa cảnh sát trung bình làm việc khoảng 8 tiếng mỗi ca, 5 ngày trong tuần, nghĩa là sẽ có khoảng 1.400kg phân xuất hiện trên đường phố mỗi năm.
Trên báo Times, người Anh đã than thở về tình trạng phân ngựa năm 1894, khi đó các phương tiện di chuyển chủ yếu dựa vào ngựa: “Nếu tình trạng không dọn dẹp hết phân ngựa thì chỉ trong 50 năm, mọi con đường ở London sẽ bị chôn vùi dưới 2,7 mét phân!”
Tại các nước, văn bản pháp luật có quy định mọi chú ngựa cưỡi nơi công cộng cần phải đeo thêm một chiếc túi sau đuôi để đựng phân. Nhưng chẳng rõ vì sao, quy định này không áp dụng cho đội kỵ binh cảnh sát, mà bản thân cảnh sát thành phố New York cũng từ chối bình luận về vấn đề này.
Thực tế cho thấy, đội kỵ binh không có nghĩa vụ phải dọn phân ngựa trong khi làm nhiêm vụ. Tại Anh, có một tỉ lệ lớn người dân cảm thấy khó chịu khi đội kỵ binh không chịu dừng lại dọn phân. Thậm chí, các sĩ quan còn được hướng dẫn cứ để mặc đống phân ở đó và chỉ được "khuyến khích" báo cáo với hội đồng địa phương mà thôi.
Tại Mỹ, chủ đề "ai sẽ dọn phân" cũng khiến cảnh sát phải bối rối. Như năm 2013, tờ New York Post có đăng tải câu chuyện lực lượng kỵ binh của Sở cảnh sát New York cứ để mặc đống "xú uế" do lũ ngựa thải ra. Đội NYPD từ chối bình luận về vấn đề này, dù sau đó NY Post xác nhận trách nhiệm thu dọn thuộc về Sở vệ sinh công cộng!
Cũng có nơi, mỗi sĩ quan cảnh sát đều mang theo túi nhựa, và sẽ chủ động dọn dẹp nếu ngựa thải ra tại những khu vực đông người qua lại. Một thành viên đội kỵ binh Úc đưa ra một giả thuyết khá hợp lý về việc tại sao ngựa của cảnh sát không chịu đeo túi đựng phân chỉ vì chiếc túi ấy có thể… gây trở ngại cho ngựa lúc phi “nước đại”.
Trong buổi diễn hành tại Việt Nam, ngựa không phi nước đại mà chỉ giới hạn ở “nước kiệu” với những bước chân thong thả. Thế nhưng khi xem lại những bức ảnh trên báo chí, người ta thấy dưới chân ngựa phải nói là… chất thải của ngựa cũng ngập ngụa.
Và ngay sau buổi lễ, phải có một lực lượng xuống đường, ra tay dọn dẹp để giữ cho khu vực Ba Đình được sạch sẽ như lúc đoàn kỵ binh chưa đi qua!
***
Xích thố là một trong những con ngựa nổi tiếng nhất trong Tam quốc
Chàng cao bồi Lucky Luke chăm sóc móng ngựa Jolly Jumper
Xe ngựa dành cho du khách tại Australia (hình tác giả chụp năm 2007)
Ngựa trong một cuộc diễn hành
Ngựa trong một cuộc diễn hành
Xe ngựa trong thành phố
Xe ngựa trong thành phố
Xe ngựa trong thành phố
Cảnh sát Detroit tuần tra trên đường phố năm 1951
Kỵ binh cảnh sát tuần tra trong thành phố
Kỵ binh cảnh sát tuần tra trong thành phố
Cảnh sát dẹp bạo động trên lưng ngựa
Cảnh phóng uế của ngựa cảnh sát tại Mỹ
Ngựa thường có một túi đựng phân phía sau đuôi
Cảnh sát dọn phân ngựa
Tại Việt Nam, ngày 8.6.2020 có cuộc diễn hành ra mắt của kỵ binh cảnh sát
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ tọa cuộc diễn hành
Hình báo Tuổi Trẻ
Cuộc diễn hành tại khu vực Ba Đình
Đoàn kỵ binh trong cuộc diễn hành
Đoàn kỵ binh trong cuộc diễn hành
Đoàn kỵ binh trong cuộc diễn hành
Hình của RFA
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Tuổi Trẻ
Trung đoàn kỵ binh cảnh sát
Trung đoàn kỵ binh cảnh sát
Chân dung một kỵ binh cảnh sát
Vấn đề phân thải của ngựa trong buổi lễ ra mắt
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Người Lao Động
Sau buổi lễ là công tác dọn dẹp
Sau buổi lễ là công tác dọn dẹp
Sau buổi lễ là công tác dọn dẹp
Hiện nay trên thế giới có hơn 100 giống ngựa nổi tiếng và được phân biệt qua hình dáng, kích thước và tính khí. Chẳng hạn như giống ngựa Mông Cổ hầu như không hề thay đổi kể từ thời kỳ Thành Cát Tư Hãn. Là giống ngựa chiến nổi tiếng sinh ra trên các vùng thảo nguyên Gobi thời đế quốc Nguyên Mông thế kỷ VII - XIII.
Ngựa Mông Cổ có tầm vóc trung bình, cao 1,4m, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tốc độ chạy từ 30–40 km/h. Giống ngựa này rất dai sức, có thể phi nước kiệu trong 10 giờ liền nên từ xưa ngựa Mông Cổ đã được mệnh danh là "thiên lý mã".
Có lẽ đây cũng là lý do Việt Nam ta thành lập trung đoàn cảnh sát kỵ binh cơ động dựa vào giống ngựa Mông Cổ. Theo ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng lực lượng kỵ binh trong việc bảo đảm an ninh trật tự, có thể hoạt động tại bất kể địa hình nào.
Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, kỵ binh sẽ được dùng trong bất kể công việc gì cần thiết, từ lễ tân nhà nước, các hoạt động nghi thức quốc gia, tới việc phòng chống tội phạm, tuần tra kiểm soát.
Sáng ngày 8/6/2020 các đại biểu Quốc hội đã có dịp chứng kiến buổi diễn hành của cảnh sát kỵ binh. Thành phần tham dự có cả Thủ Tướng, Chủ tịch Quốc hội và các quan chức chính phủ. Tuy nhiên, bầu không khí trang nghiêm của buổi lễ bị phần nào trở thành “ô uế” khi các chú ngựa thoải mái phóng uế trong lúc diễn hành.
Điều này đã khiến người dân không đồng tình và lên tiếng phê phán. Hơn nữa, nhiều ý kiến lại cho rằng những con ngựa nhập từ Mông Cổ sao lại trông giống lừa nhiều hơn là con ngựa thường thấy? La hay lừa chỉ là giống ngựa nhỏ, một loại “pony” như ta thường thấy trẻ em ở các nước Phương Tây thường cưỡi.
Ngựa có đặc điểm là bao tử của chúng không uốn cong như ta thường thấy ở các loài sinh vật khác, thế cho nên ta mới có câu “thẳng như ruột ngựa”! Thực phẩm mà chúng được cung cấp thường biến thành chất thải trong một thời gian quá nhanh nên bất kể phép lịch sự, chúng sẵn sàng thải phân ngay trên đường diễn hành.
Mỗi ngày chúng thải ra khoảng 18kg phân, tính ra trung bình một năm có thể thải ra 7 tấn phân, đó là chưa tính hàng nghìn lít nước tiểu. Một chú ngựa cảnh sát trung bình làm việc khoảng 8 tiếng mỗi ca, 5 ngày trong tuần, nghĩa là sẽ có khoảng 1.400kg phân xuất hiện trên đường phố mỗi năm.
Trên báo Times, người Anh đã than thở về tình trạng phân ngựa năm 1894, khi đó các phương tiện di chuyển chủ yếu dựa vào ngựa: “Nếu tình trạng không dọn dẹp hết phân ngựa thì chỉ trong 50 năm, mọi con đường ở London sẽ bị chôn vùi dưới 2,7 mét phân!”
Tại các nước, văn bản pháp luật có quy định mọi chú ngựa cưỡi nơi công cộng cần phải đeo thêm một chiếc túi sau đuôi để đựng phân. Nhưng chẳng rõ vì sao, quy định này không áp dụng cho đội kỵ binh cảnh sát, mà bản thân cảnh sát thành phố New York cũng từ chối bình luận về vấn đề này.
Thực tế cho thấy, đội kỵ binh không có nghĩa vụ phải dọn phân ngựa trong khi làm nhiêm vụ. Tại Anh, có một tỉ lệ lớn người dân cảm thấy khó chịu khi đội kỵ binh không chịu dừng lại dọn phân. Thậm chí, các sĩ quan còn được hướng dẫn cứ để mặc đống phân ở đó và chỉ được "khuyến khích" báo cáo với hội đồng địa phương mà thôi.
Tại Mỹ, chủ đề "ai sẽ dọn phân" cũng khiến cảnh sát phải bối rối. Như năm 2013, tờ New York Post có đăng tải câu chuyện lực lượng kỵ binh của Sở cảnh sát New York cứ để mặc đống "xú uế" do lũ ngựa thải ra. Đội NYPD từ chối bình luận về vấn đề này, dù sau đó NY Post xác nhận trách nhiệm thu dọn thuộc về Sở vệ sinh công cộng!
Cũng có nơi, mỗi sĩ quan cảnh sát đều mang theo túi nhựa, và sẽ chủ động dọn dẹp nếu ngựa thải ra tại những khu vực đông người qua lại. Một thành viên đội kỵ binh Úc đưa ra một giả thuyết khá hợp lý về việc tại sao ngựa của cảnh sát không chịu đeo túi đựng phân chỉ vì chiếc túi ấy có thể… gây trở ngại cho ngựa lúc phi “nước đại”.
Trong buổi diễn hành tại Việt Nam, ngựa không phi nước đại mà chỉ giới hạn ở “nước kiệu” với những bước chân thong thả. Thế nhưng khi xem lại những bức ảnh trên báo chí, người ta thấy dưới chân ngựa phải nói là… chất thải của ngựa cũng ngập ngụa.
Và ngay sau buổi lễ, phải có một lực lượng xuống đường, ra tay dọn dẹp để giữ cho khu vực Ba Đình được sạch sẽ như lúc đoàn kỵ binh chưa đi qua!
***
Xích thố là một trong những con ngựa nổi tiếng nhất trong Tam quốc
Chàng cao bồi Lucky Luke chăm sóc móng ngựa Jolly Jumper
Xe ngựa dành cho du khách tại Australia (hình tác giả chụp năm 2007)
Ngựa trong một cuộc diễn hành
Ngựa trong một cuộc diễn hành
Xe ngựa trong thành phố
Xe ngựa trong thành phố
Xe ngựa trong thành phố
Cảnh sát Detroit tuần tra trên đường phố năm 1951
Kỵ binh cảnh sát tuần tra trong thành phố
Kỵ binh cảnh sát tuần tra trong thành phố
Cảnh sát dẹp bạo động trên lưng ngựa
Cảnh phóng uế của ngựa cảnh sát tại Mỹ
Ngựa thường có một túi đựng phân phía sau đuôi
Cảnh sát dọn phân ngựa
Tại Việt Nam, ngày 8.6.2020 có cuộc diễn hành ra mắt của kỵ binh cảnh sát
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ tọa cuộc diễn hành
Hình báo Tuổi Trẻ
Cuộc diễn hành tại khu vực Ba Đình
Đoàn kỵ binh trong cuộc diễn hành
Đoàn kỵ binh trong cuộc diễn hành
Đoàn kỵ binh trong cuộc diễn hành
Hình của RFA
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Tuổi Trẻ
Trung đoàn kỵ binh cảnh sát
Trung đoàn kỵ binh cảnh sát
Chân dung một kỵ binh cảnh sát
Vấn đề phân thải của ngựa trong buổi lễ ra mắt
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Người Lao Động
Hình của báo Người Lao Động
Sau buổi lễ là công tác dọn dẹp
Sau buổi lễ là công tác dọn dẹp
Sau buổi lễ là công tác dọn dẹp
Vịnh
Trả lờiXóaMột bầy khuyển mã chốn Ba đình,
Hớn hở cười xem ngựa diễu binh:
Lính kỵ long nhong theo dọn bãi,
Thường dân hể hả chỉ tay nhìn.
Biển Đông, Tàu cấm thuyền chài cá,
Quốc hội, Việt bàn thảy lặng thinh!
“Dạ biểu” năm trăm thằng biểu quyết,
Chủ trương của đảng thật quang vinh.