Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

Gửi tiền ở Mỹ: Chỉ còn lại mỗi cái biên lai ?

Ái chà chà, đọc bài này mới thấy những vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền dân ở VN quá nhỏ bé so với những vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền các nước khác của chính phủ Mỹ. Trương Mỹ Lan chiếm đoạt cả mấy trăm nghìn tỷ tiền Việt cũng không bằng Hoa Kỳ và Anh chiếm lần lượt 37% và 13% tổng số vàng dự trữ của người Đức từ cả trăm năm nay. Lừa đảo ở VN chỉ là lừa đảo của trẻ con so với lừa đảo của các công ty và chính phủ các nước phương Tây. Điển hình như Công ty bảo hiểm Manulife của Canada lừa đảo công khai và trắng trợn hàng vạn người dân Việt Nam để chiếm đoạt hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng. Bây giờ thì mình mới biết cả các chính phủ Mỹ Anh Canada cũng lừa đảo cướp đoạt như thế; đúng là thằng bố thế nào thì thằng con cũng như thế. Công ty bảo hiểm Manulife của Canada lừa đảo thì mình còn có thể kiện lên Chính phủ Việt Nam, chứ Mỹ và đám chư hầu của Mỹ lừa đảo thì người hay quốc gia bị hại biết kiện ở đâu ? Khốn nạn thật, bất công hết cỡ. Không biết chính phủ Việt Nam có dại dột đem tiền gửi ở Mỹ Anh không ? Mong là không. Còn đám quan tham thì chắc chắn là có; rồi lại mất hết tiền tham nhũng vào tay đế quốc; đúng là của cốc mò cò xơi; tham nhũng để làm gì rồi mất hết thế này ?
Gửi tiền ở Mỹ: Chỉ còn lại mỗi cái biên lai ?
Một tin không vui lắm cho Hoa Kỳ. Nigeria đã quyết định lấy lại số lượng vàng dự trữ mà họ đã cất giữ từ lâu ở Hoa Kỳ. Trước đó không lâu, các nước Ai Cập, Ghana, Cameron, Senegal, Algeria và thậm chí cả Ả Rập Saudi cũng đã làm điều tương tự. 
Chính phủ các nước châu Phi làm điều này bởi họ rất lo ngại về tình trạng của nền kinh tế Hoa Kỳ. Hơn nữa, họ có lý do chính đáng để làm điều này: sau câu chuyện tịch thu tài sản của Nga thì không còn ai đảm bảo bất cứ điều gì cho ai nữa. 

Nghĩa là, bất cứ lúc nào “bá chủ” cũng có thể quyết định rằng ai đó đã vi phạm điều gì đó và thế là họ có quyền chiếm đoạt tài sản của người khác.

Trước đó, vào năm 2013, người Đức đã trở nên nổi tiếng với nỗ lực lấy lại lượng vàng dự trữ của mình, được cất giữ tại Hoa Kỳ, Anh và Pháp. Câu chuyện kéo dài khoảng bốn năm và kết thúc với việc họ chỉ lấy lại được tài sản của mình từ Pháp. Còn Hoa Kỳ và Anh quyết không trả và vẫn đang lưu giữ lần lượt 37% và 13% tổng số vàng dự trữ của người Đức cho đến nay.

Vì vậy, tuyên bố mong muốn lấy lại số vàng dự trữ từ Hoa Kỳ là một chuyện, còn việc nhận được nó lại là chuyện hoàn toàn khác. Số vàng này có thể đã không còn nữa, “bá chủ” tiêu nó từ lâu rồi. Chỉ còn lại mỗi cái biên lai.


1 nhận xét:

  1. Gần 700 tấn vàng “hồi hương” về Đức từ Mỹ, Pháp sau chiến tranh lạnh, minh doc tren bao dan tri

    Trả lờiXóa