Chưa bao giờ mình có cảm tình với CEO Facebook Mark Zuckerberg. Xấu trai, gian trá, nói nhiều câu như dở hơi, lấy cô vợ người Tàu nom như con ma... Nhưng vì là chuyện riêng của họ nên mình không quan tâm. Chỉ có điều mới dùng FB được khoảng 3 năm mà mình thấy FB đối xử với khách hàng tệ bạc quá. FB sẵn sàng vì tiền mà hy sinh khách hàng, mồm leo lẻo nói "tự do bày tỏ ý kiến là một quyền căn bản của con người và sẵn sàng bảo vệ quyền này trên toàn thế giới" nhưng trong thực tế thì ngặn chặn không thiêng tiếc và không cần báo trước. Chưa có mạng nào mình biết lại chấp nhận ngoan ngoãn vâng lời chính quyền như FB. Thế cho nên mình dùng trang Blog này để lưu bài là chính, dùng FB chỉ là phụ vì FB có thể bị vô hiệu hóa bất cứ lúc nào.
Chính khách, giới nhân quyền Mỹ lo Facebook‘đồng lõa, gây tiền lệ xấu ở Việt Nam’
23 tháng 4 2020 - Một Thượng nghị sĩ Mỹ bày tỏ lo ngại với BBC trước tin Facebook có vẻ thỏa hiệp với sức ép của Việt Nam để chặn các bài "chống nhà nước". Hôm thứ Ba, một bài điều tra riêng của Reuters nói các máy chủ của Facebook đặt ở Việt Nam bị đóng hồi giữa tháng Hai, làm chậm tốc độ truy cập, dẫn đến Facebook đồng ý gia tăng kiểm duyệt.
Bà nói tiếp: "Một khi chọn lựa cách tuân thủ luật an ninh mạng của Việt Nam, Facebook đang bật đèn xanh cho các chính phủ nước khác cũng sẽ biến các công ty công nghệ thành vũ khí."
Hồi đáp của Việt Nam
Trong khi đó, ngày 23/4 Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra phản ứng chính thức về điều tra của Reuters.
Người phó phát ngôn, Ngô Toàn Thắng, phát biểu:
"Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng số ở Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, hỗ trợ đầu tư về công nghệ thông tin, truyền thông trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về thuế, các trách nhiệm xã hội khác với cộng đồng.
Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nên hợp tác với Chính phủ trong việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh," ông Thắng nói.
Bài báo của Reuters ngày 21/4 dẫn lời hai nguồn giấu tên tại Facebook nói các hạn chế của công ty viễn thôong nhà nước Viettel và VNPT khiến máy chủ địa phương của Facebook ngừng hoạt động khoảng bảy tuần.
Trả lời cho Reuters qua email, Facebook xác nhận rằng họ đã "miễn cưỡng tuân thủ" yêu cầu của Việt Nam để "hạn chế tiếp cận các nội dung bị cho là phi pháp".
'Tiền lệ tồi tệ'
Tổ chức nhân quyền đặt ở Mỹ, Human Rights Watch (HRW), ra tuyên bố kêu gọi Facebook cần công khai giải thích lý do đi đến quyết định đó.
HRW nói Facebook cần chia sẻ các thông tin về đánh giá tác động nhân quyền trong tình huống này nếu có tiến hành; tường trình về việc có hay không có ý định, và bằng cách nào, khắc phục hậu quả cho các nạn nhân của việc kiểm duyệt.
"Thật khó hình dung được Facebook sẽ hoàn tất được các nghĩa vụ nhân quyền của mình bằng cách nào khi công ty này đang giúp Việt Nam kiểm duyệt tự do ngôn luận," ông Sifton, giám đốc vận động châu Á của HRW, nói.
Ông Sifton lo lắng: "Facebook đã tạo ra một tiền lệ tồi tệ qua việc thỏa hiệp khi bị chính quyền Việt Nam tống tiền."
"Giờ đây các quốc gia khác cũng biết cách đạt được điều họ muốn từ Facebook, để buộc công ty này đồng lõa trong việc vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tất nhiên, trước hết chính quyền Việt Nam đáng lẽ không được ngăn chặn đường truy cập của Facebook, nhưng Facebook lẽ ra không nên chấp nhận các yêu cầu của họ," ông Sifton bày tỏ lập trường của HRW.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Marsha Blackburn
Trả lời riêng BBC, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Marsha Blackburn, từ tiểu bang Tennessee, bày tỏ lo ngại của bà. Bà nói bản tin của Reuters khiến bà thấy "lo ngại". "Nếu tin này có thật, nó có nghĩa rằng Facebook đang đồng lõa để ngăn chặn tự do biểu đạt của nhân dân Việt Nam." "Nhân quyền cần được bảo vệ cả trên mạng và ngoài đời," Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn phát biểu.
Văn phòng Facebook đặt ở Menlo Park, California
Bà nói tiếp: "Một khi chọn lựa cách tuân thủ luật an ninh mạng của Việt Nam, Facebook đang bật đèn xanh cho các chính phủ nước khác cũng sẽ biến các công ty công nghệ thành vũ khí."
Hồi đáp của Việt Nam
Trong khi đó, ngày 23/4 Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra phản ứng chính thức về điều tra của Reuters.
Người phó phát ngôn, Ngô Toàn Thắng, phát biểu:
"Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng số ở Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, hỗ trợ đầu tư về công nghệ thông tin, truyền thông trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về thuế, các trách nhiệm xã hội khác với cộng đồng.
Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nên hợp tác với Chính phủ trong việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh," ông Thắng nói.
Bà Sheryl Sandberg (phải), Giám đốc điều hành của
Facebook, dự hội nghị Apec ở Đà Nẵng năm 2017
Bài báo của Reuters ngày 21/4 dẫn lời hai nguồn giấu tên tại Facebook nói các hạn chế của công ty viễn thôong nhà nước Viettel và VNPT khiến máy chủ địa phương của Facebook ngừng hoạt động khoảng bảy tuần.
Trả lời cho Reuters qua email, Facebook xác nhận rằng họ đã "miễn cưỡng tuân thủ" yêu cầu của Việt Nam để "hạn chế tiếp cận các nội dung bị cho là phi pháp".
'Tiền lệ tồi tệ'
Tổ chức nhân quyền đặt ở Mỹ, Human Rights Watch (HRW), ra tuyên bố kêu gọi Facebook cần công khai giải thích lý do đi đến quyết định đó.
HRW nói Facebook cần chia sẻ các thông tin về đánh giá tác động nhân quyền trong tình huống này nếu có tiến hành; tường trình về việc có hay không có ý định, và bằng cách nào, khắc phục hậu quả cho các nạn nhân của việc kiểm duyệt.
"Thật khó hình dung được Facebook sẽ hoàn tất được các nghĩa vụ nhân quyền của mình bằng cách nào khi công ty này đang giúp Việt Nam kiểm duyệt tự do ngôn luận," ông Sifton, giám đốc vận động châu Á của HRW, nói.
CEO Facebook Mark Zuckerberg từng nhấn mạnh
cam kết bảo vệ tự do ngôn luận của Facebook
Ông Sifton lo lắng: "Facebook đã tạo ra một tiền lệ tồi tệ qua việc thỏa hiệp khi bị chính quyền Việt Nam tống tiền."
"Giờ đây các quốc gia khác cũng biết cách đạt được điều họ muốn từ Facebook, để buộc công ty này đồng lõa trong việc vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tất nhiên, trước hết chính quyền Việt Nam đáng lẽ không được ngăn chặn đường truy cập của Facebook, nhưng Facebook lẽ ra không nên chấp nhận các yêu cầu của họ," ông Sifton bày tỏ lập trường của HRW.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét