Bài này hay.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn, thậm chí đối diện với nguy cơ phá sản, do tác động của tình trạng giãn cách xã hội nhằm đối phó với dịch Covid-19.
Với số liệu chính thức cho biết đã 6 ngày liên tiếp không có ca nhiễm Covid-19 mới, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo Việt Nam công bố kế hoạch phân chia các tỉnh thành theo 3 nhóm nguy cơ nhằm đưa ra các chính sách tái mở cửa kinh tế tương ứng theo từng trường hợp cụ thể.
Theo đó, nhóm nguy cơ cao là Hà Nội được đề nghị tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội thêm 1 tuần nữa, cho đến hết ngày 30/4, nhưng cho phép thành phố này được tự quyết định về việc mở cửa lại các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu và các loại hình kinh doanh đường phố tùy theo tình hình thực tiễn tại địa phương.
Nhóm có nguy cơ, gồm TPHCM, Bắc Ninh, Hà Giang, cũng được cho phép tự quyết định về việc tái tục các hoạt động kinh tế tùy theo tình hình địa phương.
Riêng nhóm nguy cơ thấp là các tỉnh thành còn lại được phép khôi phục trở lại các hoạt động kinh tế không thiết yếu nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch.
“Khó trụ nổi”
Kế hoạch cho thấy sự dè dặt và đắn đo của các lãnh đạo Việt Nam trong việc đưa ra quyết sách về thời điểm tái mở cửa nền kinh tế, giữa bối cảnh mà một số nhà hoạt động và những người làm công tác xã hội nói rằng đời sống kinh tế của người dân ở nhiều nơi đã ở mức “kiệt quệ”.
“Ở Việt Nam, dù người chết chưa có, rồi số lượng dịch bệnh chưa phải là nhiều, nhưng thực ra về kinh tế, phải nói là kiệt quệ. Nhân viên và tất cả những người lao động thấp đang rất khổ”, bà Lê Hoài Anh, một nữ doanh nhân đã đứng ra quyên góp và hỗ trợ trực tiếp cho người dân trong đại dịch Covid-19, đưa ra nhận định với VOA.
Bày tỏ sự thông cảm về “bài toán khó” trong quyết định tái mở cửa nền kinh tế, nhưng bà Lê Hoài Anh cho rằng Việt Nam vẫn phải giải bài toán khó này vì nền kinh tế sẽ “khó trụ nổi” nếu các hoạt động kinh tế không sớm khôi phục.
“Bây giờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà hàng... đã phá sản hết rồi. Tôi thực sự rất lo sợ”, bà Anh cho VOA biết.
“Mặc dù tôi hiểu rằng chính phủ Việt Nam, cũng như Mỹ thôi, đang đứng trước bài toán rất khó là bao giờ mở cửa trở lại. Việt Nam lại còn khó hơn trong nền kinh tế mà người dân thì có rất nhiều thành phần mà số lượng, tỷ lệ chạy ăn từng bữa, từng tuần, từng tháng khá là đông”.
Theo nữ doanh nhân này, nếu các hoạt động kinh tế không sớm khôi phục, tình trạng phá sản sẽ lan rộng, kéo theo những bất ổn xã hội.
Nhận định với VOA về vấn đề này, Tiến sĩ kinh tế Đinh Trường Hinh, nguyên chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới ở Washington DC và hiện là Chủ tịch Công ty EGAT, cho rằng quyết định có nên gia hạn thời gian cách ly xã hội hay không phải tùy thuộc vào tình trạng của nạn dịch đang xảy ra, chứ không đơn thuần vì kinh tế có chịu đựng được hay không.
“Nếu kinh tế chịu đựng không được, phải bỏ cách ly, mà bị COVID-19 hoành hành trở lại thì hậu quả còn nguy hiểm hơn là đừng bỏ cách ly”, TS. Đinh Trường Hinh nói.
Vì vậy, theo ông, quyết định này “phải dựa theo tình hình virus đã được ngăn chặn như thế nào, có nguy cơ quay trở lại hay không, và phải căn cứ vào số liệu thực tiễn ở tại nơi (data on the ground).
Việt Nam cần làm gì?
Với “cú sốc đại dịch”, nền kinh tế Việt Nam được cho là vừa đứng trước nguy cơ vừa đứng cơ hội. Ngoài những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến sụp đổ kinh tế, một số cơ hội cũng đang được bàn đến trong thời gian gần đây là cơ hội “thoát Trung” và cơ hội đón làn sóng đầu tư mới từ những doanh nghiệp quốc tế đang có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc.
Nói về “cơ hội vàng” để kinh tế Việt Nam thoát thoát khỏi ảnh hưởng quá lớn từ Trung Quốc lâu nay, TS. Đinh Trường Hinh cho rằng dù có dịch cúm hay không, Việt Nam cũng cần phải thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc để có “độc lập tự do lâu dài”.
Ông nói: “Dịp cúm Covid-19 là một cơ hội bằng vàng để các kinh tế gia Việt Nam có cơ hội phân tích ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào, để biết rõ số người lao động tay nghề cao và thấp của Trung Quốc xuất cảng qua Việt Nam hiện là bao nhiêu, ở trong ngành nghề nào, có thể thay được ngay hay không, cũng như ảnh hưởng Trung Quốc về giao thông, du lịch, vận tải, đầu tư, thương mại và tác động đến các đầu vào của các chuỗi cung ứng liên quốc gia”.
“Từ đó, chính phủ phải lập ra một chương trình rõ ràng, thiết thực và có thể giám sát để trong một thời gian có thể giảm thiểu các ảnh hưởng từ Trung Quốc nêu trên, nhất là các đầu vào về chất xám cũng như về vật liệu, và thay vào đó các nguồn từ trong nước hoặc từ các nước khác”.
Theo cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới, việc đầu tiên chính phủ Việt Nam nên làm là lập ra một nhóm nghiên cứu để thu thập các tài liệu cần thiết, một mặt để tìm hiểu những ảnh hưởng của dịch cúm đến kinh tế Việt Nam, mặt khác để tìm hiểu rõ thêm ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc đối với Việt Nam, nhất là ở các tỉnh biên giới.
Mặt khác, với tình trạng xuất khẩu Việt Nam đang chịu tác động từ “lỗ hổng” nguồn cầu từ các thị trường lớn như Mỹ trong lĩnh vực dệt may, giày dép, phụ tùng, điện thoại..., TS. Đinh Trường Hinh cho rằng đây là lúc mà Việt Nam cần phải “thắt lưng buộc bụng”, dù có phải bán rẻ trước mắt để chiếm thị trường thì cũng phải làm để dành lấy cơ hội xuất khẩu cho tương lai, và cũng nên tận dụng các thị trường khác như châu Âu thông qua EVFTA vào lúc này.
Ngoài ra, để chuẩn bị “nội lực” đủ mạnh để có thể đón lấy làn sóng di cư công xưởng sắp tới của các doanh nghiệp quốc tế từ Trung Quốc sang các quốc gia láng giềng, theo TS. Đinh Trường Hinh, Việt Nam cần rà soát lại những đầu tư nước ngoài, chú trọng hơn về chất lượng và khuyến khích đầu tư vào những lãnh vực mà Việt Nam đang cần để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. “Những lãnh vực này là những nghành công kỹ nghệ cao có thể đem lại giá trị sản xuất cao hơn và tận dụng trí tuệ của dân Việt Nam”, ông nói.
“Cụ thể, Việt Nam phải khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn của những lãnh vực này để hoàn thiện chuỗi giá trị cung ứng; khuyến khích FDI liên kết với các công ty trong nước qua hình thái liên doanh và đẩy mạnh liên kết hàng dọc; nâng tỷ lệ nội địa hóa, và ngăn chận đầu tư (hoặc đem các máy móc cũ) có hại hay có ảnh hưởng xấu cho môi trường. Mục đích chính là giúp các công ty tư nhân trong nước được lớn mạnh và cạnh tranh thành công trên thế giới”.
Theo TS. Đinh Trường Hinh, để làm được điều này, Việt Nam cần “cải tổ theo chiều sâu”, như giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước, đối xử bình đẳng các nhà xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp; khuyến khích phát triển các cụm sản xuất (clusters); đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đồng bộ (plug-and-play) và các khu công nghệ; khuyến khích và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua hợp đồng thầu phụ.
Lặp lại những khuyến nghị đã đưa ra trong cuốn sách “Light Manufacturing in Vietnam” (Phát Triển Công Kỹ Nghệ Nhẹ tại Việt Nam) do Ngân hàng Thế giới xuất bản, TS. Đinh Trường Hinh cho rằng vấn đề quan trọng nhất vẫn là chất xám của người Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nên thực hiện các chính sách nhằm tăng số lượng và chất lượng công nhân có tay nghề để giúp cho nền kinh tế “vươn lên mức cao hơn trên bậc thang giá trị gia tăng”, từ đó có thể đón lấy những cơ hội sau đại dịch Covid-19, theo cựu kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/gi%E1%BA%A3m-s%E1%BB%91c-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-sau-c%C3%BA-s%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch/5385254.html
'Giảm sốc' kinh tế Việt Nam sau cú sốc đại dịch
22/04/2020 Khánh An-VOA - Trong khi các lãnh đạo Việt Nam vẫn tỏ ra dè dặt trong quyết định tái mở cửa nền kinh tế, thì những người trực tiếp làm công tác cứu trợ xã hội lo ngại phần lớn người nghèo, người thu nhập thấp sẽ không gượng nổi nếu các sinh hoạt xã hội, nhà máy, doanh nghiệp… không sớm quay lại bình thường như trước. “Ở Việt Nam, dù người chết chưa có, rồi số lượng dịch bệnh chưa phải là nhiều, nhưng thực ra về kinh tế, phải nói là kiệt quệ. Nhân viên và tất cả những người lao động thấp đang rất khổ”, bà Lê Hoài Anh nói.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn, thậm chí đối diện với nguy cơ phá sản, do tác động của tình trạng giãn cách xã hội nhằm đối phó với dịch Covid-19.
Với số liệu chính thức cho biết đã 6 ngày liên tiếp không có ca nhiễm Covid-19 mới, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo Việt Nam công bố kế hoạch phân chia các tỉnh thành theo 3 nhóm nguy cơ nhằm đưa ra các chính sách tái mở cửa kinh tế tương ứng theo từng trường hợp cụ thể.
Theo đó, nhóm nguy cơ cao là Hà Nội được đề nghị tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội thêm 1 tuần nữa, cho đến hết ngày 30/4, nhưng cho phép thành phố này được tự quyết định về việc mở cửa lại các cửa hàng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu và các loại hình kinh doanh đường phố tùy theo tình hình thực tiễn tại địa phương.
Nhóm có nguy cơ, gồm TPHCM, Bắc Ninh, Hà Giang, cũng được cho phép tự quyết định về việc tái tục các hoạt động kinh tế tùy theo tình hình địa phương.
Riêng nhóm nguy cơ thấp là các tỉnh thành còn lại được phép khôi phục trở lại các hoạt động kinh tế không thiết yếu nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch.
“Khó trụ nổi”
Kế hoạch cho thấy sự dè dặt và đắn đo của các lãnh đạo Việt Nam trong việc đưa ra quyết sách về thời điểm tái mở cửa nền kinh tế, giữa bối cảnh mà một số nhà hoạt động và những người làm công tác xã hội nói rằng đời sống kinh tế của người dân ở nhiều nơi đã ở mức “kiệt quệ”.
“Ở Việt Nam, dù người chết chưa có, rồi số lượng dịch bệnh chưa phải là nhiều, nhưng thực ra về kinh tế, phải nói là kiệt quệ. Nhân viên và tất cả những người lao động thấp đang rất khổ”, bà Lê Hoài Anh, một nữ doanh nhân đã đứng ra quyên góp và hỗ trợ trực tiếp cho người dân trong đại dịch Covid-19, đưa ra nhận định với VOA.
Bày tỏ sự thông cảm về “bài toán khó” trong quyết định tái mở cửa nền kinh tế, nhưng bà Lê Hoài Anh cho rằng Việt Nam vẫn phải giải bài toán khó này vì nền kinh tế sẽ “khó trụ nổi” nếu các hoạt động kinh tế không sớm khôi phục.
“Bây giờ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà hàng... đã phá sản hết rồi. Tôi thực sự rất lo sợ”, bà Anh cho VOA biết.
“Mặc dù tôi hiểu rằng chính phủ Việt Nam, cũng như Mỹ thôi, đang đứng trước bài toán rất khó là bao giờ mở cửa trở lại. Việt Nam lại còn khó hơn trong nền kinh tế mà người dân thì có rất nhiều thành phần mà số lượng, tỷ lệ chạy ăn từng bữa, từng tuần, từng tháng khá là đông”.
Theo nữ doanh nhân này, nếu các hoạt động kinh tế không sớm khôi phục, tình trạng phá sản sẽ lan rộng, kéo theo những bất ổn xã hội.
Nhận định với VOA về vấn đề này, Tiến sĩ kinh tế Đinh Trường Hinh, nguyên chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới ở Washington DC và hiện là Chủ tịch Công ty EGAT, cho rằng quyết định có nên gia hạn thời gian cách ly xã hội hay không phải tùy thuộc vào tình trạng của nạn dịch đang xảy ra, chứ không đơn thuần vì kinh tế có chịu đựng được hay không.
“Nếu kinh tế chịu đựng không được, phải bỏ cách ly, mà bị COVID-19 hoành hành trở lại thì hậu quả còn nguy hiểm hơn là đừng bỏ cách ly”, TS. Đinh Trường Hinh nói.
Vì vậy, theo ông, quyết định này “phải dựa theo tình hình virus đã được ngăn chặn như thế nào, có nguy cơ quay trở lại hay không, và phải căn cứ vào số liệu thực tiễn ở tại nơi (data on the ground).
Việt Nam cần làm gì?
Với “cú sốc đại dịch”, nền kinh tế Việt Nam được cho là vừa đứng trước nguy cơ vừa đứng cơ hội. Ngoài những nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến sụp đổ kinh tế, một số cơ hội cũng đang được bàn đến trong thời gian gần đây là cơ hội “thoát Trung” và cơ hội đón làn sóng đầu tư mới từ những doanh nghiệp quốc tế đang có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc.
Nói về “cơ hội vàng” để kinh tế Việt Nam thoát thoát khỏi ảnh hưởng quá lớn từ Trung Quốc lâu nay, TS. Đinh Trường Hinh cho rằng dù có dịch cúm hay không, Việt Nam cũng cần phải thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc để có “độc lập tự do lâu dài”.
Ông nói: “Dịp cúm Covid-19 là một cơ hội bằng vàng để các kinh tế gia Việt Nam có cơ hội phân tích ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào, để biết rõ số người lao động tay nghề cao và thấp của Trung Quốc xuất cảng qua Việt Nam hiện là bao nhiêu, ở trong ngành nghề nào, có thể thay được ngay hay không, cũng như ảnh hưởng Trung Quốc về giao thông, du lịch, vận tải, đầu tư, thương mại và tác động đến các đầu vào của các chuỗi cung ứng liên quốc gia”.
“Từ đó, chính phủ phải lập ra một chương trình rõ ràng, thiết thực và có thể giám sát để trong một thời gian có thể giảm thiểu các ảnh hưởng từ Trung Quốc nêu trên, nhất là các đầu vào về chất xám cũng như về vật liệu, và thay vào đó các nguồn từ trong nước hoặc từ các nước khác”.
Theo cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới, việc đầu tiên chính phủ Việt Nam nên làm là lập ra một nhóm nghiên cứu để thu thập các tài liệu cần thiết, một mặt để tìm hiểu những ảnh hưởng của dịch cúm đến kinh tế Việt Nam, mặt khác để tìm hiểu rõ thêm ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc đối với Việt Nam, nhất là ở các tỉnh biên giới.
Mặt khác, với tình trạng xuất khẩu Việt Nam đang chịu tác động từ “lỗ hổng” nguồn cầu từ các thị trường lớn như Mỹ trong lĩnh vực dệt may, giày dép, phụ tùng, điện thoại..., TS. Đinh Trường Hinh cho rằng đây là lúc mà Việt Nam cần phải “thắt lưng buộc bụng”, dù có phải bán rẻ trước mắt để chiếm thị trường thì cũng phải làm để dành lấy cơ hội xuất khẩu cho tương lai, và cũng nên tận dụng các thị trường khác như châu Âu thông qua EVFTA vào lúc này.
Ngoài ra, để chuẩn bị “nội lực” đủ mạnh để có thể đón lấy làn sóng di cư công xưởng sắp tới của các doanh nghiệp quốc tế từ Trung Quốc sang các quốc gia láng giềng, theo TS. Đinh Trường Hinh, Việt Nam cần rà soát lại những đầu tư nước ngoài, chú trọng hơn về chất lượng và khuyến khích đầu tư vào những lãnh vực mà Việt Nam đang cần để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. “Những lãnh vực này là những nghành công kỹ nghệ cao có thể đem lại giá trị sản xuất cao hơn và tận dụng trí tuệ của dân Việt Nam”, ông nói.
“Cụ thể, Việt Nam phải khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn của những lãnh vực này để hoàn thiện chuỗi giá trị cung ứng; khuyến khích FDI liên kết với các công ty trong nước qua hình thái liên doanh và đẩy mạnh liên kết hàng dọc; nâng tỷ lệ nội địa hóa, và ngăn chận đầu tư (hoặc đem các máy móc cũ) có hại hay có ảnh hưởng xấu cho môi trường. Mục đích chính là giúp các công ty tư nhân trong nước được lớn mạnh và cạnh tranh thành công trên thế giới”.
Theo TS. Đinh Trường Hinh, để làm được điều này, Việt Nam cần “cải tổ theo chiều sâu”, như giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước, đối xử bình đẳng các nhà xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp; khuyến khích phát triển các cụm sản xuất (clusters); đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đồng bộ (plug-and-play) và các khu công nghệ; khuyến khích và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua hợp đồng thầu phụ.
Lặp lại những khuyến nghị đã đưa ra trong cuốn sách “Light Manufacturing in Vietnam” (Phát Triển Công Kỹ Nghệ Nhẹ tại Việt Nam) do Ngân hàng Thế giới xuất bản, TS. Đinh Trường Hinh cho rằng vấn đề quan trọng nhất vẫn là chất xám của người Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nên thực hiện các chính sách nhằm tăng số lượng và chất lượng công nhân có tay nghề để giúp cho nền kinh tế “vươn lên mức cao hơn trên bậc thang giá trị gia tăng”, từ đó có thể đón lấy những cơ hội sau đại dịch Covid-19, theo cựu kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/gi%E1%BA%A3m-s%E1%BB%91c-kinh-t%E1%BA%BF-vi%E1%BB%87t-nam-sau-c%C3%BA-s%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch/5385254.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét