"TẮT ĐÈN" THỜI NAY !!!
Thị Nở cầm tay Chí Phèo, ứa lệ : "Nếu người ta đuổi anh ra khỏi Sách giáo khoa, em cũng xin ra theo. Em không thể sống thiếu anh”. Chí Phèo vô cùng cảm động liền ôm chặt lấy Thị Nở .
Lão Hạc húng hắng ho , ngó cổ ra ngoài căn nhà thốc gió , nói vọng sang : " Chúng mà đuổi thằng Chí ra khỏi Sách , tao cũng xin ra theo . Tao già rồi mà không nuôi được thân , phải ăn bả chó tự tử , không xứng đáng làm gương cho bọn trẻ.”
Chị Dậu cắp rá đi vay gạo ngang qua , hớt hải chạy vào : " Cụ ơi ! Cụ xin cho con ra với , con khố rách áo ôm , không trung hậu đảm đang để nuôi chồng con nên không xứng đáng làm gương cho ai đâu . Cụ giúp con với nhé”.
Lão Hạc thở dài , định nói điều gì đó thì Tấm đang vớt bèo bên bờ ao , vứt rổ chạy đến ôm mặt khóc : " Ông ơi ! Con giết con Cám còn lấy xác nó làm mắm cho mụ dì ghẻ ăn , con không xứng là hiền lành, tốt bụng, ông cũng xin cho con ra khỏi Sách với ".
Lão Hạc ôm ngực ho rũ rượi một hồi mắt đẫm lệ nói : " Tao có biết chữ đâu mà viết đơn xin . Mà nếu có nhờ ai viết hộ đơn xin đi nữa thì chắc gì chúng nó đã cho ra ".
Nghị Quế đi qua , hóng chuyện , nói chen vào : " Lão Hạc mà xin ra được thì xin luôn cho tôi ra khỏi Sách với , mấy chục năm nay tôi bị dân chửi không ra gì . Có phải riêng tôi là thằng xấu đâu . Bây giờ có cả triệu thằng xấu và ác hơn tôi . Nó ăn của dân không chừa thứ gì , ngốn cả nghìn tỷ , phá cả chục nghìn tỷ , sao không đưa chúng vào Sách cho dân ném đá ?”
Thầy giáo Hoàng cắp tay sau đít , đứng đó tự bao giờ , nói chen vào : " người ta đưa các ông bà vào là để phê phán cái Xã hội Phong kiến đen tối , chứ ông bà làm gương với kính cái giề”?
Bá Kiến đứng trước cổng , nghe được câu chuyện liền chỉ gậy nói vọng ra : " đứa nào bảo Xã hội này đen tối tao vả cho gãy răng . Nghèo là do chúng mày ngu . Chúng mày định làm loạn , định rủ nhau khiếu kiện đông người hả ? Tao cho ra khỏi hộ nghèo là chết cả nút đấy . Nên nhớ tao vẫn là chủ cái làng Vũ Đại này”.
Lão Hạc thở dài , cố nín cơn ho đang trào lên trong cổ họng , lọm khọm chui vào nhà . Bên ngoài , gió bấc vẫn lùa ù ù qua tấm liếp , lạnh buốt . Trời vẫn tối đen như tiền đồ Chị Dậu.
P/S : Cụ Ngô Tất Tố dưới suối vàng ngậm cười than rằng : " Ôi ! Bốn ngàn năm ta lại là ta”
Nguyễn Thu Thủy
Chị Dậu cắp rá đi vay gạo ngang qua , hớt hải chạy vào : " Cụ ơi ! Cụ xin cho con ra với , con khố rách áo ôm , không trung hậu đảm đang để nuôi chồng con nên không xứng đáng làm gương cho ai đâu . Cụ giúp con với nhé”.
Lão Hạc thở dài , định nói điều gì đó thì Tấm đang vớt bèo bên bờ ao , vứt rổ chạy đến ôm mặt khóc : " Ông ơi ! Con giết con Cám còn lấy xác nó làm mắm cho mụ dì ghẻ ăn , con không xứng là hiền lành, tốt bụng, ông cũng xin cho con ra khỏi Sách với ".
Lão Hạc ôm ngực ho rũ rượi một hồi mắt đẫm lệ nói : " Tao có biết chữ đâu mà viết đơn xin . Mà nếu có nhờ ai viết hộ đơn xin đi nữa thì chắc gì chúng nó đã cho ra ".
Nghị Quế đi qua , hóng chuyện , nói chen vào : " Lão Hạc mà xin ra được thì xin luôn cho tôi ra khỏi Sách với , mấy chục năm nay tôi bị dân chửi không ra gì . Có phải riêng tôi là thằng xấu đâu . Bây giờ có cả triệu thằng xấu và ác hơn tôi . Nó ăn của dân không chừa thứ gì , ngốn cả nghìn tỷ , phá cả chục nghìn tỷ , sao không đưa chúng vào Sách cho dân ném đá ?”
Thầy giáo Hoàng cắp tay sau đít , đứng đó tự bao giờ , nói chen vào : " người ta đưa các ông bà vào là để phê phán cái Xã hội Phong kiến đen tối , chứ ông bà làm gương với kính cái giề”?
Bá Kiến đứng trước cổng , nghe được câu chuyện liền chỉ gậy nói vọng ra : " đứa nào bảo Xã hội này đen tối tao vả cho gãy răng . Nghèo là do chúng mày ngu . Chúng mày định làm loạn , định rủ nhau khiếu kiện đông người hả ? Tao cho ra khỏi hộ nghèo là chết cả nút đấy . Nên nhớ tao vẫn là chủ cái làng Vũ Đại này”.
Lão Hạc thở dài , cố nín cơn ho đang trào lên trong cổ họng , lọm khọm chui vào nhà . Bên ngoài , gió bấc vẫn lùa ù ù qua tấm liếp , lạnh buốt . Trời vẫn tối đen như tiền đồ Chị Dậu.
P/S : Cụ Ngô Tất Tố dưới suối vàng ngậm cười than rằng : " Ôi ! Bốn ngàn năm ta lại là ta”
Nguyễn Thu Thủy
------------------
Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937).[1] Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.
Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu. Trước khi lấy chồng chị vốn có tên là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và (theo nhà văn) sinh ra trong gia đình trung lưu.
Vốn lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu có dư giả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Chưa hết, sau khi đám ma cho em trai xong, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào cảnh 'nhất nhì trong hạng cùng đinh' trong làng.
Mùa sưu đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối cùng, bần cùng quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn, hiếu thảo và ổ chó mới đẻ chưa kịp mở mắt cho vợ chồng lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy hai đồng nộp sưu. Nhưng vừa đủ tiền nộp xong suất sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lý do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị bắt không được về nhà.
Nửa đêm, anh Dậu dở sống dở chết được đưa về. Được bà con lối xóm giúp đỡ, anh dần tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng cho chị vay bát gạo nấu cháo để anh ăn lại sức. Nhưng vừa kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lí trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu ra sức van xin không được, cuối cùng uất ức quá không thể chịu được nữa, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng.
Phạm tội đánh người nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là tên dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy.
Sau đó, chị may mắn gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc.
Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định giở trò đồi bại với chị... Tác phẩm kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!"
Nhân vật trong truyện:
Chị Dậu (nhân vật chính): 24 tuổi, một người phụ nữ nông dân nghèo, vừa xinh đẹp, chu đáo, tháo vát, đảm đang, yêu thương chồng con hết mực nhưng đồng thời là người dũng cảm, mạnh mẽ, bất khuất muốn đấu tranh vì công lý.
Anh Dậu: 26 tuổi, một nông dân hiền lành chất phác, là chồng của chị Dậu. Anh bắt đầu đi làm ruộng từ năm lên tám, và là một tá điền lực lưỡng. Sau khi lo ma cho em trai xong, anh bị mắc bệnh sốt rét, không làm ăn được gì. Tới mùa sưu, anh bị cùm kẹp ra đình làng để vợ ở nhà phải bán con kiếm tiền nộp sưu chuộc anh về.
Cái Tí: là con gái đầu lòng của vợ chồng anh chị Dậu. Đây là một cô bé ngoan ngoãn, hiếu thảo, đảm đang, tháo vát. Mới 7 tuổi nhưng đã thay mẹ đảm đương việc nhà, chăm em, biết thương thầy u. Vì không có tiền nộp sưu cho thầy, em buộc lòng bị bán làm con ở cho Nghị Quế để gánh bớt đi bệnh tật. Trong đoạn bị bán cho vợ chồng lão Nghị, em bị vợ lão ép phải ăn cơm thừa của chó cho tới khi nào ăn hết mới được ăn cơm mới.
Thằng Dần: đứa con trai năm tuổi của vợ chồng anh chị Dậu. Nhõng nhẹo và chưa biết nghĩ tới thầy bu như cái Tí nhưng rất quý chị. Sau khi cái Tí bị bán, đã nằng nặc bắt bu phải dẫn chị về.
Cái Tỉu: đứa con gái út mới hai tuổi, luôn khát sữa mẹ.
Vợ chồng Nghị Quế: hai kẻ địa chủ độc ác. Nhân mùa sưu thuế đã đi xiết đồ của các dòng họ với giá rẻ. Vợ chồng lão tuy giàu nhưng lại kiệt sỉ, ngu dốt và thủ đoạn. Một số câu thoại như: "Đồng hồ Tây có bao giờ sai ?", "Bếp! Dọn mâm! Bà đã đếm rồi! Đúng đủ 14 miếng giò! Thiếu miếng nào là mày chết với bà"... Khi trả tiền bán con, bán chó cho chị Dậu, bà Nghị cố tình thiếu mấy đồng trinh trong cọc tiền làm chị Dậu cũng phải thốt lên: "Vợ chồng Nghị Quế giàu thế mà còn điêu"!
Cai lệ: nghiện nặng, kẻ đi thúc sưu và bị chị Dậu đánh ngã ngửa ra giữa nhà.
Quan huyện: tên quan dâm ô, lợi dụng xử án cho chị Dậu định cưỡng bức chị.
Cụ "Cố": cha đẻ của quan cụ, ngoài 80, rụng hết răng, uống sữa người như một dạng thuốc bổ vì không còn ăn được gì.
Quan cụ: con cụ "Cố". Trong đêm tối mưa gió, lão đã mò vào buồng chị Dậu...
Mụ cửu Xung: vợ quan cửu Xung trên tỉnh. Người này đã cho chị Dậu mười đồng nộp tiền sưu còn thiếu và giới thiệu cho chị công việc mới.
Cụm từ "Chị Dậu" trong xã hội thực dân nửa phong kiến nhắc ta nhớ đến số phận nô lệ, những con người nông dân chịu nhiều áp bức của bộ máy cai trị mục ruỗng, thối nát và tàn bạo.
Trong xã hội hiện đại, cụm từ "Chị Dậu" cũng vẫn thường được dùng để chỉ những con người hoặc gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn, nghèo khổ so với mặt bằng chung của xã hội. Ví dụ: "nhìn như chị Dậu", Gia cảnh nhà nó "chị Dậu lắm", hoàn cảnh còn hơn "chị Dậu",...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét