Đọc bài này mình rất buồn vì 20 năm trước đây mình đã đề xuất cơ hội phá giá nội tệ để tăng sức cạnh tranh và đổi mới mạnh mẽ cơ cấu kinh tế rất thuận lợi, nhưng Trung ương không làm (xem bài cũ của tôi gồm 3 phần: (1) Chúng ta sẽ thu được gì khi phá giá mạnh đồng tiền Việt Nam). Từ khoảng 10 năm gần đây, cơ hội này giảm hẳn. Trong thời D. Trump nắm quyền, cơ hội này đã rất nhỏ. Buồn nhất khi đọc câu: Các Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh và Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ rất có thể đã phải trấn an Washington rằng Việt Nam sẽ không phá giá đồng bạc dù có vẻ rất muốn sau khi Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ". Giờ có muốn cũng không được.
Mỹ chưa xếp Việt Nam vào danh sách “thao túng tiền tệ”
Mỹ vẫn kềm chế chưa đưa Việt Nam vào danh sách các nước có chính sách “thao túng tiền tệ” để trừng phạt dựa trên những dữ kiện mới do phía Việt Nam cung cấp gần đây. Một viên chức ẩn danh của Bộ Tài Chính Hoa Kỳ hé lộ với hãng tin Bloomberg điều này giúp nhà cầm quyền Việt Nam ‘nhẹ thở.’ Hãng tin tài chính Bloomberg nên ba tiêu chuẩn mà Mỹ dùng làm căn cứ để xác định chính sách tiền tệ của một nước có phải là thao túng tiền tệ hay không. Thứ nhất là thặng dư tài khoản vãng lai hơn 3% tổng sản phẩm quốc gia (GDP). Thứ hai là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là $20 tỷ. Thứ ba là sự can thiệp liên tục vào thị trường tiền tệ vượt quá ít nhất 2% GDP. Việt Nam đều vượt quá ba tiêu chuẩn mà Bộ Tài Chính Mỹ dùng để xác định chính sách tiền tệ và khó tránh bị cáo buộc “thao túng tiền tệ”.
Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại Trưởng Mike Pompeo gặp nhau tại Bộ Ngoại Giao Mỹ. (Hình: Bộ Ngoại Giao Mỹ). Giữa tuần trước, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng CSVN Phạm Bình Minh đã đến Washington DC gặp nhiều giới chức chính phủ Mỹ sau khi có tin Việt Nam là một trong những nước đang bị Hoa Kỳ “rà soát” chính sách tiền tệ trong bản báo cáo hàng năm dù chưa bị chỉ đích danh “thao túng tiền tệ” như Trung Quốc.
Báo chí tại Việt Nam theo thông cáo của Bộ Ngoại Giao CSVN chỉ đưa tin ông Phạm Bình Minh đến Washington DC vào các ngày 22 và 23 Tháng Năm, 2019 gặp ngoại trưởng Mike Pompeo, phó cố vấn An ninh quốc gia Charles Kupperman và Keith Kellog, phụ tá Tổng Thống Mỹ, cố vấn An ninh quốc gia Phó Tổng Thống với nhu cầu hai bên “cần phối hợp tốt trong tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao”.
Không thấy phía Việt Nam đề cập gì đến chuyện ông Phạm Bình Minh gặp Bộ Trưởng Tài Chính Steven Mnuchin.
Nhưng ông Mnuchin đăng tải trên mạng Twitter hôm Thứ Năm 23 Tháng Năm tấm hình ông chụp với Ngoại Trưởng CSVN Phạm Bình Minh với lời bình luận “đã có cuộc họp hữu ích” với ông Minh khi hai ông nói chuyện về “sự quan trọng trong mối quan hệ kinh tế, thương mại” giữa hai nước.
Bộ trương Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đưa hình ông chụp chung với ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh ngày 23 Tháng Năm 2019 trên trang Twitter. (Hình: Twitter)
Người ta không biết những tài liệu mà phía Việt Nam cung cấp cho Bộ Tài Chính Hoa Kỳ là những tài liệu gì, nhưng có vẻ Hà Nội cố gắng giải tỏa nguy cơ bị Mỹ trừng phạt kinh tế khi Mỹ đưa ra báo cáo hai lần mỗi năm về ngoại tệ, nâng số nước bị lên án có chính sách thao túng tiền tệ lên tới 20 nước từ con số 12 nước từ danh sách báo cáo lần trước, sau khi Hoa Thịnh Đốn thay đổi tiêu chuẩn xác định.
Trước đây, một trong những yếu tố khiến Bộ Tài Chính Mỹ xác định khả năng thao túng tiền tệ là thặng dư tài khoản vãng lai – chênh lệch giữa số tiền mà một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu – là 3% tổng sản phẩm quốc nội. Tỉ lệ này được hạ thấp xuống còn 2% trong bản phúc trình mới.
Bộ Tài Chính Mỹ đã nộp bản phúc trình cho Tòa Bạch Ốc từ đầu Tháng Tư và Quốc hội Mỹ dự trù thông qua trong tháng này nhưng tới giờ vẫn chưa có tin.
Trước chuyến đi Mỹ của ông Phạm Bình Minh, một Phó Thủ Tướng khác của CSVN, ông Vương Đình Huệ, đã phải vội vã điện thoại cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin ngày 13 Tháng Năm, 2019 khi có tin Việt Nam theo đuổi chính sách tiền tệ gần giống với chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc.
Hãng tin tài chính Bloomberg nên ba tiêu chuẩn mà Mỹ dùng làm căn cứ để xác định chính sách tiền tệ của một nước có phải là thao túng tiền tệ hay không. Thứ nhất là thặng dư tài khoản vãng lai hơn 3% tổng sản phẩm quốc gia (GDP). Thứ hai là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là $20 tỷ. Thứ ba là sự can thiệp liên tục vào thị trường tiền tệ vượt quá ít nhất 2% GDP.
Xét theo tiêu chuẩn đầu, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam là 3% vào cuối năm 2018, và các năm 2016 và 2017 cũng trong giới hạn vừa kể. Khi Bộ Tài chính Mỹ hạ giới hạn thặng dư tài khoản vãng lai xuống 2% thì Việt Nam đã không đạt tiêu chuẩn này.
Ở tiêu chuẩn thứ hai, thặng dư thương mại Việt Nam với Mỹ đã vượt quá $20 tỉ kể từ năm 2014, lên tới $39.5 tỉ năm 2018, mức cao nhất kể từ 1990. Ở tiêu chuẩn thứ ba, theo tác giả Brad Setser phân tích trên trang mạng của Council for Foreign Relations “Việt Nam có phải là Trung Quốc mới?” thì mức độ can thiệp là 5.6% GDP vào 2017, và 8% GDP vào nửa đầu 2018.
Theo đó, Việt Nam đều vượt quá ba tiêu chuẩn mà Bộ Tài Chính Mỹ dùng để xác định chính sách tiền tệ và khó tránh bị cáo buộc “thao túng tiền tệ”.
Cuộc điện đàm của ông Vương Đình Huệ và chuyến đi Hoa Kỳ của ông Phạm Bình Minh được nhìn thấy đều nhằm thanh minh rằng Việt Nam không giống Trung Quốc. Các ông rất có thể đã phải trấn an Washington rằng Việt Nam sẽ không phá giá đồng bạc dù có vẻ rất muốn sau khi Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ.
(Người Việt)
Báo chí tại Việt Nam theo thông cáo của Bộ Ngoại Giao CSVN chỉ đưa tin ông Phạm Bình Minh đến Washington DC vào các ngày 22 và 23 Tháng Năm, 2019 gặp ngoại trưởng Mike Pompeo, phó cố vấn An ninh quốc gia Charles Kupperman và Keith Kellog, phụ tá Tổng Thống Mỹ, cố vấn An ninh quốc gia Phó Tổng Thống với nhu cầu hai bên “cần phối hợp tốt trong tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao”.
Không thấy phía Việt Nam đề cập gì đến chuyện ông Phạm Bình Minh gặp Bộ Trưởng Tài Chính Steven Mnuchin.
Nhưng ông Mnuchin đăng tải trên mạng Twitter hôm Thứ Năm 23 Tháng Năm tấm hình ông chụp với Ngoại Trưởng CSVN Phạm Bình Minh với lời bình luận “đã có cuộc họp hữu ích” với ông Minh khi hai ông nói chuyện về “sự quan trọng trong mối quan hệ kinh tế, thương mại” giữa hai nước.
Bộ trương Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đưa hình ông chụp chung với ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh ngày 23 Tháng Năm 2019 trên trang Twitter. (Hình: Twitter)
Người ta không biết những tài liệu mà phía Việt Nam cung cấp cho Bộ Tài Chính Hoa Kỳ là những tài liệu gì, nhưng có vẻ Hà Nội cố gắng giải tỏa nguy cơ bị Mỹ trừng phạt kinh tế khi Mỹ đưa ra báo cáo hai lần mỗi năm về ngoại tệ, nâng số nước bị lên án có chính sách thao túng tiền tệ lên tới 20 nước từ con số 12 nước từ danh sách báo cáo lần trước, sau khi Hoa Thịnh Đốn thay đổi tiêu chuẩn xác định.
Trước đây, một trong những yếu tố khiến Bộ Tài Chính Mỹ xác định khả năng thao túng tiền tệ là thặng dư tài khoản vãng lai – chênh lệch giữa số tiền mà một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu – là 3% tổng sản phẩm quốc nội. Tỉ lệ này được hạ thấp xuống còn 2% trong bản phúc trình mới.
Bộ Tài Chính Mỹ đã nộp bản phúc trình cho Tòa Bạch Ốc từ đầu Tháng Tư và Quốc hội Mỹ dự trù thông qua trong tháng này nhưng tới giờ vẫn chưa có tin.
Trước chuyến đi Mỹ của ông Phạm Bình Minh, một Phó Thủ Tướng khác của CSVN, ông Vương Đình Huệ, đã phải vội vã điện thoại cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin ngày 13 Tháng Năm, 2019 khi có tin Việt Nam theo đuổi chính sách tiền tệ gần giống với chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc.
Hãng tin tài chính Bloomberg nên ba tiêu chuẩn mà Mỹ dùng làm căn cứ để xác định chính sách tiền tệ của một nước có phải là thao túng tiền tệ hay không. Thứ nhất là thặng dư tài khoản vãng lai hơn 3% tổng sản phẩm quốc gia (GDP). Thứ hai là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là $20 tỷ. Thứ ba là sự can thiệp liên tục vào thị trường tiền tệ vượt quá ít nhất 2% GDP.
Xét theo tiêu chuẩn đầu, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam là 3% vào cuối năm 2018, và các năm 2016 và 2017 cũng trong giới hạn vừa kể. Khi Bộ Tài chính Mỹ hạ giới hạn thặng dư tài khoản vãng lai xuống 2% thì Việt Nam đã không đạt tiêu chuẩn này.
Ở tiêu chuẩn thứ hai, thặng dư thương mại Việt Nam với Mỹ đã vượt quá $20 tỉ kể từ năm 2014, lên tới $39.5 tỉ năm 2018, mức cao nhất kể từ 1990. Ở tiêu chuẩn thứ ba, theo tác giả Brad Setser phân tích trên trang mạng của Council for Foreign Relations “Việt Nam có phải là Trung Quốc mới?” thì mức độ can thiệp là 5.6% GDP vào 2017, và 8% GDP vào nửa đầu 2018.
Theo đó, Việt Nam đều vượt quá ba tiêu chuẩn mà Bộ Tài Chính Mỹ dùng để xác định chính sách tiền tệ và khó tránh bị cáo buộc “thao túng tiền tệ”.
Cuộc điện đàm của ông Vương Đình Huệ và chuyến đi Hoa Kỳ của ông Phạm Bình Minh được nhìn thấy đều nhằm thanh minh rằng Việt Nam không giống Trung Quốc. Các ông rất có thể đã phải trấn an Washington rằng Việt Nam sẽ không phá giá đồng bạc dù có vẻ rất muốn sau khi Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét