Đời bố nối đời con: Những số phận buồn
Duc Trung Nguyen - Đời mình mỗi thập kỷ trôi qua là nỗi buồn lại dày thêm. Ngẫm lại thấy đời mình cũng không khác đời bố mình. Cụ hoạt động cách mạng trước năm 1945, nhưng sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã nhận ra con đường người ta dẫn dắt mình đi không ích nước lợi nhà. Phản đối công khai thì bị trù úm, nên chán chường bỏ cuộc. 60 năm tuổi Đảng, nhưng từ chối mọi huân chương, bằng khen và các quyền lợi theo tiêu chuẩn (được mua xe máy bao cấp, phân nhà, đi nước ngoài...) và 15 năm cuối đời đã quyết định vứt bỏ thẻ Đảng...
Kiếp người
Đối với mình, những năm 1970 thì buồn vì chế độ độc tài quân phiệt thời chiến, bắt giam vô thời hạn không cần xét xử. Đi học cũng bị chèn ép, cô lập vì phản đối những bất công, áp đặt ở trường. Dù sao rất lạ là mình phản đối ai ở trường thì người đó bị mất chức hoặc bị thuyên chuyển công tác, và các thầy cô giáo khác thì yêu quý mình. Nguyên nhân chủ yếu là mình học giỏi. Bài học rút ra là khi mình giỏi, người ta sợ mình chứ mình không phải sợ người ta. Các lãnh đạo sao này cũng ngại đụng vào mình vì biết mình sẵn sàng bóc phốt các vị cho toàn dân thiên hạ thấy.
Thập kỷ 1980 thì buồn vì kinh tế lụn bại, hàng triệu dân chết đói vì chủ quan duy ý chí nhất quyết bám theo mô hình Liên Xô. Bao nhiêu ý tưởng hay, mô hình mới được đề xuất, thậm chí có những lãnh đạo, người dân bức xúc quá hóa liều, cứ phá rào để làm. Đổi mới 1986 nửa vời, hậu quả tốc độ tăng trưởng tụt xuống thấp nhất lịch sử, tỷ lệ lạm phát tăng vọt tới gần 800%. Chưa bao giờ khủng hoảng lòng tin lớn như thời kỳ này.
Những tưởng sự kiện khối Sô Viết sụp đổ trong ba năm 1989 - 1991 làm các ông ấy tỉnh ra, hóa ra tự do hóa kinh tế chỉ diễn ra trong khoảng 5 năm, sau lại xiết chặt hơn. May mà lúc đó khai thác được dầu khí, rồi Mỹ và các nước phương Tây bỏ cấm vận, viện trợ, cho vay ODA và dòng vốn FDI đổ vào, rồi kiều hối ngày một tăng, nên kinh tế ỳ ạch nhưng đời sống người dân cũng được cải thiện.
Nửa đầu thập kỷ 2000 ace chúng mình buồn vì Sáu Khải chẳng dám làm gì. Có câu chưa bao giờ đất nước có chuyện Thủ tướng (Khải) được trình cái gì cũng không dám ký, ký cái gì đều phải hỏi cấp dưới mãi rồi mới dám ký. Ngược lại, phó Thủ tướng (Ba Dũng) được trình cái gì cũng ký, nhưng ký cái gì sai cái đấy.
Sáu Khải sống an phận, chỉ chăm chăm dựa vào bán tài nguyên, bán đất đai, huy động kiều hối, vay nợ dân và nước ngoài để sống. Quân dưới làm sai, tham nhũng phát triển rầm rộ. Anh em bảo Thủ tướng kỷ luật đi, phải chống tham nhũng ngay khi mới phát sinh, Sáu Khải bảo kỷ luật cái mẹ gì, mình chưa kịp kỷ luật nó, nó đã kỷ luật mình. Gương Lê Khả Phiêu đấy, mới kỷ luật vài thằng, nó đã cho mất chức Tổng bí thư rồi.
Sáu Khải ghét Ba Dũng nhưng vẫn giới thiệu Ba Dũng làm Thủ tướng. Cả thập kỷ 2006-2015 dường như không chỉ Trung ương mà toàn dân vui vẻ để mặc Ba Dũng công khai tham nhũng, biến đất nước thành đồ chơi, mặc sức tàn phá. Đau xót hơn, khi thôi chức Ba Dũng đã để lại thêm vài chục tỷ đô la nợ nước ngoài.
Mấy năm gần đây cỗ xe tam mã Trọng Phúc Ngân đầu rỗng, không biết phải làm gì. Toàn dân ngơ ngác, đất nước trăm đầu tầu nhưng như con thuyền thúng không đầu không lái... Số liệu thống kê kinh tế xã hội toàn mầu hồng nhưng ai cũng biết toàn rởm.
Tương lai đất nước về đâu ? Con đường hội nhập vào Tàu rõ lắm.
Thập kỷ 1980 thì buồn vì kinh tế lụn bại, hàng triệu dân chết đói vì chủ quan duy ý chí nhất quyết bám theo mô hình Liên Xô. Bao nhiêu ý tưởng hay, mô hình mới được đề xuất, thậm chí có những lãnh đạo, người dân bức xúc quá hóa liều, cứ phá rào để làm. Đổi mới 1986 nửa vời, hậu quả tốc độ tăng trưởng tụt xuống thấp nhất lịch sử, tỷ lệ lạm phát tăng vọt tới gần 800%. Chưa bao giờ khủng hoảng lòng tin lớn như thời kỳ này.
Những tưởng sự kiện khối Sô Viết sụp đổ trong ba năm 1989 - 1991 làm các ông ấy tỉnh ra, hóa ra tự do hóa kinh tế chỉ diễn ra trong khoảng 5 năm, sau lại xiết chặt hơn. May mà lúc đó khai thác được dầu khí, rồi Mỹ và các nước phương Tây bỏ cấm vận, viện trợ, cho vay ODA và dòng vốn FDI đổ vào, rồi kiều hối ngày một tăng, nên kinh tế ỳ ạch nhưng đời sống người dân cũng được cải thiện.
Nửa đầu thập kỷ 2000 ace chúng mình buồn vì Sáu Khải chẳng dám làm gì. Có câu chưa bao giờ đất nước có chuyện Thủ tướng (Khải) được trình cái gì cũng không dám ký, ký cái gì đều phải hỏi cấp dưới mãi rồi mới dám ký. Ngược lại, phó Thủ tướng (Ba Dũng) được trình cái gì cũng ký, nhưng ký cái gì sai cái đấy.
Sáu Khải sống an phận, chỉ chăm chăm dựa vào bán tài nguyên, bán đất đai, huy động kiều hối, vay nợ dân và nước ngoài để sống. Quân dưới làm sai, tham nhũng phát triển rầm rộ. Anh em bảo Thủ tướng kỷ luật đi, phải chống tham nhũng ngay khi mới phát sinh, Sáu Khải bảo kỷ luật cái mẹ gì, mình chưa kịp kỷ luật nó, nó đã kỷ luật mình. Gương Lê Khả Phiêu đấy, mới kỷ luật vài thằng, nó đã cho mất chức Tổng bí thư rồi.
Sáu Khải ghét Ba Dũng nhưng vẫn giới thiệu Ba Dũng làm Thủ tướng. Cả thập kỷ 2006-2015 dường như không chỉ Trung ương mà toàn dân vui vẻ để mặc Ba Dũng công khai tham nhũng, biến đất nước thành đồ chơi, mặc sức tàn phá. Đau xót hơn, khi thôi chức Ba Dũng đã để lại thêm vài chục tỷ đô la nợ nước ngoài.
Mấy năm gần đây cỗ xe tam mã Trọng Phúc Ngân đầu rỗng, không biết phải làm gì. Toàn dân ngơ ngác, đất nước trăm đầu tầu nhưng như con thuyền thúng không đầu không lái... Số liệu thống kê kinh tế xã hội toàn mầu hồng nhưng ai cũng biết toàn rởm.
Tương lai đất nước về đâu ? Con đường hội nhập vào Tàu rõ lắm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét