Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Quyết định tăng giá điện là đúng đắn (???)

Mặc dù khá thân thiết và kính trọng TS (Việt kiều ở Mỹ, nguyên Vụ trưởng vụ Thống kê của Liên Hợp Quốc), nhưng tôi không tán thành hầu hết các phân tích đánh giá của TS trong bài này. Ví dụ: (i) Ngay mở bài, TS đã khẳng định "Việt Nam hiện có giá điện thấp nhất thế giới", từ đó suy diễn "khuyến khích tiêu dùng và hấp thụ các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm nhưng cần nhiều điện từ TQ". Nhìn vào bảng 1 của TS đã thấy giá điện ở Malaysia hay Thái Lan đã có thể thấp hơn VN. Hoặc nếu giá điện ở VN thấp thì khoảng cách cũng không quá xa so với Trung Quốc hay cả Mỹ (trong bài đăng tiếp theo bài này, TS Việt cho biết "giá trung bình ở Mỹ vào năm 2016 là dưới 10 xu nhưng vào năm 2019 là 10.5 xu. Giá hộ gia đình là 12.7 xu, luôn luôn cao hơn giá dùng trong sản xuất và giao thông, cao hơn trung bình 22%"). Lưu ý là VN có khí hậu rất nóng nên tiêu dùng điện làm mát cao hơn ở Mỹ. (ii) Về bản chất giá điện cao hay thấp là do chi phí sản xuất. Chắc chắn nếu kinh doanh đàng hoàng, chi phí ở VN sẽ rất thấp, thấp xa so với ở các nước khác vì tiền lương người lao động VN quá thấp, nói đúng là tiền lương chết đói (trong khi quan chức ngành điện thu nhập rất cao). Mặt khác, trang thiết bị, hệ thống kỹ thuật... đều thuộc loại rởm, rẻ tiền, nên chất lượng cung ứng điện rất tồi. Vậy làm sao chi phí sản xuất cao được ? chi phí sản xuất cao hiện nay thực chất là do tham nhũng, lãng phí tràn lan và do đầu tư sai, nhất là đầu tư ngoài lĩnh vực điện. Nếu đem bắn tất cả những thằng sếp điện lực và cấp trên liên quan, thì giá điện chắc chắn sẽ giảm mạnh. (iii) Nâng giá điện để hạn chế tiêu dùng là giải pháp sai, phá hoại sản xuất. Theo bảng của TS, mức tiêu dùng điện đầu người của VN vẫn thấp do xuất phát điểm quá thấp, tiêu dùng và sản xuất thiếu điện nghiêm trọng. Muốn phát triển sản xuất, cơ giới hóa và hiện đại hóa, chắc chắn cần tiêu dùng điện nhiều hơn. Còn nếu nâng giá cao, sẽ chỉ lợi cho tập đoàn tham nhũng và ngăn chặn sản xuất, tiêu diệt các doanh nghiệp... Giảp pháp cho vấn đề điện hiện nay là phải tư nhân hóa hoàn toàn ngành điện, đồng thời phải cho ra tòa rồi xử bắn vài quan chức ngành điện.
Quyết định tăng giá điện là đúng đắn (???)
TS Vũ Quang Việt - Quyết định của Bộ Công Thương tăng giá điện là đúng đắn nhằm khuyến khích đầu tư vào điện và tiết kiệm sử dụng điện. Chi dùng điện trong công nghiệp năm 2015 (không có số liệu những năm sau 2015) chiếm tới 54% lượng điện sản xuất, và tăng 73% trong 5 năm (2015-2010) trong khi GDP xuất phát từ hoạt động công nghiệp chỉ tăng 44%. Điện rẻ đã hấp dẫn công nghiệp tiêu dùng nhiều điện. Tuy nhiên việc áp dụng tăng giá 8.3% ngay một lúc và vào mùa hè cho thấy Bộ Công Thương thiếu người có khả năng thực hiện chính sách đúng đắn. 

Trong một bài báo trên Kinh tế Sài Gòn (tháng 7/2017)1 tôi cho rằng Việt Nam hiện có giá điện thấp nhất thế giới, do đó khuyến khích tiêu dùng và hấp thụ các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm nhưng cần nhiều điện từ TQ. Giá bán điện của VN năm 2015 là 7.5 xu Mỹ còn ở Ở Trung Quốc là 8 xu, ở Mỹ là 13 xu, ở nhiều nước châu Âu điện bán trên 20 xu, có nơi gần 40 xu. 


Rẻ như thế nên mức độ dùng điện rất lớn, tính trên GDP theo giá thị trường và cả GDP-PPP theo mức so sánh chi tiêu đều cao hơn nhiều so các nước khác trong khu vực, chính vì thế mức tăng điện bình quân năm những năm vừa qua là 12% gấp đôi so với mức tăng GDP 6% năm. Trong khi đó các nước xung quanh tăng điện chỉ cao hơn một chút, còn ở các nước phát triển, điện tăng thấp hơn mức tăng GDP. 

Do đó mà yêu cầu đầu tư điện ở VN là rất lớn, tăng gấp đôi mỗi 6 năm, mỗi năm đòi hỏi đầu tư gần 8 tỷ US. Nhưng nếu cứ theo nhịp độ như Tập đoàn Điện lực EVN dự đoán thì đầu tư từ sau 2016 sẽ lên trung bình 8-12 tỷ US một năm, tức là cần 152-182 tỷ US từ 2016-2030.2 

Bản báo cáo năm 2018 của World Bank nhấn mạnh đến mở rộng thị trường cho đầu tư tư nhân nhưng không nói gì đến việc cần tăng giá điện để giảm cầu và để khuyến khích các công nghệ sản xuất ít cần điện trên một cùng một đồng GDP tạo thêm ra.
Quyết định của Bộ Công Thương tăng giá điện là đúng đắn nhằm khuyến khích đầu tư vào điện và tiết kiệm sử dụng điện. Chi dùng điện trong công nghiệp năm 2015 (không có số liệu những năm sau 2015) chiếm tới 54% lượng điện sản xuất, và tăng 73% trong 5 năm (2015-2010) trong khi GDP xuất phát từ hoạt động công nghiệp chỉ tăng 44%. Điện rẻ đã hấp dẫn công nghiệp tiêu dùng nhiều điện.

Tuy nhiên việc áp dụng tăng giá 8.3% ngay một lúc và vào mùa hè cho thấy Bộ Công Thương thiếu người có khả năng thực hiện chính sách đúng đắn. Ở Thành phố New York, Mỹ việc tăng giá điện 2.3% cũng được thực thi kéo dài trong 3 năm. Và có lẽ việc tăng giá chỉ là một hành động cần nhưng không đủ để tăng tính hiệu quả của thị trường điện, vì cho đến nay vẫn chưa thấy rõ chính sách và lộ trình tư nhân hóa sản xuất cung ứng điện, một trong những khâu quan trọng nhất để tăng cung và giảm giá điện.

Cải cách thị trường điện ở Việt Nam đòi hỏi thay đổi ở nhiều lãnh vực chứ không chỉ là tăng giá, và đòi hỏi nhiều thông tin để phân tích, hơn là những gì EVN hiện cung cấp.

Thị trường điện cũng như thị trường hàng hóa khác bao gồm 3 khu vực: sản xuất, chuyển tải. bán buôn/bán lẻ và sử dụng. Mỗi khâu tạo chi phí riêng, bao gồm: giá sản xuất, phí chuyển tải, phí bán buôn và bán lẻ để đưa đến cuối cùng là giá bán lẻ. Mức độ cạnh tranh, cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường và người sử dụng quyết định vai trò kiểm soát và qui định giá của cơ quan nhà nước.

EVN cơ bản là độc quyền nhà nước dù họ đã mở ra mua điện từ một số công ty sản xuất điện. Thông tin mới nhất do quan chức EVN cung cấp trên báo Vietnamnet cho thấy EVN mua điện mặt trời với 9 xu $US (2080 đồng/1kwh)3 trong khi bán trên thị trường với giá trung bình là 8 xu $US (1864 đồngng/1kwh), tức là lỗ chỏng gọng dù chưa tính đến chi phí truyền mạng, phí bán buôn và bán lẻ.

Thông tin về tài chính của EVN không đầy đủ. Không đầy đủ nhất là chi phí của từng trong 3 khâu đưa đến giá bán lẻ cuối cùng. Bản báo cáo quí 2 năm 2018 cho thấy EVN có lãi, dù nhỏ và không có báo cáo về năm 2017. Báo cáo về hai năm trước đó 20015-2016 cũng thế. Doanh thu và tiền lãi được sử dụng như thế nào là vấn đề cần làm sáng tỏ. Ta thấy EVN lỗ nặng về hoạt động tài chính, vậy chi phí lớn này gồm những gì ngoài trả lãi nợ? Chi phí quản lý cũng rất lớn, vậy chi cái gì vậy? Bài viết này đi sâu thêm về thị trường điện, bằng cách phân tích thị trường điện ở Mỹ và nhìn qua thị trường VN.

Chú thích :

1 https://www.thesaigontimes.vn/162679/khong-nen-duy-tri-gia-dien-re.html/.
http://documents.worldbank.org/curated/en/290361547820276005/pdf/133788-WP-OUO-9-Vietnam-Energy-MFD-Report-ENG-for-printing.pdf.
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/bung-no-dien-mat-troi-ky-luc-chua-tung-co-trong-lich-su-532534.html
4 Giá sản xuất điện- levelized cost of energy (LCOE) cho là nhằm so sánh toàn bộ chi phí sản xuất ra MKwh điện, bao gồm chi phí đầu tư, chi phí bảo hành và vận hành thường xuyên. Chi phí đầu tư là giá trị hao mòn tài sản vô hình và hữu hình trong toàn quá trình đời sống của nhà máy và được chiết khấu để đưa về giá tại điểm tính giá sản xuất. Tỷ lệ chiết khấu hay lãi thường là 3% nếu loại trừ yếu tố lạm phát. Coi thêm ở đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Cost_of_electricity_by_source
5 https://www.eia.gov/tools/faqs/faq.php?id=105&t=3.
https://ferc.gov/about/ferc-does/ferc101.pdf
7 Có thể xem tổ chức cung ứng điện qua mạng lưới ở Mỹ ở đây:
https://www.ucsusa.org/clean-energy/how-electricity-grid-works
8 https://www.eia.gov/tools/faqs/faq.php?id=767&t=3.
9 https://www.nytimes.com/interactive/2017/02/10/nyregion/how-new-york-city-gets-its-electricity-power-grid.html.
10 https://www.eia.gov/electricity/monthly/epm_table_grapher.php?t=epmt_5_6_a.
11 Số liệu của các cơ quan nhà nước có chênh nhau.
Thí dụ số liệu về giá bình quân điện ở Mỹ theo Cục Lao Động là cao hơn 13 xu.Xem  https://www.bls.gov/regions/new-york-new-jersey/news-release/2018/averageenergyprices_newyorkarea_20180613.htm
12 https://www.eia.gov/todayinenergy/detail.php?id=32812.
13 https://www.eia.gov/outlooks/aeo/pdf/electricity_generation.pdf.
14 https://en.wikipedia.org/wiki/Cost_of_electricity_by_source.
15 https://www.eia.gov/outlooks/aeo/pdf/electricity_generation.pdf.
16 https://en.wikipedia.org/wiki/Utility_ratemaking
17 https://en.wikipedia.org/wiki/Continental_U.S._power_transmission_grid 
18 https://www.pge.com/tariffs/assets/pdf/tariffbook/ELEC_SCHEDS_E-1.pdf
19 https://www.evn.com.vn/userfile/User/tcdl/files/EVNAnnualReport2017-web.pdf.
20 https://www.evn.com.vn/userfile/User/tcdl/files/2018/9/Baocaotaichinh6thang2018.pdf.
21 https://www.evn.com.vn/userfile/User/tcdl/files/EVNAnnualReport2017-web.pdf.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét