Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

(4) Đà Nẵng liệu có đang phát triển bền vững?

Đà Nẵng liệu có đang phát triển bền vững?
Một thực tế cho thấy Đà Nẵng phát triển rất mạnh về du lịch - dịch vụ - BĐS, chiếm tỷ trọng đa số trong cơ cấu kinh tế của thành phố.Lượng du khách đến Đà Nẵng luôn đứng đầu cả nước trong những năm gần đây do cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông đi lại được không ngừng nâng cấp và mở rộng. Đây là yếu tố quan trọng để duy trì và vực dậy nền kinh tế thành phố trong thời kỳ kinh tế khó khăn chung của cả nước.
Nhưng với vị thế là thành phố năng động và phát triển bậc nhất của cả nước, là đầu đầu kinh tế xã hội của cả miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng vẫn chưa khẳng định và phát huy hết vai trò tiên phong vốn có của mình.
Đà Nẵng được xem là trung tâm tài chính ngân hàng của cả vùng với sự có mặt rất nhiều chi nhánh, PGD, VPĐD của hầu hết các Ngân hàng hiện có ở VN. Nhưng để phát huy vai trò cũng như làm đòn bẩy cho nền kinh tế thành phố, liệu các NH này có phát huy hết dòng chảy tín dụng từ các nguồn vốn của mình? hay là chỉ mọc ra như nấm rồi để khoe hương tỏa sắc?...

Tương tự như vậy, Đà Nẵng cũng được xem là cái nôi giáo dục và đào tạo của cả khu vực miền Trung nhưng đầu vào và đầu ra có ổn định và cải thiện hay không. Chất lượng cũng như số lượng lao động có đáp ứng cho nhu cầu nhân lực cho công cuộc phát triển của thành phố hay không, hay lao động lại dịch chuyển hết vào các khu vực kinh tế tiềm năng của miền Nam.

Một việc nữa là Đà Nẵng có trọng dụng nhân tài thật sự hay không hay chỉ là tiên phong hô hào cho dân chủ rồi lại tuyển dụng dạng "Con ông cháu cha" - đây là vấn đề tồn tại nhức nhối đã từ lâu trong suy nghĩ cũng như thực tế của mỗi người khi đi xin việc hay những SV bước chân rời ghế nhà trường bắt đầu đi tìm việc làm.

Hai vấn đề mấu chốt trên (về đồng vốn và nguồn lực con người) cũng là cơ bản và nền tảng rất quan trọng cho bất cứ sự hoạt động và phát triển của một cá thể doanh nghiệp hay của các nền kinh tế khác nhau.

Vậy cách làm hay lối đi đúng cách của Đà Nẵng đang nằm ở đâu?

Nhìn vào chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong 5 năm gần đây nhất cho thấy, trong giai đoạn từ 2008 - 2010, Đà Nẵng luôn đứng vị trí thứ 1, đây cũng thời kỳ cải tạo, chỉnh trang, phát triển cơ sở hạ tầng đất đai cũng như họat động buôn bán bất động sản (BĐS) vô cùng sôi nổi, được xem là cái "phao" của nền kinh tế thành phố.

Sang năm 2011, PCI Đà Nẵng tụt xuống vị trí thứ 5, nhưng hoạt động BĐS vẫn đang thời kỳ "hot", Đà Nẵng vẫn có những nguồn thu rất lớn từ BĐS. Hoạt động BĐS ở Đà Nẵng được xem là phát triển và nóng nhất cả vùng và cả nước trong giai đoạn cao trào đó.

Bước sang năm 2012, PCI Đà Nẵng tụt dốc không phanh, xuống vị trí thứ 12, trong đó 2 tiêu chí về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động chiếm tỷ trọng rất thấp và được đánh giá rất kém trong khu vực.

Nếu không cải thiện 2 tiêu chí cơ bản và quan trọng này thì không biết PCI trong các năm đến nữa, liệu Đà Nẵng có còn có thế vươn lên hay tiếp tục tục dốc không phanh.

Cái gì cũng có giới hạn có nó, BĐS của Đà Nẵng được xem là bạo phát trong 5 năm trở lại đây, phát triển và nóng nhất cả vùng và cả nước. Nhưng bạo phát sẽ có bạo tàn và các hệ quả liên quan sẽ xảy ra.

Nếu Đà Nẵng không tập trung cho việc phát triển ổn định và bền vững, biết sử dụng và tận dụng các nguồn lực về nguồn vốn và nhân lực sẵn có của mình thì cái tên Đà Nẵng sẽ đi vào quá khứ và mất dần ưu thế tiên phong của mình trên bản đồ kinh tế miền Trung - Tây Nguyên, vốn đã là cạnh tranh dàn hàng ngang lâu nay - không có sự liên kết cơ hữu hay "không ai chịu ai" của các địa phương trong khu vực.

HUỲNH NGUYỄN THÁI HÒA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét