Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Chưa có tương thích giữa đổi mới kinh tế và chính trị

Chưa có tương thích giữa
đổi mới kinh tế và chính trị

“Quyền lực không được giám sát là quyền lực sẽ bị tha hoá. Đó là tất yếu và không có ngoại lệ”, thiếu tướng Lê Văn Cương khẳng định. Ngoài ra, theo ông Cương, phải thực hiện giám sát và phản biện xã hội với tất cả các chủ trương, chính sách, kế hoạch và đề án phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.
“Chỉ sau năm – bảy năm nữa hoặc chậm lắm mười năm là mọi thành tựu, hậu quả, đúng, sai sẽ bộc lộ rõ hết”, thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên viện trưởng viện Chiến lược và khoa học, bộ Công an) nói. Ông Cương dẫn lại bài học từ vụ PMU 18 và Vinashin như những ví dụ điển hình cho những sai sót về mối quan hệ chưa rõ ràng minh bạch giữa kinh tế với chính trị.

 SGTT.VN - Tại cuộc toạ đàm “Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị” do tạp chí Cộng Sản tổ chức diễn ra tại Hà Nội hôm qua (10.5), nguyên phó giám đốc học viện Báo chí và tuyên truyền Dương Xuân Ngọc chia sẻ, trong khi đổi mới kinh tế được nghiên cứu kỹ thì các vấn đề về đổi mới chính trị lại chưa được nói đến nhiều.
Đổi mới chưa đồng bộ
Dư luận cho rằng đổi mới chính trị ở nước ta còn tụt hậu so với đổi mới kinh tế. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Hồng Thái















 Chuyện làm ăn của các “ông lớn” kinh tế được nhiều diễn giả đưa ra làm ví dụ như điển hình của việc đổi mới chính trị chưa song hành với đổi mới kinh tế.
Sau 20 năm, tốc độ phát triển kinh tế đã đi khá xa, nhưng nền tảng kinh tế đang lộ rõ nhiều bất cập và dấu hiệu thiếu bền vững. Vòng xoáy lạm phát và tình trạng khó khăn hiện nay là minh chứng rõ nét.
“Chỉ sau năm – bảy năm nữa hoặc chậm lắm mười năm là mọi thành tựu, hậu quả, đúng, sai sẽ bộc lộ rõ hết”, thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên viện trưởng viện Chiến lược và khoa học, bộ Công an) nói. Ông Cương dẫn lại bài học từ vụ PMU 18 và Vinashin như những ví dụ điển hình cho những sai sót về mối quan hệ chưa rõ ràng minh bạch giữa kinh tế với chính trị.
Theo ông Cương, đổi mới chính trị mạnh mẽ là để góp phần củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng và lòng tin của nhân dân.
Phó viện trưởng viện Chính trị học (học viện Chính trị – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) Phạm Xuân Sơn phân tích, dư luận cho rằng đổi mới chính trị ở nước ta còn tụt hậu so với đổi mới kinh tế. Chừng nào chưa có sự tương thích giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị thì mọi vướng mắc và mâu thuẫn còn chưa được giải quyết rốt ráo.
“Quyền lực không được giám sát là quyền lực
sẽ bị tha hoá. Đó là tất yếu và không có ngoại lệ”. Thiếu tướng Lê Văn Cương
Thực tế, ngay cương lĩnh bổ sung xây dựng đất nước vừa được thông qua tại Đại hội XI cũng đã xác định, “phải đặc biệt giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”...
Giám sát quyền lực
Thiếu tướng Lê Văn Cương đưa ra rất nhiều phân tích chỉ rõ những điểm nghẽn cần đột phá nếu muốn đổi mới chính trị. Đầu tiên theo ông Cương là phải khắc phục tình trạng tha hoá, yếu kém của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có trọng trách. Và quan trọng hơn là đảm bảo thực hiện cơ chế giám sát trong Đảng và giám sát của nhân dân với hoạt động của Đảng.
“Quyền lực không được giám sát là quyền lực sẽ bị tha hoá. Đó là tất yếu và không có ngoại lệ”, thiếu tướng Lê Văn Cương khẳng định. Ngoài ra, theo ông Cương, phải thực hiện giám sát và phản biện xã hội với tất cả các chủ trương, chính sách, kế hoạch và đề án phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.
Ông Cương cho rằng, nhiều năm qua, đổi mới chính trị đã có những bước tiến tích cực, như không khí cởi mở, dân chủ, thẳng thắn trong đời sống xã hội và trong các hoạt động của các cơ quan Đảng, Quốc hội. Nhưng, sự xa rời của một bộ phận cán bộ trong cơ quan Đảng, Nhà nước đã làm cho Đảng và cơ quan công quyền ngày càng xa dân, thoát ly sự kiểm soát của nhân dân. Đây là một nguy cơ lớn cần được nhận diện và thay đổi, nếu muốn đổi mới chính trị thực chất và căn bản. Chỉ có như vậy, thành tựu đổi mới kinh tế mới thực sự phát huy hiệu quả.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Đức, viện trưởng viện Văn hoá phát triển lại nêu vấn đề, phải chăng thuốc để chống tham nhũng đã bị vô hiệu hoá? “Vì vậy khi bàn đến đổi mới kinh tế trong quan hệ với đổi mới chính trị trước hết phải từ những việc làm thiết thực để củng cố niềm tin trong nhân dân”, ông Đức nói. Việc trì hoãn cải cách và đổi mới cũng được các nhà khoa học chỉ ra, đó là căn bệnh tham nhũng và tình trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận cán bộ.
Ngọc Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét