Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2023

Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh; Mỹ đã sẵn sàng?

Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh; Mỹ đã sẵn sàng ?
Andrew Thornebrooke • Bắc Kinh dường như đã sẵn sàng để tiến hành một cuộc tấn công vào Đài Loan trong vài năm tới. Các chuyên gia lo ngại rằng Mỹ sẽ bị áp đảo về cả quân và vũ khí trong một cuộc xung đột ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khi đó Triều Tiên có thể lợi dụng cuộc xâm lược của TQ vào Đài Loan để tiến hành cuộc tấn công của riêng họ vào Hàn Quốc. Iran có thể tiến hành các hoạt động thù địch hơn nữa chống lại lực lượng Mỹ ở Syria hoặc thậm chí xâm chiếm nước láng giềng Iraq. Trong khi đó, Nga có thể mở rộng chiến sự từ Ukraine đến Moldova, hoặc trực tiếp cung cấp hỗ trợ quân sự cho Trung Quốc. Brazil, Nicaragua và Nam Phi đều có thể tận dụng sự kiện này để thắt chặt mối quan hệ với Trung Quốc và Nga.

Hải quân Đài Loan phóng tên lửa Standard do Hoa Kỳ sản xuất từ ​​một tàu khu trục, trong cuộc tập trận Hán Quang thường niên trên biển gần cảng hải quân Tô Áo thuộc huyện Nghi Lan, Đài Loan, ngày 26/07/2022. (Ảnh: Sam Yeh/AFP qua Getty Images)

1. Trung Quốc và Mỹ đều đang chuẩn bị chiến tranh

Đạn dược cạn kiệt, thương vong vô cùng lớn, thuốc men và các nguồn cung quan trọng khác đã thiếu thốn trong nhiều tuần và một cuộc tấn công hạt nhân vào đất Mỹ sắp xảy ra.

Cảnh tượng như trên giống với một bộ phim truyền hình Hollywood hơn bất kỳ cuộc xung đột nào mà Mỹ đã thực sự tham chiến trong nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, đó là điều mà nhiều người cho rằng sẽ xảy ra trong một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc tại thập kỷ này.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang đầu tư những khoản tiền kỷ lục để nâng cao năng lực quân sự. Lãnh đạo cả hai bên dường như ngày càng coi một cuộc xung đột là điều không thể tránh khỏi, bất chấp những lời hoa mỹ mà họ đưa ra.

Nguyên nhân của sự thù địch là tuyên bố của ĐCS Trung Quốc (TQ) rằng Đài Loan thuộc về Trung Quốc (và Mỹ luôn luôn thừa nhận điều đó); nhà lãnh đạo TQ Tập Cận Bình mong muốn thống nhất Đài Loan trong vài năm tới.

Ông Tập đã ra lệnh cho lực lượng quân sự Trung Quốc phải chuẩn bị cho chiến tranh và sẵn sàng tiến hành xâm lược Đài Loan vào năm 2027 (đây là điều Mỹ phản đối).

Việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công đổ bộ tham vọng nhất trong lịch sử không giống như việc thực sự phát động nó. Tuy nhiên, nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, chính quyền Biden hoặc người kế nhiệm sẽ phải quyết định hoặc tham gia cuộc chiến, hoặc để Đài Loan tự đứng trên đôi chân và tự đấu tranh cho tự do của họ.

Tuy vậy, trước khi giới lãnh đạo của Mỹ quyết định về điều này, họ phải trả lời câu hỏi khác, một câu hỏi cơ bản hơn: Mỹ có thể chiến thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc không?

2. Cần vũ trang cho Đài Loan 'đến tận răng'

Dân biểu Mike Gallagher (Cộng hòa - Wisconsin) đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Đối với ông, cuộc chiến Nga - Ukraine và sự thất bại của Mỹ trong việc ngăn chặn nó chứa đựng tất cả các bài học cần thiết để chuẩn bị cho những gì tiếp theo ở Đài Loan.

“Nếu chúng ta không học được những bài học đúng đắn từ sự thất bại trong nỗ lực ngăn chặn những điều đang xảy ra ở Ukraine, thì tính hung hăng độc tài và ảnh hưởng xấu của TQ sẽ lan rộng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và cuộc chiến tranh lạnh mới của chúng ta [Mỹ] với TQ có thể nhanh chóng trở thành chiến tranh nóng”, ông Gallagher nói.

“Để ngăn chặn điều này, chúng ta phải hành động với tinh thần khẩn cấp và phải làm mọi thứ có thể để chặn đứng cuộc xâm lược của TQ vào Đài Loan”.

Kế hoạch đó như thể đã được thực hiện từ năm 1979, khi Mỹ thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan và đồng ý cung cấp cho quốc đảo vũ khí cần thiết để duy trì khả năng tự vệ.

Tuy nhiên, bối cảnh chiến lược của 44 năm trước là một cái gì đó hoàn toàn khác với hiện nay, và số lượng vũ khí và hệ thống mà Đài Loan đang cần để đối phó với TQ là vô cùng lớn. Theo ông Gallagher, cả Đài Loan và Mỹ đều chưa chuẩn bị đủ tốt cho kịch bản xảy ra chiến tranh với Trung Quốc.

Tháng 11/2021, ông Gallagher từng cảnh báo rằng, “nếu chúng ta [Mỹ] tham chiến ở eo biển Đài Loan vào ngày mai, chúng ta có thể sẽ thua”.

Ông Gallagher hiện không muốn đưa ra những phát ngôn tương tự, nhưng vẫn cho rằng: “Nếu ngày hôm nay TQ xâm lược Đài Loan, chúng ta không ở vào vị thế tốt để bảo vệ bạn bè, lợi ích, hay các giá trị của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Ông tin rằng Mỹ phải lựa chọn giữa trang bị vũ khí cho Đài Loan “đến tận răng” ngay bây giờ hoặc viện trợ cho Đài Loan với cái giá đắt đỏ hơn nhiều vào sau này.

Những lựa chọn mà Mỹ đưa ra lúc này sẽ quyết định phần lớn các điều kiện chiến thắng hay thất bại sau này. Theo ông, quốc hội Mỹ phải đoàn kết trong nỗ lực vũ trang cho Đài Loan và chống lại ảnh hưởng xấu của TQ một cách có hệ thống.

3. Phải nâng cao khả năng răn đe hạt nhân

Lực lượng quân sự của TQ, Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), đang làm việc không mệt mỏi để mở rộng và phát triển kho vũ khí hạt nhân của họ.

Bắc Kinh dự kiến sẽ có 1.000 vũ khí hạt nhân vào năm 2030, một phần trong số đó có khả năng mang nhiều đầu đạn. Họ cũng tích cực nghiên cứu và triển khai các hệ thống bắn phá bội siêu thanh dường như được thiết kế để làm vũ khí tấn công phủ đầu.

Khi được hỏi liệu Mỹ có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc vì tương lai của Đài Loan hay không, ông Robert Spalding - Tướng Không quân Mỹ đã nghỉ hưu - trả lời rõ ràng và đơn giản như sau:

“Không. Người Trung Quốc có quá nhiều vũ khí và họ ở quá gần”.

“Mỹ không thể tập hợp đủ sức mạnh chiến đấu để ngăn chặn Trung Quốc”.

“Khả năng của Mỹ trong việc triển khai sức mạnh trên 3.000 dặm ở Thái Bình Dương còn rất nhiều thiếu sót”.

Việc duy trì một lực lượng chiến đấu đầy đủ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong bối cảnh bị đe dọa bởi các lực lượng tên lửa của PLA, chưa nói gì đến lực lượng hải quân của họ, sẽ luôn dẫn đến nguy cơ leo thang hạt nhân.

Nói một cách đơn giản, Mỹ sẽ bị Trung Quốc áp đảo về cả quân và vũ khí trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vũ khí hạt nhân chiến lược trong một kịch bản như vậy sẽ trở thành lợi thế rõ ràng nhất của Mỹ và mối đe dọa rõ ràng nhất đối với thế giới.

Ông Spalding coi việc sử dụng vũ khí hạt nhân là một kịch bản mà không ai giành chiến thắng. Tuy nhiên, ông vẫn coi việc tăng cường khả năng răn đe hạt nhân của Washington là yếu tố thiết yếu để ngăn chặn Bắc Kinh tăng cường hành vi gây hấn đối với Đài Bắc.

Tướng Mỹ nói: “Vũ khí duy nhất có thể giúp chúng ta cân bằng với sức mạnh quân sự của Trung Quốc là vũ khí hạt nhân. Chúng sẽ mang lại cho Mỹ cơ hội chiến đấu, nhưng sẽ tàn phá Mỹ, Trung Quốc và cả thế giới”.

“Tuy nhiên, cách chắc chắn nhất để chiến tranh xảy ra là tỏ ra yếu đuối. Đây là lý do tại sao Mỹ phải nhanh chóng có được sức mạnh. Hiện nay, cách duy nhất là trang bị vũ khí hạt nhân. Chúng ta không có thời gian cho bất cứ điều gì khác”.

Để đạt được mục tiêu đó, ông Spalding cho biết Mỹ sẽ cần phải ngay lập tức bắt đầu chuyển các chuỗi cung ứng quan trọng, bao gồm dược phẩm và công nghệ, ra khỏi Trung Quốc.

4. Cạn kiệt vũ khí, đạn dược

Giả sử Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan và giả sử Mỹ có thể ngăn chặn PLA phóng tên lửa hạt nhân, thì những điều đó vẫn chưa thể đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ thua cuộc.

Ngoài vấn đề hậu cần cho tiền tuyến - cung cấp đạn dược cho các hệ thống vũ khí trên khắp Thái Bình Dương, Mỹ đơn giản là không có kho dự trữ cần thiết để tiến hành bất cứ điều gì khác ngoài một cuộc chiến ngắn hạn, chỉ kéo dài vài tuần ở Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ Christine Wormuth đã nói như vậy trong một phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ ngày 30/03. Tại đó, bà Wormuth nói rằng viện trợ quân sự của Washington dành cho Ukraine đang nhanh chóng làm cạn kiệt kho dự trữ đạn dược của Mỹ và phải mất nhiều năm nữa mới có thể bổ sung đầy đủ.

“Một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta học được từ Ukraine là cần có một cơ sở công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ hơn”, bà Wormuth phát biểu.

Để đạt được mục tiêu đó, bà Wormuth nói rằng quân đội Hoa Kỳ đang chi 1,5 tỷ USD để tăng cường sản xuất các loại vũ khí và hệ thống kho chứa mới.

Tuy nhiên, do mức độ phức tạp của các chuỗi cung ứng liên quan và tính chất chuyên biệt của các loại thiết bị, việc duy trì các nỗ lực sản xuất và mua sắm như vậy sẽ mất nhiều năm. Điều đó quá xa, quá chậm so với mốc thời gian 2025-2027 mà nhiều quan chức quân sự tin rằng Trung Quốc sẽ xâm lược Đài Loan.

Mỹ có thể cạn kiệt toàn bộ kho tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) của họ trong vòng một tuần chiến đấu với Trung Quốc, theo một báo cáo hồi tháng 1 của tổ chức tư vấn “Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế”.

“Trong một cuộc xung đột lớn tại khu vực — chẳng hạn như cuộc chiến với Trung Quốc ở eo biển Đài Loan — số đạn dược mà Mỹ phải sử dụng có thể sẽ vượt quá số lượng tại kho dự trữ hiện tại của Bộ Quốc phòng Mỹ”, theo báo cáo.

“Chúng ta không thể chiến đấu trong một cuộc chiến kéo dài vì chúng ta không có đủ nguồn cung đạn dược”.

Ngoài ra, gần như toàn bộ bom đạn dẫn đường chính xác (vũ khí thông minh) của quân đội Mỹ là được sản xuất bởi khu vực tư nhân. Ông Douglas Bush, Trợ lý Bộ trưởng Lục quân Mỹ, đã phát biểu về vấn đề này trong buổi nói chuyện ngày 03/03 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.

Ông Bush nói, có quan điểm chung cho rằng một cuộc chiến với Trung Quốc là một cuộc chiến của bom đạn dẫn đường chính xác (precision-guided munition).

Ông cho biết thêm, quân đội Mỹ đang chuyển tiền cho các tập đoàn tư nhân để sản xuất bom đạn dẫn đường chính xác. Tuy nhiên, vấn đề chuỗi cung ứng cũng diễn ra không kém phần phức tạp đối với các thực thể tư nhân đó; và tương tự như đối với chính quyền, họ dự kiến sẽ mất nhiều năm để mọi thứ đi vào hoạt động.

6. Cả thế giới sẽ nổ ra chiến tranh

Giới phân tích cho rằng có nguy cơ rất cao để một cuộc chiến giành Đài Loan biến thành một cuộc xung đột hạt nhân thảm khốc.

Ông Sam Kessler - nhà phân tích rủi ro địa chính trị và an ninh quốc gia của công ty tư vấn về rủi ro quốc tế North Star Support Group - tin rằng trong tình huống chiến tranh nổ ra, cuộc chiến cần phải được tiến hành và phân định thắng - thua nhanh chóng. Chỉ như vậy mới có thể ngăn chặn leo thang hạt nhân, duy trì kho dự trữ vũ khí của quốc gia và đảm bảo nền kinh tế toàn cầu không rơi vào vòng xoáy đi xuống khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cùng tham chiến.

Theo ông Kessler, để làm được điều đó, Mỹ cần sự hỗ trợ từ các đồng minh trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, củng cố nền kinh tế Mỹ và cung cấp hỗ trợ an ninh quốc phòng phi quân sự quan trọng trong các lĩnh vực như không gian và mạng.

Ông nói, do toàn thế giới kết nối với nhau về kinh tế và công nghệ, hầu hết các quốc gia sẽ phải tham gia cuộc chiến bằng cách này hay cách khác, bất kể họ có tìm cách giữ vị thế trung lập hay không.

Tuy nhiên, Mỹ không phải là nước duy nhất có đồng minh. Mặc dù TQ không chính thức gia nhập các liên minh kiểu như NATO, nhưng họ có một loạt các đối tác trên toàn cầu - những bên sẵn sàng hỗ trợ trực tiếp cho chiến tranh hoặc muốn đạt lợi ích khi Mỹ bị phân tâm.

Ông Kessler nói: “Các liên minh và đối tác là rất quan trọng đối với cả Trung Quốc và Mỹ, nhưng mỗi bên thực hiện chúng theo cách khác nhau”.

“Đối với TQ, các đối tác mà họ công nhận chính là các quốc gia có thể đóng vai trò làm mất ổn định vị thế lãnh đạo của Mỹ trong hệ thống quốc tế, là các quốc gia có thể dẫn đầu một hệ thống đa cực nơi mà họ nắm được vai trò lãnh đạo và gây ảnh hưởng”.

Kết quả của việc TQ thúc đẩy tính đa cực là các đối tác của TQ có thể tự phát động các cuộc xung đột gây mất ổn định.

Ví dụ, một báo cáo của tổ chức tư vấn “Trung tâm Nghiên cứu về An ninh Mới của Mỹ” cho rằng Triều Tiên có thể lợi dụng cuộc xâm lược của TQ vào Đài Loan để tiến hành cuộc tấn công của riêng họ vào Hàn Quốc.

Iran có thể tiến hành các hoạt động thù địch hơn nữa chống lại lực lượng Mỹ ở Syria hoặc thậm chí xâm chiếm nước láng giềng Iraq. Trong khi đó, Nga có thể mở rộng chiến sự từ Ukraine đến Moldova, hoặc trực tiếp cung cấp hỗ trợ quân sự cho Trung Quốc. Brazil, Nicaragua và Nam Phi đều có thể tận dụng sự kiện này để thắt chặt mối quan hệ với Trung Quốc và Nga.

Kết quả là cả thế giới sẽ nổ ra chiến tranh, nếu không muốn nói là một cuộc chiến tranh thế giới.

7. Vũ khí lợi hại nhất

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta hiểu sai tất cả: Nếu Đài Loan không phải là thảm họa toàn cầu tiếp theo sẽ xảy ra, và nếu Mỹ có thể chiến đấu và giành chiến thắng mà thậm chí không cần phải làm vậy.

Đó là quan điểm của cựu quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller.

Theo ông Miller, bộ máy ra quyết định quân sự có xu hướng chỉ thấy những gì họ muốn thấy.

“Tôi biết một điều mà chúng ta sẽ mắc sai lầm, đó là chúng ta sẽ dự đoán sai về cuộc xung đột lớn tiếp theo”, ông Miller nói trong cuộc trò chuyện ngày 04/04 với “Viện CATO” - một tổ chức tư vấn theo chủ nghĩa tự do.

Ông Miller nói rằng ông lo lắng về việc Mỹ đang đánh giá quá cao năng lực của TQ, giống như cách họ đã làm với Nga trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Theo ông, TQ không phải là đối thủ quân sự ngang hàng với Mỹ, và Hoa Kỳ có thể triển khai một chiến lược tương tự như chiến lược mà họ đã dùng để đánh bại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Ông Miller nói: “Bằng cách đánh lừa Mỹ, để Mỹ liên tục tin rằng chiến tranh sắp xảy ra, TQ đang thúc đẩy Mỹ phá hủy nền kinh tế của chính Mỹ thông qua các khoản đầu tư quá mức vào các nền tảng quân sự lớn”.

Do đó, theo ông Miller, mối đe dọa đối với nền độc lập của Đài Loan là có thật, nhưng Mỹ có thể đang bị cuốn vào các kế hoạch của TQ khi mạnh tay đầu tư vào các hệ thống cực kỳ đắt tiền và dễ bị nhắm mục tiêu như máy bay chiến đấu và tàu sân bay

Thay vào đó, ông Miller chỉ ra 4 yếu tố của sức mạnh quốc gia mà Mỹ cần tập trung xây dựng, đó là: Ngoại giao, thông tin, quân sự và kinh tế.

Ông nói, để giành chiến thắng trước Trung Quốc và bảo vệ nền tự do trên toàn thế giới, con đường tốt nhất phía trước cho Mỹ là tận dụng tốt hơn các yếu tố phi quân sự trong sức mạnh quốc gia.

“Hãy sử dụng nhiều hơn một chút … ngoại giao, thông tin và kinh tế, và hãy giảm bớt quân sự một chút, bởi vì chúng ta có thời gian”.

Đặc biệt, ông Miller cho rằng, để đồng thời tránh thảm họa chiến tranh ở châu Á và đánh bại Bắc Kinh, vũ khí tốt nhất trong kho vũ khí của Mỹ là sự thật về TQ. Bằng cách phơi bày những tội ác mà chế độ này gây ra hàng ngày, bằng cách đảm bảo rằng những tội ác đó được người dân Trung Quốc nhìn thấy và hiểu rõ, chế độ này sẽ sụp đổ trước những áp lực nội bộ.

“Tôi tin rằng các chính quyền độc tài toàn trị đều sợ một điều: Sự bất mãn của người dân và cuộc nổi dậy của người dân … Điều mà họ sợ nhất không phải là các hạm đội tàu sân bay, xe tăng hay hậu cần viễn chinh. Họ sợ thông tin”.

"Hãy công khai sự thật về TQ. Nó sẽ có hiệu quả”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét