Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

THỂ DỤC THỂ THAO: HÃY TẬP SAO CHO TRƯỜNG THỌ

THỂ DỤC THỂ THAO: HÃY TẬP SAO CHO TRƯỜNG THỌ
Hình ảnh dưới đây sẽ làm cho các bạn ngạc nhiên, vì tuổi thọ của các vận động viên, huấn luyện viên…nói chung là những người làm nghề thể thao rất ngắn. Tuổi thọ của họ chỉ có trung bình 67, tức là thấp hơn cả tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay ( 73-74 tuổi).
Trong khi đó thì trước mắt chúng ta, họ là biểu hiện của sức mạnh và vẻ đẹp cơ thể.
Nhưng đó là lúc họ còn thi đấu mà thôi. Chứ sau này là lãnh đủ.

« Linh dương đen » điền kinh Vũ Bích Hường đang vật lộn với căn bệnh cột sống, tuyển thủ Thúy Vinh (chị của Thúy Hiền wushu) của môn cầu mây từng không chịu nổi chấn thương mà bỏ nghiệp thể thao, vô địch thế giới Thúy Hiền cũng bao lần đau đớn, huyền thoại boxing Muhamad Ali đến cuối đời cũng run rẩy vì căn bệnh liệt rung (cái này là do ăn quá nhiều quả đấm vào đầu)...

Bởi vì sự nghiệp thi đấu đỉnh cao chính là một sự đột phá giới hạn chịu đựng của cơ thể liên tục. Cơ thể luôn luôn bị đốt cháy, bị thúc đẩy phát triển trong một thời gian ngắn nhất định. Mà cơ thể thì có giới hạn chịu đựng mà thôi.

Tế bào cơ thể chỉ phân chia tối đa 50 lần rồi kết thúc vòng đời của nó. Như tất cả mọi thứ trên đời, khi đến đỉnh cao thì sẽ đến lúc xuống dốc. « Khi cực thịnh cũng là lúc khởi suy », câu này của phương Đông không hề sai chút nào. Khi cơ thể của vận động viên đạt đến đỉnh cao của họ, thì cũng chính là lúc họ bắt đầu thời kỳ suy tàn của chính mình.

Vì vậy, các vận động viên sau thời kỳ đỉnh cao, vật lộn với chấn thương, đau đớn về thể xác, nội tạng bị kém chức năng, hay tàn tật lúc trở về già là điều không có gì đáng ngạc nhiên cả. (Đó là tôi chưa tính đến lúc thi đấu tập luyện còn phải dùng nhiều thuốc khác nhau, trong đó không ít thuốc kích thích đâu).

Lúc đó thì thể hình đẹp của họ xuống rất nhanh, vì chỉ còn cái vỏ là đẹp, bên trong ruỗng hết rồi.

Ta hãy quay sang truyện kiếm hiệp. Đại luân Minh vương Cưu Ma Trí, quốc sư Thổ Phồn dù luyện ra võ công đánh bại cả Thiếu Lâm, nhưng cuối cùng cũng bị chính võ công đó phản phệ, cuối cùng thành kẻ chẳng còn chút võ công nào. Nguyên do chính là ông ta đã đốt cháy giai đoạn, luyện võ mà không luyện các phương pháp hóa giải các vấn đề tiêu cực do chính nó mang lại.

Các đây vài năm tôi đã nói với các bệnh nhân của mình là không nên tập gym hay thể hình quá nặng, nó dễ gây tổn thương cho khí huyết của bản thân, về lâu dài không có lợi. Chả hiểu tại sao có đứa hiểu thành tôi phản đối tập gym để bán thuốc tăng cân, cũng có đứa chê tôi béo nên ghen tị với những người có thân hình đẹp....

4-5 năm sau thì những đứa đó đứa thì đau gan ( do tập nặng quá nhiều), đứa đau dạ dày ( hùng hục tập nên đau), còn đứa thân hình đẹp trong thời gian ngắn kia thì đang đi chữa cột sống với viêm xương.....

Hãy nhìn sang các võ sư võ cổ truyền, có thể số môn phái lực chiến không cao lắm (tùy môn), nhưng đa số các võ sư võ cổ truyền đều sống thọ. Đó là do họ biết trung hòa khí và lực, biết sự hài hòa giữ tập luyện và dưỡng sinh, chứ không chơi kiểu 1 phát bùng cháy như đa số người tập hiện nay.

Tất nhiên, không ai phản đối bạn muốn có thân hình đẹp, cũng không ai bảo rằng tập thể dục không tốt. Chỉ có điều hãy nhớ là, thể hình đẹp nhiều khi nó không liên quan đến sức khỏe tốt và tuổi thọ cao đâu.

Tâm bình khí hòa, mọi thứ ổn định mới là vương đạo trong thuật dưỡng sinh. Đừng để đến lúc già mới ra công viên đi quyền múa kiếm, muộn rồi.

https://www.facebook.com/Actemit/posts/1272269532903735:0

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét