Bắc Kinh cam kết 'kề vai sát cánh' với Nga
Victoria Kelly-Clark • Hôm 16/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Moscow. Sau cuộc gặp, Bắc Kinh tuyên bố sẽ ‘kề vai sát cánh’ với Moscow, bất chấp những đảm bảo từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rằng họ sẽ giữ thái độ trung lập trong cuộc chiến tại Ukraine. Đặc biệt, ông Lý Thượng Phúc tuyên bố chuyến thăm của ông tới Nga mang sứ mệnh "nhấn mạnh tính chất đặc biệt và tầm quan trọng chiến lược" của mối quan hệ song phương. Ông khẳng định Trung Quốc đang kề vai sát cánh với Nga, và liên minh Nga - Trung vượt trội hơn tất cả các liên minh khác.Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nâng ly chúc mừng trong tiệc chiêu đãi sau cuộc hội đàm của họ tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 21/ 3/2023.
1. Trung Quốc đang kề vai sát cánh với Nga
Theo Điện Kremlin, ông Lý Thượng Phúc tuyên bố rằng chuyến thăm của ông tới Nga mang sứ mệnh "nhấn mạnh tính chất đặc biệt và tầm quan trọng chiến lược" của mối quan hệ song phương.
Ông khẳng định chính quyền Trung Quốc đang kề vai sát cánh với Nga, đồng thời cũng khẳng định liên minh Nga - Trung vượt trội hơn tất cả các liên minh khác.
Tham dự cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 16/4, Tổng thống Nga Putin cho biết, sự hợp tác của hai nước đang mở rộng trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả hợp tác quân sự và mối bang giao hiện đang trên đà phát triển nhanh chóng.
"Nga và Trung Quốc đang làm việc tích cực trong lĩnh vực quốc phòng. Chúng tôi thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác kỹ thuật quân sự và tổ chức các cuộc tập trận chung ở các khu vực khác nhau: ở khu vực Viễn Đông cũng như Châu Âu, bao gồm trên không, trên bộ và trên biển”, ông Putin cho hay.
“Tất nhiên, tôi cho rằng đây là một lĩnh vực quan trọng khác giúp củng cố bản chất chiến lược, đáng tin cậy trong mối bang giao của chúng ta - quan hệ giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Chuyến thăm của ông Lý Thượng Phúc diễn ra chưa đầy một tháng sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới Moscow trong chuyến hội đàm kéo dài 3 ngày.
2. Rò rỉ tài liệu cáo buộc Trung Quốc bí mật cung cấp vũ khí cho Nga
Các cuộc hội đàm tại Moscow diễn ra trong bối cảnh rò rỉ thông tin tình báo của Hoa Kỳ, trong đó tiết lộ rằng Bắc Kinh đã hỗ trợ quân đội Nga bằng các chuyến hàng vũ khí.
Các tài liệu rò rỉ của Lầu Năm Góc đề ngày 23/2 tiết lộ thông tin do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) biên soạn, trong đó hé lộ việc TQ đã phê duyệt “cung cấp viện trợ sát thương” cho Nga vào đầu năm 2023.
Tài liệu này cũng tiết lộ rằng hai nước đã lên kế hoạch che giấu các thiết bị quân sự dưới dạng các mặt hàng dân sự.
Chính quyền ông Biden trước đây cho biết họ không tin Bắc Kinh là một trung gian hòa giải vô tư “dưới bất kỳ hình thức nào” trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Phát biểu trước báo giới hôm 21/3, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby khẳng định Mỹ không nhận thấy Trung Quốc có khả năng trở thành một trung gian hòa giải ‘vô tư’ cho Ukraine và Nga.
"Tôi không cho rằng Trung Quốc vô tư dưới bất kỳ hình thức nào", ông John Kirby nói với các phóng viên sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ đề xuất của Bắc Kinh về lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin.
"Trung Quốc không lên án cuộc xâm lược này. Thậm chí họ vẫn tiếp tục mua dầu và năng lượng của Nga", ông Kirby tuyên bố.
Ông Kirby đưa ra bình luận trên sau khi Tổng thống Nga Putin tán thành “đề xuất hòa bình 12 điểm” của Bắc Kinh về việc ngừng bắn ở Ukraine. Đề xuất này được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày giữa nguyên thủ hai nước Nga - Trung.
Phương Tây đã bác bỏ đề xuất hoà bình "12 điểm" nhưng thiếu kế hoạch cụ thể của Bắc Kinh và coi đây là một “mưu đồ câu giờ” nhằm tạo điều kiện cho ông Putin tập hợp lực lượng và củng cố chiến tuyến của mình.
Ông Kirby cũng bác bỏ mong muốn thực sự của Bắc Kinh về việc kết thúc chiến tranh ở Ukraine và lập luận rằng trong khi ông Tập đích thân bay "đến tận Moscow" để gặp Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm ba ngày, thì ông ấy "chưa một lần hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, chưa từng đến thăm Ukraine, và không bận tâm đến mục tiêu của Ukraine".
“Ông Tập và chính quyền của ông vẫn không ngừng lặp đi lặp lại những lời tuyên truyền của Nga rằng đây là cuộc chiến của phương Tây nhằm vào Nga, gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với ông Putin. Đó chỉ là một trò bịp bợm. Ukraine không gây ra mối đe dọa nào cho bất kỳ ai, chứ đừng nói đến Nga".
Theo Điện Kremlin, ông Lý Thượng Phúc tuyên bố rằng chuyến thăm của ông tới Nga mang sứ mệnh "nhấn mạnh tính chất đặc biệt và tầm quan trọng chiến lược" của mối quan hệ song phương.
Ông khẳng định chính quyền Trung Quốc đang kề vai sát cánh với Nga, đồng thời cũng khẳng định liên minh Nga - Trung vượt trội hơn tất cả các liên minh khác.
Tham dự cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 16/4, Tổng thống Nga Putin cho biết, sự hợp tác của hai nước đang mở rộng trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả hợp tác quân sự và mối bang giao hiện đang trên đà phát triển nhanh chóng.
"Nga và Trung Quốc đang làm việc tích cực trong lĩnh vực quốc phòng. Chúng tôi thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác kỹ thuật quân sự và tổ chức các cuộc tập trận chung ở các khu vực khác nhau: ở khu vực Viễn Đông cũng như Châu Âu, bao gồm trên không, trên bộ và trên biển”, ông Putin cho hay.
“Tất nhiên, tôi cho rằng đây là một lĩnh vực quan trọng khác giúp củng cố bản chất chiến lược, đáng tin cậy trong mối bang giao của chúng ta - quan hệ giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Chuyến thăm của ông Lý Thượng Phúc diễn ra chưa đầy một tháng sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới Moscow trong chuyến hội đàm kéo dài 3 ngày.
2. Rò rỉ tài liệu cáo buộc Trung Quốc bí mật cung cấp vũ khí cho Nga
Các cuộc hội đàm tại Moscow diễn ra trong bối cảnh rò rỉ thông tin tình báo của Hoa Kỳ, trong đó tiết lộ rằng Bắc Kinh đã hỗ trợ quân đội Nga bằng các chuyến hàng vũ khí.
Các tài liệu rò rỉ của Lầu Năm Góc đề ngày 23/2 tiết lộ thông tin do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) biên soạn, trong đó hé lộ việc TQ đã phê duyệt “cung cấp viện trợ sát thương” cho Nga vào đầu năm 2023.
Tài liệu này cũng tiết lộ rằng hai nước đã lên kế hoạch che giấu các thiết bị quân sự dưới dạng các mặt hàng dân sự.
Chính quyền ông Biden trước đây cho biết họ không tin Bắc Kinh là một trung gian hòa giải vô tư “dưới bất kỳ hình thức nào” trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Phát biểu trước báo giới hôm 21/3, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby khẳng định Mỹ không nhận thấy Trung Quốc có khả năng trở thành một trung gian hòa giải ‘vô tư’ cho Ukraine và Nga.
"Tôi không cho rằng Trung Quốc vô tư dưới bất kỳ hình thức nào", ông John Kirby nói với các phóng viên sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ đề xuất của Bắc Kinh về lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin.
"Trung Quốc không lên án cuộc xâm lược này. Thậm chí họ vẫn tiếp tục mua dầu và năng lượng của Nga", ông Kirby tuyên bố.
Ông Kirby đưa ra bình luận trên sau khi Tổng thống Nga Putin tán thành “đề xuất hòa bình 12 điểm” của Bắc Kinh về việc ngừng bắn ở Ukraine. Đề xuất này được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày giữa nguyên thủ hai nước Nga - Trung.
Phương Tây đã bác bỏ đề xuất hoà bình "12 điểm" nhưng thiếu kế hoạch cụ thể của Bắc Kinh và coi đây là một “mưu đồ câu giờ” nhằm tạo điều kiện cho ông Putin tập hợp lực lượng và củng cố chiến tuyến của mình.
Ông Kirby cũng bác bỏ mong muốn thực sự của Bắc Kinh về việc kết thúc chiến tranh ở Ukraine và lập luận rằng trong khi ông Tập đích thân bay "đến tận Moscow" để gặp Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm ba ngày, thì ông ấy "chưa một lần hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, chưa từng đến thăm Ukraine, và không bận tâm đến mục tiêu của Ukraine".
“Ông Tập và chính quyền của ông vẫn không ngừng lặp đi lặp lại những lời tuyên truyền của Nga rằng đây là cuộc chiến của phương Tây nhằm vào Nga, gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với ông Putin. Đó chỉ là một trò bịp bợm. Ukraine không gây ra mối đe dọa nào cho bất kỳ ai, chứ đừng nói đến Nga".
3. Bắc Kinh hiện đang ‘cầm trịch’
Theo chuyên gia về Trung Quốc Philip Cunningham, trong suốt lịch sử Nga luôn ở thế yếu trước Trung Quốc, với việc chính phủ Nga hành xử như một nước chư hầu.
Trong một bài viết đăng trên tờ ChinaFocus, ông Cunningham lập luận rằng, các tuyên bố “trong đó Nga thể hiện sự trung thành của mình không chỉ đối với các quan điểm chính sách đối ngoại tiêu chuẩn, chẳng hạn như đối với vấn đề Đài Loan, mà còn đối với các tầm nhìn mới, sáng tạo và chưa từng có do ông Tập Cận Bình ủng hộ”.
Ông nói: “Việc chứng kiến một nguyên thủ quốc gia nước ngoài nói suông về các mục tiêu chung là một chuyện, nhưng hội nghị thượng đỉnh này đã đưa nó lên một tầm cao mới, trong đó chủ nhà lặp lại chính xác cách diễn đạt của vị khách của mình”.
Ông tin rằng điều này chỉ ra rằng ông Putin và chính phủ Nga đang nỗ lực để làm hài lòng TQ.
Ông Cunningham cho biết: “Cán cân quyền lực trong mối quan hệ Nga - Trung hiện rõ ràng nghiêng về phía ông Tập Cận Bình, với việc hội nghị thượng đỉnh đề cao ông Tập từ đầu đến cuối, trong khi ông Putin, người hiện đang có sức khỏe không tốt, thường ôm mối bất bình và hờn dỗi bên lề. Điều đó cho thấy Nga đang ở thế yếu so với Trung Quốc”.
Theo chuyên gia về Trung Quốc Philip Cunningham, trong suốt lịch sử Nga luôn ở thế yếu trước Trung Quốc, với việc chính phủ Nga hành xử như một nước chư hầu.
Trong một bài viết đăng trên tờ ChinaFocus, ông Cunningham lập luận rằng, các tuyên bố “trong đó Nga thể hiện sự trung thành của mình không chỉ đối với các quan điểm chính sách đối ngoại tiêu chuẩn, chẳng hạn như đối với vấn đề Đài Loan, mà còn đối với các tầm nhìn mới, sáng tạo và chưa từng có do ông Tập Cận Bình ủng hộ”.
Ông nói: “Việc chứng kiến một nguyên thủ quốc gia nước ngoài nói suông về các mục tiêu chung là một chuyện, nhưng hội nghị thượng đỉnh này đã đưa nó lên một tầm cao mới, trong đó chủ nhà lặp lại chính xác cách diễn đạt của vị khách của mình”.
Ông tin rằng điều này chỉ ra rằng ông Putin và chính phủ Nga đang nỗ lực để làm hài lòng TQ.
Ông Cunningham cho biết: “Cán cân quyền lực trong mối quan hệ Nga - Trung hiện rõ ràng nghiêng về phía ông Tập Cận Bình, với việc hội nghị thượng đỉnh đề cao ông Tập từ đầu đến cuối, trong khi ông Putin, người hiện đang có sức khỏe không tốt, thường ôm mối bất bình và hờn dỗi bên lề. Điều đó cho thấy Nga đang ở thế yếu so với Trung Quốc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét