Macron: Châu Âu không nên theo Mỹ, Trung về vấn đề Đài Loan
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết trong các bình luận được công bố hôm Chủ nhật (9/4) rằng châu Âu không nên vướng đến việc gia tăng khủng hoảng ở eo biển Đài Loan và nên theo đuổi một chiến lược độc lập với cả Washington lẫn Bắc Kinh.Ông Macron vừa trở về sau chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày tới Trung Quốc, nơi ông đã nhận được sự chào đón từ Chủ tịch Tập Cận Bình. Vài giờ sau khi ông Macron về nước, Trung Quốc đã bắt đầu các cuộc tập trận quanh Đài Loan vào hôm thứ Bảy (8/4) trong sự tức giận bởi cuộc gặp của Tổng thống Thái Anh Văn với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy vào ngày 5/4.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là phần lãnh thổ không thể chia tách của mình và chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo này. Chính phủ Đài Loan phản đối mạnh mẽ yêu sách của Trung Quốc.
Tổng thống Pháp Macron cho biết châu Âu không nên đẩy nhanh xung đột mà hãy dành thời gian để xây dựng vị thế của mình như một cực thứ ba giữa Trung Quốc và Mỹ trong các bình luận gửi cho tờ báo Pháp Les Echos và Politico trong chuyến thăm Trung Quốc.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia cuộc họp hội đồng doanh nghiệp Pháp-Trung tại Bắc Kinh vào ngày 6 tháng 4 năm 2023.
Politico dẫn lời ông nói: “Điều tồi tệ nhất là nghĩ rằng người châu Âu chúng ta phải tham gia vào câu chuyện này và thích ứng với nhịp điệu của Mỹ hoặc phản ứng thái quá của Trung Quốc”.
Lãnh đạo Pháp nhấn mạnh "chúng ta phải làm rõ quan điểm của mình trùng khớp với Mỹ ở đâu, nhưng cho dù đó là về Ukraine, quan hệ với Trung Quốc hay lệnh trừng phạt, ta đều phải có một chiến lược của riêng châu Âu".
Ông Macron cho hay, châu Âu nên tài trợ tốt hơn cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình, phát triển năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ để hạn chế phụ thuộc vào Mỹ.
"Chúng ta không muốn sa vào logic khối đối đầu khối", ông nói, thêm rằng châu Âu cũng "không nên bị cuốn vào hỗn loạn của thế giới và những cuộc khủng hoảng không phải của mình".
Cuộc phỏng vấn ông Macron được tờ Les Echos và Politico thực hiện trên chuyến bay hôm thứ Sáu (7/4) giữa Bắc Kinh và Quảng Châu.
Hôm 7/4, một cố vấn của Tổng thống Pháp nói với các phóng viên ở Quảng Châu rằng ông Tập và ông Macron đã có một cuộc thảo luận "dày đặc và thẳng thắn" về vấn đề Đài Loan trong các cuộc gặp của họ.
“Cảm giác của Tổng thống là chúng ta nên cẩn thận để không xảy ra tai nạn hoặc leo thang căng thẳng (có thể dẫn đến) việc Trung Quốc tiến hành cuộc tấn công”, cố vấn của Điện Elysée nói.
Ông Macron đã tới Trung Quốc cùng một phái đoàn gồm 50 doanh nghiệp bao gồm Airbus và nhà sản xuất năng lượng hạt nhân EDF, những công ty đã ký kết các thỏa thuận trong chuyến thăm.
Theo giới quan sát, những bình luận của Tổng thống Pháp có nguy cơ khiến Mỹ mất lòng và làm nổi bật lên mối chia rẽ trong EU về cách tiếp cận Bắc Kinh.
Là một trong những đồng minh lâu đời nhất của Mỹ, thời gian qua Pháp dường như đang nghiêng về Bắc Kinh thay vì Washington khi Tổng thống Macron khởi động lại chiến lược của nước này ở châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2021, quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Mỹ đã trở nên xấu đi khi Úc đơn phương hủy thương vụ mua tàu ngầm của Pháp để chuyển sang đóng tàu ngầm hạt nhân theo hợp đồng với Mỹ và Anh dựa trên hiệp ước quân sự ba bên AUKUS.
Trong bài phát biểu ở hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ông Macron đã bác bỏ nỗ lực chia rẽ thế giới thành các khối cạnh tranh. Nhấn mạnh nhu cầu về một “trật tự toàn cầu duy nhất”, ông Macron cho biết đối đầu gia tăng giữa Mỹ - Trung Quốc đã buộc một số quốc gia phải chọn phe. Với cách tiếp cận “cân bằng” ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Tổng thống Macron tuyên bố Pháp tin vào sự ổn định và kêu gọi hợp tác hơn nữa với Bắc Kinh.
Theo giới phân tích, lời kêu gọi “chấm dứt đối đầu” của lãnh đạo Pháp có vẻ đang bảo vệ trật tự quốc tế dân chủ hiện có. Nhưng so sánh với những bình luận quen thuộc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng thế giới nên cùng nhau loại bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh, giới chuyên môn cho rằng những phát biểu của ông Macron chính là sự bác bỏ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ về Trung Quốc.
Lãnh đạo Pháp nhấn mạnh "chúng ta phải làm rõ quan điểm của mình trùng khớp với Mỹ ở đâu, nhưng cho dù đó là về Ukraine, quan hệ với Trung Quốc hay lệnh trừng phạt, ta đều phải có một chiến lược của riêng châu Âu".
Ông Macron cho hay, châu Âu nên tài trợ tốt hơn cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình, phát triển năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ để hạn chế phụ thuộc vào Mỹ.
"Chúng ta không muốn sa vào logic khối đối đầu khối", ông nói, thêm rằng châu Âu cũng "không nên bị cuốn vào hỗn loạn của thế giới và những cuộc khủng hoảng không phải của mình".
Cuộc phỏng vấn ông Macron được tờ Les Echos và Politico thực hiện trên chuyến bay hôm thứ Sáu (7/4) giữa Bắc Kinh và Quảng Châu.
Hôm 7/4, một cố vấn của Tổng thống Pháp nói với các phóng viên ở Quảng Châu rằng ông Tập và ông Macron đã có một cuộc thảo luận "dày đặc và thẳng thắn" về vấn đề Đài Loan trong các cuộc gặp của họ.
“Cảm giác của Tổng thống là chúng ta nên cẩn thận để không xảy ra tai nạn hoặc leo thang căng thẳng (có thể dẫn đến) việc Trung Quốc tiến hành cuộc tấn công”, cố vấn của Điện Elysée nói.
Ông Macron đã tới Trung Quốc cùng một phái đoàn gồm 50 doanh nghiệp bao gồm Airbus và nhà sản xuất năng lượng hạt nhân EDF, những công ty đã ký kết các thỏa thuận trong chuyến thăm.
Theo giới quan sát, những bình luận của Tổng thống Pháp có nguy cơ khiến Mỹ mất lòng và làm nổi bật lên mối chia rẽ trong EU về cách tiếp cận Bắc Kinh.
Là một trong những đồng minh lâu đời nhất của Mỹ, thời gian qua Pháp dường như đang nghiêng về Bắc Kinh thay vì Washington khi Tổng thống Macron khởi động lại chiến lược của nước này ở châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2021, quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Mỹ đã trở nên xấu đi khi Úc đơn phương hủy thương vụ mua tàu ngầm của Pháp để chuyển sang đóng tàu ngầm hạt nhân theo hợp đồng với Mỹ và Anh dựa trên hiệp ước quân sự ba bên AUKUS.
Trong bài phát biểu ở hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ông Macron đã bác bỏ nỗ lực chia rẽ thế giới thành các khối cạnh tranh. Nhấn mạnh nhu cầu về một “trật tự toàn cầu duy nhất”, ông Macron cho biết đối đầu gia tăng giữa Mỹ - Trung Quốc đã buộc một số quốc gia phải chọn phe. Với cách tiếp cận “cân bằng” ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Tổng thống Macron tuyên bố Pháp tin vào sự ổn định và kêu gọi hợp tác hơn nữa với Bắc Kinh.
Theo giới phân tích, lời kêu gọi “chấm dứt đối đầu” của lãnh đạo Pháp có vẻ đang bảo vệ trật tự quốc tế dân chủ hiện có. Nhưng so sánh với những bình luận quen thuộc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng thế giới nên cùng nhau loại bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh, giới chuyên môn cho rằng những phát biểu của ông Macron chính là sự bác bỏ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ về Trung Quốc.
--------------------------
Lịch sử quan hệ phức tạp Nga - Ukraine
Mối liên hệ giữa Nga và Ukraine gắn với sự ra đời của nhà nước Slavic - Finnic ở phía Đông có tên là Kievan Rus, tồn tại từ thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13, trong đó Kiev là thủ đô. Người Nga coi vùng đất xung quanh Kiev như cái nôi văn hóa và tôn giáo của họ. Đến thế kỷ 13, quân đội của Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm châu Âu và tàn phá Kiev, vì thế trung tâm quyền lực của đế chế Kievan Rus phải chuyển sang một vùng đất mới ở phương Bắc lấy tên là Mát-xcơ-va. Trong những thế kỷ tiếp theo, vùng đất Ukraine trở thành nơi tranh giành và nằm dưới sự chiếm đóng của các đế quốc khác nhau. Ba Lan và Litva thay nhau thống trị Ukraine hàng trăm năm.
Đến giữa thế kỷ 17, cuộc nổi dậy của người Cossack (1648-1654) đã lập nên nhà nước Cossack ở khu vực tả ngạn sông Dnepr của Ukraine. Cũng trong thời gian này, đế chế Nga lớn mạnh. Giữa nhà nước Cossack và đế chế Nga ký một hiệp ước (1654) theo đó nhà nước Cossack đặt dưới sự bảo hộ của đế chế Nga và được hưởng sự tự chủ nhất định. Đó là lý do vì sao người Ukraine thể hiện sự trung thành với Nga hoàng. Cuối thế kỷ 18, đế chế Áo - Hungary chiếm một phần phía Tây và đế chế Nga chiếm phần còn lại của Ukraine, gồm cả vùng Donbass và bán đảo Crimea. Đến cuối thế kỷ 19, sau khi chiếm thêm vùng Siberia, lãnh thổ của đế chế Nga trở nên vô cùng rộng lớn, trải khắp 2 lục địa Âu - Á.
Trong đế chế Nga, 44% là người gốc Nga, 18% người Ukraine, 11% người theo đạo Hồi, 7% người Ba Lan, 5% người Belarus, 4% người Do Thái và 11% các nhóm thiểu số khác. Các Nga hoàng liên tiếp coi vùng lãnh thổ của Ukraine mà họ chiếm giữ là “nước Nga em út”.
Tiếp theo thành công của Cách mạng tháng Mười lật đổ chế độ Nga hoàng, hầu hết các khu vực ngoại vi của Đế chế Nga tự tuyên bố thành các nhà nước độc lập, trong đó có nhà nước Ukraine. Tháng 1-1919, Hồng quân Bolshevik tiến vào Ukraine và chiếm thành phố Kharkov rồi đến Kiev. Đến tháng 5, toàn bộ lãnh thổ Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Hồng quân. Tiếp đó, chính quyền Xô Viết thiết lập các nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Xô Viết ở các vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Hồng quân, trong đó có nhà nước CHXHCN Xô Viết Ukraine.
Thời gian này, vùng Donbass thuộc Nga. Sau đó, nước Nga Xô Viết muốn thành lập Liên bang CHXHCN Xô Viết (Liên Xô) nhưng Ukraine còn lưỡng lự. Để Ukraine gia nhập Liên Xô, Nước Nga Xô Viết đã nhượng bộ và cắt vùng Donbass cho Ukraine. Kể từ đó, Donbass thuộc CHXHCN Xô Viết Ukraine trong thành phần của Liên Xô và tiếp tục thuộc nước Ukraine hiện đại sau khi Liên Xô tan rã.
Đáng chú ý, vào năm 1954, các nhà lãnh đạo Liên Xô khi ấy đã lấy bán đảo Crimea của Nga tặng cho Ukraine.
Những bước ngoặt làm thay đổi lịch sử
Sau khi Ukraine tuyên bố độc lập năm 1991, tương tự như nhiều nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ, Ukraine lần lượt ký các văn kiện với các nước có chung biên giới xác nhận và công nhận biên giới lãnh thổ của mình. Trong 2 thập niên đầu tiên kể từ năm 1992, Nga và Ukraine tích cực thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi trên tinh thần láng giềng hữu nghị. Hai bên thiết lập cơ chế kiểm soát biên giới, phân chia Hạm đội Biển Đen và đề ra hợp tác quân sự - kỹ thuật. Vào năm 1997, 2 nước ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác, tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, với kim ngạch song phương đạt mức khá cao vào thập niên 2000. Năm 2004, trao đổi thương mại giữa 2 nước là 18 tỉ USD. Cùng với đó, quan hệ chính trị giữa 2 nước vẫn khá gần gũi.
Bước ngoặt rất lớn diễn ra vào năm 2008 khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, Ukraine có thể trở thành thành viên của khối quân sự này trong tương lai. Cũng trong năm đó, Liên minh châu Âu (EU) ký một thỏa thuận rất quan trọng để hỗ trợ Ukraine. Hai sự kiện này đã khiến Tổng thống Putin quyết đoán hơn.
Do đó, Nga năm 2013 quyết định tài trợ cho Ukraine 15 tỉ USD để phát triển đất nước, đổi lại Tổng thống Ukraine khi ấy là Viktor Yanukovych phải rời bỏ hợp tác với EU để quay sang Nga. Thế nhưng, quyết định này đã gây ra làn sóng biểu tình lớn ở Ukraine khiến ông Yanukovich phải bỏ chạy sang Nga tị nạn tháng 2-2014. Nhân lúc ở Kiev trống ghế quyền lực, tháng 3-2014 Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Cùng lúc này, quân đội Nga hậu thuẫn các lực lượng ly khai ở Donbass, miền Đông Nam Ukraine, dẫn đến sự thành lập của hai “nước cộng hòa nhân dân tự xưng” Donetsk và Lugansk.
Kể từ đó, Ukraine thường xuyên áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Nga, cũng như lập ra danh sách đen về các nhân vật văn hóa Nga. Việc dạy tiếng Nga cho học sinh ở Ukraine khi đó bị hạn chế; sách và phim của Nga bị cấm; hàng trăm đường phố và hàng chục thành phố được đổi tên nhằm xóa bỏ các di sản liên quan đến Nga. Nhiều người Nga và Ukraine gốc Nga đã bị giết chết trong các cuộc xung đột ở Ukraine.
Kiev cũng đóng cửa tuyến đường hàng không và tuyến đường sắt kết nối trực tiếp với Nga, đồng thời đóng cửa các phương tiện truyền thông đối lập, cho rằng đây là các phương tiện “truyền bá về Nga”. Mặt khác, giới chính trị gia Ukraine ủng hộ việc khôi phục quan hệ với Nga bị truy tố hình sự. Đáng chú ý, Quốc hội Ukraine đóng băng hiệp ước hữu nghị với Nga vào ngày 1-4-2019.
Tổng thống Volodymyr Zelensky liên tục kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden kết nạp Ukraine vào NATO, dẫn đến việc Nga triển khai quân lực tới biên giới 2 nước và cuối cùng là “chiến dịch quân sự đặc biệt” được Tổng thống Putin phát động vào ngày 24-2 vừa qua.
Lịch sử quan hệ phức tạp Nga - Ukraine
Mối liên hệ giữa Nga và Ukraine gắn với sự ra đời của nhà nước Slavic - Finnic ở phía Đông có tên là Kievan Rus, tồn tại từ thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13, trong đó Kiev là thủ đô. Người Nga coi vùng đất xung quanh Kiev như cái nôi văn hóa và tôn giáo của họ. Đến thế kỷ 13, quân đội của Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm châu Âu và tàn phá Kiev, vì thế trung tâm quyền lực của đế chế Kievan Rus phải chuyển sang một vùng đất mới ở phương Bắc lấy tên là Mát-xcơ-va. Trong những thế kỷ tiếp theo, vùng đất Ukraine trở thành nơi tranh giành và nằm dưới sự chiếm đóng của các đế quốc khác nhau. Ba Lan và Litva thay nhau thống trị Ukraine hàng trăm năm.
Đến giữa thế kỷ 17, cuộc nổi dậy của người Cossack (1648-1654) đã lập nên nhà nước Cossack ở khu vực tả ngạn sông Dnepr của Ukraine. Cũng trong thời gian này, đế chế Nga lớn mạnh. Giữa nhà nước Cossack và đế chế Nga ký một hiệp ước (1654) theo đó nhà nước Cossack đặt dưới sự bảo hộ của đế chế Nga và được hưởng sự tự chủ nhất định. Đó là lý do vì sao người Ukraine thể hiện sự trung thành với Nga hoàng. Cuối thế kỷ 18, đế chế Áo - Hungary chiếm một phần phía Tây và đế chế Nga chiếm phần còn lại của Ukraine, gồm cả vùng Donbass và bán đảo Crimea. Đến cuối thế kỷ 19, sau khi chiếm thêm vùng Siberia, lãnh thổ của đế chế Nga trở nên vô cùng rộng lớn, trải khắp 2 lục địa Âu - Á.
Trong đế chế Nga, 44% là người gốc Nga, 18% người Ukraine, 11% người theo đạo Hồi, 7% người Ba Lan, 5% người Belarus, 4% người Do Thái và 11% các nhóm thiểu số khác. Các Nga hoàng liên tiếp coi vùng lãnh thổ của Ukraine mà họ chiếm giữ là “nước Nga em út”.
Tiếp theo thành công của Cách mạng tháng Mười lật đổ chế độ Nga hoàng, hầu hết các khu vực ngoại vi của Đế chế Nga tự tuyên bố thành các nhà nước độc lập, trong đó có nhà nước Ukraine. Tháng 1-1919, Hồng quân Bolshevik tiến vào Ukraine và chiếm thành phố Kharkov rồi đến Kiev. Đến tháng 5, toàn bộ lãnh thổ Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Hồng quân. Tiếp đó, chính quyền Xô Viết thiết lập các nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CHXHCN) Xô Viết ở các vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Hồng quân, trong đó có nhà nước CHXHCN Xô Viết Ukraine.
Thời gian này, vùng Donbass thuộc Nga. Sau đó, nước Nga Xô Viết muốn thành lập Liên bang CHXHCN Xô Viết (Liên Xô) nhưng Ukraine còn lưỡng lự. Để Ukraine gia nhập Liên Xô, Nước Nga Xô Viết đã nhượng bộ và cắt vùng Donbass cho Ukraine. Kể từ đó, Donbass thuộc CHXHCN Xô Viết Ukraine trong thành phần của Liên Xô và tiếp tục thuộc nước Ukraine hiện đại sau khi Liên Xô tan rã.
Đáng chú ý, vào năm 1954, các nhà lãnh đạo Liên Xô khi ấy đã lấy bán đảo Crimea của Nga tặng cho Ukraine.
Những bước ngoặt làm thay đổi lịch sử
Sau khi Ukraine tuyên bố độc lập năm 1991, tương tự như nhiều nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ, Ukraine lần lượt ký các văn kiện với các nước có chung biên giới xác nhận và công nhận biên giới lãnh thổ của mình. Trong 2 thập niên đầu tiên kể từ năm 1992, Nga và Ukraine tích cực thúc đẩy hợp tác song phương và trao đổi trên tinh thần láng giềng hữu nghị. Hai bên thiết lập cơ chế kiểm soát biên giới, phân chia Hạm đội Biển Đen và đề ra hợp tác quân sự - kỹ thuật. Vào năm 1997, 2 nước ký Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác, tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, với kim ngạch song phương đạt mức khá cao vào thập niên 2000. Năm 2004, trao đổi thương mại giữa 2 nước là 18 tỉ USD. Cùng với đó, quan hệ chính trị giữa 2 nước vẫn khá gần gũi.
Bước ngoặt rất lớn diễn ra vào năm 2008 khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, Ukraine có thể trở thành thành viên của khối quân sự này trong tương lai. Cũng trong năm đó, Liên minh châu Âu (EU) ký một thỏa thuận rất quan trọng để hỗ trợ Ukraine. Hai sự kiện này đã khiến Tổng thống Putin quyết đoán hơn.
Do đó, Nga năm 2013 quyết định tài trợ cho Ukraine 15 tỉ USD để phát triển đất nước, đổi lại Tổng thống Ukraine khi ấy là Viktor Yanukovych phải rời bỏ hợp tác với EU để quay sang Nga. Thế nhưng, quyết định này đã gây ra làn sóng biểu tình lớn ở Ukraine khiến ông Yanukovich phải bỏ chạy sang Nga tị nạn tháng 2-2014. Nhân lúc ở Kiev trống ghế quyền lực, tháng 3-2014 Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Cùng lúc này, quân đội Nga hậu thuẫn các lực lượng ly khai ở Donbass, miền Đông Nam Ukraine, dẫn đến sự thành lập của hai “nước cộng hòa nhân dân tự xưng” Donetsk và Lugansk.
Kể từ đó, Ukraine thường xuyên áp dụng biện pháp trừng phạt đối với các công ty và cá nhân Nga, cũng như lập ra danh sách đen về các nhân vật văn hóa Nga. Việc dạy tiếng Nga cho học sinh ở Ukraine khi đó bị hạn chế; sách và phim của Nga bị cấm; hàng trăm đường phố và hàng chục thành phố được đổi tên nhằm xóa bỏ các di sản liên quan đến Nga. Nhiều người Nga và Ukraine gốc Nga đã bị giết chết trong các cuộc xung đột ở Ukraine.
Kiev cũng đóng cửa tuyến đường hàng không và tuyến đường sắt kết nối trực tiếp với Nga, đồng thời đóng cửa các phương tiện truyền thông đối lập, cho rằng đây là các phương tiện “truyền bá về Nga”. Mặt khác, giới chính trị gia Ukraine ủng hộ việc khôi phục quan hệ với Nga bị truy tố hình sự. Đáng chú ý, Quốc hội Ukraine đóng băng hiệp ước hữu nghị với Nga vào ngày 1-4-2019.
Tổng thống Volodymyr Zelensky liên tục kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden kết nạp Ukraine vào NATO, dẫn đến việc Nga triển khai quân lực tới biên giới 2 nước và cuối cùng là “chiến dịch quân sự đặc biệt” được Tổng thống Putin phát động vào ngày 24-2 vừa qua.
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét