Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

Đại sứ TQ nói về chủ quyền của các nước hậu Liên Xô

Tôi thấy Đại sứ Trung Quốc nói cũng đúng. Thông thường khi đàm phán về chủ quyền biên giới quốc gia, các bên đều tìm cách nhất trí chọn một thời điểm mốc nào đó làm cơ sở để đàm phán. Ví dụ biên giới trên bộ và trên biển giữa VN và TQ được đàm phán dựa trên Công ước Pháp-Thanh 1887 ký kết giữa Pháp (đại diện cho Việt Nam) và Nhà Thanh (đại diện cho Trung Quốc). Cuối cùng năm 1999, hai nước VN - TQ ký kết Hiệp định biên giới, theo đó giải quyết tranh chấp trên 227 km² biên giới, với kết quả mỗi bên nhận xấp xỉ 50% diện tích có tranh chấp. Tương tự, kết thúc đàm phán về phân chia vịnh Bắc Bộ, Việt Nam nhận 53,23% diện tích vịnh Bắc Bộ trong khi Trung Quốc nhận 46,77% diện tích, chênh lệch khoảng 8.205 km², tương đương với tỉ lệ đường bờ biển ven vịnh của mỗi nước (chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Trong trường hợp các nước tách ra từ Liên Xô, luật lệ quốc tế hiện hành xác định biên giới quốc gia theo thỏa thuận của Hội nghị Potsdam năm 1945. Các bên đều hoàn toàn nhất trí thông qua các kết luận về lãnh thể của Hội nghị, do đó chúng trở thành luật quốc tế. Vì vậy, nếu các nước thuộc Liên Xô tách ra, thì phải căn cứ vào quy chế của Liên hợp quốc là mỗi nước đều phải làm trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, thực tế không ở đâu tiến hành trưng cầu cả, một loạt nước mới ra đời không căn cứ theo nguyện vọng của người dân, nhưng được các nước phương Tây ủng hộ, còn các nước khác im lặng; thế là thành. Thực chất việc này làm tan rã Liên Xô và hệ thống XHCN thế giới nên được Mỹ và phương Tây hết lòng ủng hộ, thúc đẩy. Ngược lại, đối với những nước mà việc chia tách không có lợi cho Mỹ và phương Tây, ví dụ như nhiều tiểu bang ở Mỹ, Anh, Tây Ban Nha... muốn độc lập, thì không bao giờ Mỹ và phương Tây đồng ý. Thế mới nói Mỹ và phương Tây luôn luôn áp dụng tiêu chuẩn kép. Cùng một việc, nếu Nga, Trung hay một nước đang phát triển nào đó làm có lợi cho họ, không có lợi cho Mỹ và phương Tây thì Mỹ và phương kịch liệt phản đối, thậm chí mang quân sang tiêu diệt. Ngược lại, nếu việc đó được thực hiện ở chính Mỹ và phương Tây và không có lợi cho Mỹ và phương thì họ lại cho là vi phạm luật quốc tế. Thế nên luật thế giới là do Mỹ và phương Tây dựng lên để thống trị và cướp đoạt thế giới, nên nếu Nga, Trung hay bất cứ nước nào có thực lực, có thể đương đầu với Mỹ và phương Tây, thì họ sợ gì mà không dám làm, có thể giải thích luật quốc tế theo quan điểm của mình, thậm chí phá bỏ luật quốc tế đã lỗi thời. TQ hiện nay còn yếu so với Mỹ nên chưa muốn gây căng thẳng với Mỹ nhân chuyện này.
Đại sứ Trung Quốc nói về chủ quyền của các nước hậu Liên Xô
FB Alex Wu • Đại sứ Trung Quốc hứng chỉ trích vì phát ngôn về chủ quyền của các nước hậu Liên Xô. Hôm thứ Sáu (21/4), Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã đã công khai tuyên bố Crimea ‘thuộc về Nga ngay từ đầu’ và các nước cộng hòa nằm trong Liên Xô cũ không có ‘địa vị thực tế’ trong luật pháp quốc tế. Phát ngôn này đã thổi bùng ngọn lửa tức giận của giới lãnh đạo Châu Âu.

1. Phát ngôn của đại sứ 
Lư Sa Dã
Ông Lư Sa Dã được biết đến là nhà ngoại giao “chiến lang” của chính quyền Trung Quốc. Ông thường đưa ra những nhận xét hung hăng và gây tranh cãi.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài TF1 của Pháp phát sóng ngày 21/4, ông đã nêu quan điểm của mình đối với việc Crimea có phải là một phần của Ukraine hay không.

Ông Lư nói: “Vấn đề này còn tùy thuộc vào cách quý vị nhìn nhận vấn đề”.

Khi bị nhà báo Darius Rochebin của đài TF1 hối thúc, ông Lư nói: "Chuyện không đơn giản như vậy" và tuyên bố rằng Crimea "ngay từ đầu đã thuộc về Nga".

Hơn nữa, ông Lư Sa Dã cũng phủ nhận chủ quyền của các quốc gia hậu Xô Viết.

"Theo luật pháp quốc tế, các quốc gia thuộc Liên Xô cũ này không có địa vị thực tế trong luật pháp quốc tế vì không có thỏa thuận quốc tế nào cụ thể hóa tình trạng chủ quyền của họ", ông Lư nói trong cuộc phỏng vấn.

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Ukraine, Estonia, Latvia và Litva đã trở thành các quốc gia độc lập có chủ quyền. Ba quốc gia vùng Baltic - Estonia, Latvia và Litva - hiện là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh Châu Âu (EU).

Nhận xét của ông Lư đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo châu Âu.

2. 
Đại sứ Ukraine tại Pháp Vadym Omelchenko phản pháo

Hôm 22/4, Đại sứ Ukraine tại Pháp Vadym Omelchenko đã phản pháo trên Twitter rằng: "Không có chỗ cho sự mơ hồ, Crimea là của Ukraine".

Ông cũng chỉ ra những điểm tương đồng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nga: "Như thường lệ, câu hỏi 'Ai sở hữu Crimea?' đang tiết lộ. Lần tới, tốt hơn là nên đặt câu hỏi 'Vladivostok thuộc về ai?'", ông Omelchenko thách thức trong bài đăng.

Kể từ thế kỷ 13, Vladivostok (Trung Quốc gọi là Yongmingcheng) từng là lãnh thổ của Trung Quốc và đã xuất hiện trên các bản đồ chính thức của nước này. Thành phố cảng sau đó được đổi tên thành Haishenwai (Hải Sâm Uy) - có nghĩa là Đầm Hải Sâm), ngày nay vẫn được dùng với tên hoàng gia Nga là Vladivostok.

Vùng Primorsky của Nga, với thủ phủ là Vladivostok, từng là quê hương của tộc người Mãn Châu. Đây là nhóm dân tộc cai trị triều đại nhà Thanh. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc bị Anh và Pháp đánh bại trong Chiến tranh nha phiến lần hai vào năm 1860, Vladivostok đã bị Đế quốc Nga kiểm soát.

Năm 2001, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã ký một hiệp ước với Tổng thống Nga Vladimir Putin có tiêu đề "Hiệp ước về Hợp tác và Hữu nghị Láng giềng Trung - Nga".

Trong hiệp ước, Giang chính thức thừa nhận các vùng lãnh thổ của Trung Quốc bị Nga sáp nhập từ thời nhà Thanh, đồng thời nhượng vĩnh viễn ít nhất 1,5 triệu km vuông lãnh thổ Trung Quốc cho Nga, bao gồm Wulianghai, đảo Sakhalin và Vladivostok (Đầm Hải Sâm) - tương đương với diện tích của hàng chục hòn đảo Đài Loan.

Trong những năm gần đây, ở Trung Quốc đã có những tiếng nói phản đối lập trường chính thức của ĐCSTQ đối với những vùng đất được “hiến tặng” cho Nga.

"Đế chế Xô Viết không còn tồn tại. Lịch sử vẫn đang tiếp diễn", ông Omelchenko nhấn mạnh ở cuối bài đăng của mình.

3. Ba nước Baltic nổi giận vì phát biểu của Đại sứ Trung Quốc

Ông Antoine Bondaz, một chuyên gia về Trung Quốc tại Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại Paris, đã chỉ ra trong một bài đăng trên Twitter rằng nhận xét của ông Lư Sa Dã đã “phủ nhận sự tồn tại của các quốc gia như Ukraine, Litva, Estonia, Kazakhstan, …”.

Đồng thời, 3 nước vùng Baltic đã chỉ trích nhận xét của ông Lư Sa Dã và yêu cầu lời giải thích từ Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkēvičs cho biết 3 nước sẽ triệu tập viên chức ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc tại thủ đô của mỗi nước.

"Xét đến những tuyên bố không thể chấp nhận được của Đại sứ Trung Quốc tại Pháp về luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia, Bộ Ngoại giao Latvia đã yêu cầu đại diện có thẩm quyền của Đại sứ quán Trung Quốc tại Riga đưa ra lời giải thích vào ngày 24/4. Hành động này được phối hợp với Lithuania và Estonia", ông Rinkēvičs viết trên Twitter.

Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis viết trên Twitter: “Nếu ai đó vẫn đang thắc mắc tại sao các nước Baltic không tin tưởng Trung Quốc có thể ‘mang lại hòa bình ở Ukraine’, thì đây [chính là bằng chứng]. Một Đại sứ Trung Quốc cho rằng Crimea thuộc về Nga và biên giới của các quốc gia chúng tôi không có cơ sở pháp lý”.

Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nói với hãng thông tấn địa phương Delfi rằng “thật đáng buồn khi một đại diện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại có ý kiến ​​như vậy. Lập trường như vậy thật không thể hiểu nổi”.

4. Chủ nhà Pháp lên tiếng 

Hôm 23/4, Pháp đã phản hồi rằng nước này "hoàn toàn đoàn kết" với tất cả các quốc gia đồng minh bị ảnh hưởng bởi nhận xét của ông Lư Sa Dã, những quốc gia đã giành được độc lập "sau nhiều thập kỷ bị áp bức".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp cho biết: “Vấn đề Ukraine đã đặc biệt được toàn bộ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc, công nhận phạm vi biên giới có cả Crimea vào năm 1991".

Hôm Chủ nhật (23/4), gần 80 nhà lập pháp EU, cùng với Liên minh Nghị viện về Trung Quốc, đã gửi một lá thư tới Bộ trưởng Châu Âu kiêm Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna, yêu cầu tuyên bố Đại sứ Trung Quốc là người không được hoan nghênh vì phát biểu của ông.

“Đại sứ Trung Quốc Lư Sa Dã đã công khai khẳng định rằng các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ không có địa vị thực tế trong luật pháp quốc tế, lập luận cụ thể rằng 'không có thỏa thuận quốc tế nào để hiện thực hóa địa vị của họ'. Những bình luận như vậy vượt xa ranh giới của diễn ngôn ngoại giao có thể chấp nhận được. Đây là hoạt động tồi tệ nhất của lối ‘ngoại giao chiến lang’ và sự việc này không thể không có câu trả lời", theo nội dung bức thư đăng trên tờ Le Monde.

“Chúng tôi hy vọng bà [Catherine Colonna] sẽ thực hiện các bước này để nhấn mạnh cam kết của Pháp đối với các giá trị trung tâm gắn kết chúng tôi không chỉ ở châu Âu mà còn với các đối tác cùng chí hướng ở những nơi khác”.

5. ‘Chính sách đối ngoại của Nga là sự pha trộn của Liên Xô cũ và Đế chế Sa hoàng’

ĐCSTQ ở Trung Quốc từ lâu đã nhận được sự hậu thuẫn từ Liên Xô. Sau khi đế Liên Xô sụp đổ, ĐCSTQ vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Nga Putin, cựu điệp viên của Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) - cơ quan mật vụ của Nga.

Cả Bắc Kinh và Moscow đều chia sẻ tầm nhìn chung về việc chống lại phương Tây do Mỹ lãnh đạo. Vào tháng 2/2022, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã nhất trí thiết lập mối quan hệ đối tác "không giới hạn". ĐCSTQ sau đó đã ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Ông Cao Ngọc Sinh (Gao Yusheng), cựu Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine, gần đây đã chỉ ra tại một diễn đàn rằng, chính sách đối ngoại của Nga là "sự pha trộn của Liên Xô cũ và Đế chế Nga hoàng".

Trong sự nghiệp ngoại giao hơn 30 năm của mình, ông Cao đã có thời gian làm việc tại Liên Xô cũ và các quốc gia từng là thành viên của Liên Xô.

Ông nói rằng định hướng trọng tâm và chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Nga là "coi các quốc gia thuộc Liên Xô cũ là vùng ảnh hưởng độc quyền của mình và khôi phục đế chế thông qua thống nhất Liên bang Nga".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét