Macron bị chỉ trích gay gắt sau chuyến thăm Tập Cận Bình
Tổng thống Pháp có chuyến thăm Hà Lan vào ngày 11/04/2023 để vận động cho «an ninh kinh tế», «tự chủ công nghiệp» của Liên Hiệp Châu Âu, trong lúc ông bị chỉ trích có những phát biểu có lợi cho Bắc Kinh, như nhận định của nhiều chuyên gia cho rằng ông Emmanuel Macron tay trắng trở về từ Trung Quốc nhưng thành công trong việc chia rẽ phương Tây.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Quảng Châu, ngày 07/04/2023. via REUTERS - POOL
Do muốn thể hiện một châu Âu « đoàn kết », tổng thống Pháp đã mời chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cùng sang Trung Quốc. Nhưng những bất đồng đầu tiên đã sớm xuất hiện liên quan đến chiến tranh Ukraina. Trước khi đến Trung Quốc và trong suốt chuyến công du, bà Ursula von der Leyen luôn cứng rắn đề nghị Bắc Kinh không « trở thành một bên tham chiến qua việc cung cấp vũ khí cho Nga ».
Tổng thống Pháp thì ngược lại, sử dụng ngôn từ mềm mỏng hơn trong cuộc họp báo chung với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng ông « biết là có thể trông cậy vào » nguyên thủ Trung Quốc. « Không hẳn là lời xu nịnh », theo nhà báo Pierre-Antoine Donnet của báo mạng Asialyst khi trả lời RFI ngày 10/04, nhưng ông Macron có vẻ hoặc cố tình không hiểu những tính toán riêng của ông Tập và lặp lại « sai lầm » khi đến tận Matxcơva thuyết phục tổng thống Putin không tấn công Ukraina. Tổng thống Pháp kêu gọi Bắc Kinh làm trung gian cho cuộc xung đột ở Ukraina, hoan nghênh kế hoạch hòa bình 12 điểm của Trung Quốc trong khi Kiev và đa số các nước phương Tây lại bác bỏ.
Bất đồng tiếp theo liên quan đến quan hệ kinh tế. Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh đến việc « giảm thiểu nguy cơ » phụ thuộc vào Trung Quốc. Thế nhưng, phái đoàn tháp tùng nguyên thủ Pháp có đến 50 lãnh đạo doanh nghiệp không có cùng ý tưởng này.
Trên trang L’Express, nhà nghiên cứu Cyrille Pluyette nhấn mạnh đến chiến thuật « chia để trị » của Trung Quốc. Ông Tập tỏ ra « rất vui vì chia sẻ nhiều điểm chung về nhiều vấn đề » với nguyên thủ Pháp. Hiếm khi báo chí Nhà nước Trung Quốc ca ngợi một nguyên thủ phương Tây đến như vậy.
Tại tỉnh Quảng Đông, ông Macron được chào đón như ngôi sao ở Đại học Trung Sơn, chia sẻ giây phút riêng tư trà đàm với ông Tập. Trong khi đó, bà Ursula von der Leyen, không phải là người đứng đầu một nước nên được tiếp đón gọn nhẹ hơn và không được mời tham gia nhiều chương trình cụ thể.
Liệu nguyên thủ Pháp bị siêu lòng ?
Vấn đề Đài Loan đã không được ông Macron đề cập trong chuyến công du, mặc dù giới chuyên gia Pháp, khi được mời đến điện Elysée tham vấn, đã lưu ý khả năng Trung Quốc tập trận răn đe Đài Loan sau cuộc gặp giữa tổng thống Thái Anh Văn và chủ tịch Hạ Viện Mỹ.
Vấn đề Đài Loan đã không được ông Macron đề cập trong chuyến công du, mặc dù giới chuyên gia Pháp, khi được mời đến điện Elysée tham vấn, đã lưu ý khả năng Trung Quốc tập trận răn đe Đài Loan sau cuộc gặp giữa tổng thống Thái Anh Văn và chủ tịch Hạ Viện Mỹ.
Rạn vỡ thực sự bắt đầu khi nguyên thủ Pháp ẩn ý rằng chính Mỹ phải chịu trách nhiệm về những căng thẳng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh. Trả lời nhật báo kinh tế Pháp Les Echos, ông so sánh « sự thống nhất » của Trung Quốc mà Đài Loan là một thành phần với « sự thống nhất » của Liên Hiệp Châu Âu. Ông tỏ ra thông cảm, « điều quan trọng là phải hiểu họ (Trung Quốc) lập luận như thế nào ».
Theo ông, « châu Âu còn chưa giải quyết được khủng hoảng ở Ukraina, thì làm sao có thể nói một cách đáng tin cậy về Đài Loan », đồng thời cho rằng châu Âu không nên đi theo nhịp độ của Mỹ hay Trung Quốc. Cho dù ông Macron chỉ nêu lên thực tế vì Liên Hiệp Châu Âu chỉ duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh, nhưng lại phát biểu không đúng lúc, và bị nhật báo Mỹ Wall Street Journal đánh giá là « vô ích » « sẽ phá hoại năng lực răn đe của Mỹ và Nhật Bản đối với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương ».
Theo ông, « châu Âu còn chưa giải quyết được khủng hoảng ở Ukraina, thì làm sao có thể nói một cách đáng tin cậy về Đài Loan », đồng thời cho rằng châu Âu không nên đi theo nhịp độ của Mỹ hay Trung Quốc. Cho dù ông Macron chỉ nêu lên thực tế vì Liên Hiệp Châu Âu chỉ duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh, nhưng lại phát biểu không đúng lúc, và bị nhật báo Mỹ Wall Street Journal đánh giá là « vô ích » « sẽ phá hoại năng lực răn đe của Mỹ và Nhật Bản đối với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương ».
Tuyên bố của ông Macron cũng đối lập với lời lẽ cứng rắn trước đó của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu rằng Liên Âu « biết là Trung Quốc muốn thay đổi trật tự thế giới, ở đó Trung Quốc trở thành tâm điểm ».
Giáo sư Jean-Pierre Cabestan, Trung tâm Nghiên cứu châu Á Paris, cũng như nhà nghiên cứu Cyrille Pluyette, đều thấy rằng « thay vì củng cố Liên Hiệp Châu Âu, phát biểu của tổng thống Pháp đang làm suy yếu khối ». Mong muốn của ông Macron vận động cho một châu Âu « tự chủ về công nghiệp, kinh tế », hình thành quân đội riêng để giảm phụ thuộc vào Mỹ lại trở thành « món quà » lớn cho Bắc Kinh, gây chia rẽ ít nhiều Mỹ với các đồng minh.
« Một kiểu chết não ở đâu đó », giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Ba Lan Slawomir Debski, mỉa mai với ngôn từ của chính tổng thống Pháp khi nói về NATO.
Giáo sư Jean-Pierre Cabestan, Trung tâm Nghiên cứu châu Á Paris, cũng như nhà nghiên cứu Cyrille Pluyette, đều thấy rằng « thay vì củng cố Liên Hiệp Châu Âu, phát biểu của tổng thống Pháp đang làm suy yếu khối ». Mong muốn của ông Macron vận động cho một châu Âu « tự chủ về công nghiệp, kinh tế », hình thành quân đội riêng để giảm phụ thuộc vào Mỹ lại trở thành « món quà » lớn cho Bắc Kinh, gây chia rẽ ít nhiều Mỹ với các đồng minh.
« Một kiểu chết não ở đâu đó », giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Ba Lan Slawomir Debski, mỉa mai với ngôn từ của chính tổng thống Pháp khi nói về NATO.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét