Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Internet Trung Quốc tràn ngập bàn luận về giảm phát

Trong khi các nước phương Tây đang điên đầu vì lạm phát thì Trung Quốc lại lo lắng về giảm phát (tôi gọi là thiểu phát, vì thiểu phát là giá giảm, lạm phát là giá tăng và giảm phát là tỷ lệ lạm phát giảm dù giá vẫn tăng). Chỉ có Nga là thản nhiên vì tỷ lệ lạm phát ở Nga đã về mức lý tưởng là 3,5% vào tháng 3 vừa qua; trong đó lạm phát giá lương thực thực phẩm chỉ 2,5%. Đáng nói thêm là dù khó khăn khủng khiếp do bị cấm vận toàn diện và cho cuộc chiến với Ukraine, kinh tế Nga chỉ giảm 2,1% năm 2022 và phục hồi ngay từ quý 1 năm 2023, dự kiến sẽ tăng trưởng 0,7-1% trong năm 2023, cao hơn so với các nước phương Tây.
Internet Trung Quốc tràn ngập bàn luận về giảm phát
Kathleen Li • Olivia Li • Giảm phát là thứ ngược lại với lạm phát. Điều đó có nghĩa là mọi người đang chi tiêu ít hơn, nhưng nguồn cung hàng hóa lại dư thừa, buộc các doanh nghiệp phải bán hàng hóa với giá thấp hơn. Những bàn luận về giảm phát đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Trong khi đó, hiện tượng 'tài chính nhàn rỗi' cũng đang đe dọa nền kinh tế của nước này.
Đồ thị: Lạm phát ở Nga qua các năm gần đây
Các nền tảng trực tuyến của Trung Quốc đang tràn ngập các cuộc nói chuyện về giảm phát trong tháng qua. Một chuyên gia tài chính chỉ ra rằng Trung Quốc không phải là nền kinh tế thị trường và việc áp dụng kinh tế học phương Tây để đánh giá nó là rất khó.

Hơn nữa, chuyên gia này cho rằng “tài chính nhàn rỗi” là vấn đề cần phải xử lý; nếu không, nền kinh tế sẽ tiếp tục xấu đi.

Đồ thị: Tăng trưởng kinh tế Nga qua các năm gần đây

1. Giảm phát

Hôm 20/04, Giám đốc Zou Lan, tới từ Ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, đã tuyên bố tại cuộc họp báo quý đầu tiên của Ngân hàng Trung ương rằng, giảm phát hoặc lạm phát dài hạn ở Trung Quốc là những điều không có cơ sở.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng cho biết trong cuộc họp báo ngày 18/04 rằng, “giảm phát sẽ không xảy ra” ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc tranh luận trên mạng về việc liệu Trung Quốc sẽ có giảm phát hay không vẫn chưa dừng lại bất chấp những tuyên bố chính thức này.

Hôm 21/04, tạp chí kinh doanh Sunlian Lifeweek của Trung Quốc đã đăng một bài báo có tiêu đề “Có phải giảm phát đang đến? Tại sao đối với chúng ta, nó đáng sợ hơn lạm phát?”

Bài báo cho rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực giảm phát chủ yếu do nhu cầu trong nước không đủ. Bài báo cảnh báo rằng “chỉ dựa vào nới lỏng tiền tệ và kích thích tài chính là không còn đủ nữa” và việc tiếp tục các chính sách như vậy có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực hơn.

Ông Zhao Jian, Trưởng khoa của Viện Xijing, vốn thuộc sở hữu hoàn toàn của Atlantis Capital, đã rêu rao trong một bài báo hôm 18/04 rằng ông có thể là người đầu tiên đề xuất rằng Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề giảm phát.

Hôm 24/03, ông Zhao đã viết một bài báo nói rằng, thách thức lớn nhất mà Trung Quốc hiện đang phải đối mặt là giảm phát, và đây không phải là tình huống thuận lợi cho nhóm thu nhập trung bình và thấp.

Giảm phát là thứ ngược lại với lạm phát. Điều đó có nghĩa là mọi người đang chi tiêu ít hơn, nhưng nguồn cung hàng hóa lại dư thừa, buộc các doanh nghiệp phải bán hàng hóa với giá thấp hơn.

Giảm phát có thể dẫn đến suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng khi các công ty cắt giảm lực lượng lao động do nhu cầu thấp. Thất nghiệp và thu nhập thấp hơn sẽ dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ, từ đó sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng.

Trong bài báo tháng 3, ông Zhao phân loại giảm phát thành bốn loại: 1) giảm phát thu hẹp thu nhập, chẳng hạn như khi tỷ lệ thất nghiệp cao và thu nhập giảm; 2) giảm phát dư thừa, chẳng hạn như nhu cầu trong nước thấp và đơn đặt hàng xuất khẩu giảm; 3) giảm phát suy thoái nợ, chẳng hạn như khi người dân trả nợ sớm và chính quyền địa phương rơi vào bẫy nợ; 4) giảm phát kỳ vọng trì trệ, chẳng hạn như khi người dân ưu tiên tiết kiệm hơn chi tiêu, doanh nghiệp tư nhân thiếu niềm tin và nhu cầu đầu tư giảm đáng kể.

Liên quan đến cuộc tranh luận phổ biến về việc liệu Trung Quốc có đang trải qua giảm phát hay không, ông Zhao tin rằng các cuộc thảo luận chủ yếu tập trung vào loại giảm phát do nhu cầu không đủ.

Trong bảng phân tích giá tiêu dùng tháng 3, so với cùng kỳ năm trước, lương thực, thuốc lá và rượu bia tăng 2,0%, quần áo tăng 0,8%, hàng và dịch vụ gia dụng tăng 0,7%, giáo dục tăng 1,4%, văn hóa giải trí và chăm sóc sức khỏe tăng 1%, trong khi các hàng hóa và dịch vụ khác có mức tăng lớn nhất là 2,5%.

Ông Zhao tin rằng tình hình lạm phát trên mang tính cấu trúc và do chi phí thúc đẩy. Ông nói, nền kinh tế không những không được kích thích mà còn có xu hướng rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ (xảy ra cả lạm phát và suy giảm kinh tế).

2. 'Nền kinh tế méo mó' và suy thoái của Trung Quốc

Hôm 24/04, ông Albert Song, một nhà nghiên cứu tại tổ chức Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Tianjun, cho rằng, “Trung Quốc không phải là một nền kinh tế thị trường đầy đủ, đó là một nền kinh tế méo mó dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì vậy rất khó để sử dụng đặc điểm giảm phát và lạm phát của lý thuyết kinh tế phương Tây để đánh giá tình trạng hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc”.

Ông Song đã có 27 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính ở Trung Quốc.

Theo ông Song, về tổng thể, suy thoái là xu hướng chính của nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều yếu tố đang tác động, bao gồm sự suy yếu của nhu cầu bên ngoài, sự tách rời của Trung Quốc khỏi các quốc gia khác và nhiều vấn đề nội bộ khác nhau.

3. 'Tài chính nhàn rỗi'

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 13/04, ông Song đã nói về vấn đề “tài chính nhàn rỗi”. Điều đó có nghĩa là tiền được luân chuyển trong hệ thống tài chính mà không đi vào nền kinh tế thực.

“Hiện tượng 'tài chính nhàn rỗi' mà tôi đã đề cập nhiều lần rất đáng để chúng ta lưu ý. Chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã rất nới lỏng, đến mức có rất ít dư địa để giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trước đây, thị trường chứng khoán và bất động sản là hai bể chứa về tài chính. Nhưng hiện tại, thị trường chứng khoán không hoạt động tốt và tình hình của thị trường bất động sản cũng không được cải thiện. Một lượng lớn thanh khoản dư thừa không có nơi nào để đổ vào và cuối cùng có thể được sử dụng cho các dự án đầu tư không hiệu quả và lợi nhuận thấp, dẫn đến dữ liệu kinh tế đẹp nhưng nền kinh tế ngày càng nguội lạnh”, ông nói.

Hôm 18/03, ông Liu Jin, CEO của Ngân hàng Trung Quốc đã phát biểu tại Diễn đàn quản lý tài sản toàn cầu và cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng của "tài chính nhàn rỗi”. Ông nhấn mạnh rằng, tài chính phải phục vụ nền kinh tế thực. Nếu tài chính phát triển quá mức và bị ngắt kết nối với nhu cầu của nền kinh tế thực, nó có thể dẫn đến bong bóng kinh tế, với thanh khoản quá mức được luân chuyển trong hệ thống tài chính và làm tăng chi phí tài chính cho nền kinh tế thực. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính và kinh tế có thể được kích hoạt nếu bong bóng vỡ.

Hiện tại, thị trường bất động sản của Trung Quốc tiếp tục suy giảm. Theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 18/04, đầu tư phát triển bất động sản trong quý đầu tiên của năm 2023 giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó đầu tư nhà ở giảm 4,1%.

Ông Song nói: “Sự phát triển quá mức của bất động sản khiến thị trường bão hòa, lĩnh vực bất động sản không hấp thụ được thanh khoản dư thừa; vấn đề này đi đôi với khủng hoảng nợ”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét