Mỹ có thể làm gì để tự bảo vệ mình trước thách thức từ Trung Quốc?
Nathan Worcester • Một nhà kinh tế cho rằng nước Mỹ có thể giải quyết cùng lúc cả 2 vấn đề về sức mạnh quân sự và năng lực sản xuất của Trung Quốc thông qua chính sách công nghiệp mạnh mẽ được thúc đẩy bởi chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, phân tích của ông vấp phải một số hoài nghi.Tổng thống Donald Trump chào đám đông trước khi rời khỏi Hội nghị thượng đỉnh Operation Warp Speed Vaccine ở Washington, Mỹ, vào ngày 08/12/2020.
1. Thách thức từ Trung Quốc
Washington đang ngày càng nhận thức ra rằng: Sức mạnh quân sự và năng lực sản xuất của Trung Quốc là những thách thức kép mà Mỹ phải đối mặt. Nhà kinh tế Goldman là người đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
“Nước Mỹ cuối cùng cũng sẽ phá sản”, ông Goldman nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 14/04.
Ông Goldman chỉ ra vấn đề với thâm hụt thương mại kéo dài của Mỹ. Đây là thứ đã gia tăng trong nhiều thập kỷ khi Mỹ tiếp tục nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn là xuất khẩu.
Ông Goldman cũng lo lắng về tình hình nợ nước ngoài của Mỹ. Tính đến quý IV năm 2022, người Mỹ phải gánh khoản nợ nước ngoài hơn 16 nghìn tỷ USD.
“Chúng ta lấy hàng hóa của người khác và trả lại cho họ giấy nợ (đô la Mỹ). Có một thời hạn tự nhiên đối với việc đó. Tại một thời điểm nào đó, mọi người sẽ không thể nhận giấy nợ của chúng ta”, ông nói.
Bài báo mới của nhà kinh tế này về sản xuất của Mỹ là bài đăng mới nhất trong loạt bài “Những lời khiêu khích” (Provocations) từ Trung tâm Lối sống Mỹ của Viện Claremont.
Ông Goldman nổi tiếng với chuyên mục dài kỳ “Spengler” trên tờ Thời báo Châu Á (Asia Times). Thông qua đó, ông có cơ hội quan sát kỹ lưỡng sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhà kinh tế này đã chỉ ra những dấu hiệu mới đây về sự gia tăng trong sức mạnh địa chính trị của Trung Quốc, bất chấp sự ngăn cản của Mỹ. Chẳng hạn như chuyến thăm của Tổng thống Brazil Lula tới một cơ sở của Huawei ở Thượng Hải cũng như vai trò của Bắc Kinh trong việc môi giới một thỏa thuận giữa Ảrập Xêút và Iran.
Huawei đang xây dựng Neom City, một thành phố thông minh ở Ảrập Xêút gần Biển Đỏ.
Ông Goldman cho biết: “Sức mạnh kinh tế mà Trung Quốc có được thông qua cỗ máy xuất khẩu đang mang lại cho nước này một chuỗi thành công về mặt ngoại giao, và điều đó làm suy yếu sức mạnh của Mỹ”.
“Nếu những xu hướng này tiếp tục, chúng ta sẽ kết thúc giống như Anh, với tư cách là một cường quốc đế quốc trước đây đối chọi với Mỹ, và Trung Quốc sẽ trở thành giống như Mỹ [Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ và phế ngôi Mỹ, giống như việc Mỹ từng làm với Anh]”, ông nói thêm.
2. Mỹ có thể làm gì?
Ông Goldman cho rằng chính phủ Mỹ nên làm thế nào để ngăn chặn, hoặc ít nhất là trì hoãn, sự suy tàn của chính mình?
Một trong những việc cần làm sẽ là trợ cấp cho một công ty Mỹ tương đương với Huawei.
Đó có thể là sự lặp lại của một cách thức cũ đã từng thành công. Cách đây không lâu, Mỹ đã mang đến cho thế giới Bell Labs, một động cơ đổi mới mạnh mẽ trong suốt thế kỷ 20.
Ông Goldman khẳng định điều đó đã trở nên khả thi nhờ một loại hình thức kinh tế không cạnh tranh. “Chính phủ đã trao độc quyền cho AT&T. AT&T tính phí dịch vụ điện thoại cao đối với người dân. Và điều đó đã cho phép AT&T hỗ trợ Bell Labs”, ông nói.
Việc phá vỡ Ma Bell [hệ thống các công ty viễn thông thống trị thị trường Bắc Mỹ, từng được dẫn dắt bởi AT&T] vốn do chính phủ dẫn dắt đã tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo kỹ sư Michael Noll và các cựu nhân viên khác của Bell, việc chấm dứt sự độc quyền của AT&T tạo ra một vấn đề. Nó khiến chúng ta khó có được các chương trình nghiên cứu cơ bản, dài hạn, thứ dẫn đến các phát minh như bóng bán dẫn và tế bào quang điện.
Ông Goldman ủng hộ việc chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển, tập trung vào khoa học cơ bản. Ông cho rằng chính phủ không nên là bên chọn ra kẻ thắng người thua trên thị trường. Theo ông, đây là công việc tốt nhất nên dành cho khu vực tư nhân.
Không giống như những người tích cực ủng hộ chính sách công nghiệp khác, bao gồm cả cựu Tổng thống Donald Trump, ông Goldman không phải là người thích áp dụng thuế quan.
Ông nói: “Thuế quan là một hình thức trợ cấp rất rộng và tôi nghĩ chúng là một hình thức tệ hại”. Ông cho rằng các biện pháp thuế quan của Trump đã thất bại.
Giáo dục của Mỹ là một trong những mục tiêu khác của ông Goldman.
“Giáo dục kỹ thuật của chúng ta kém một cách đáng báo động”, ông nói. Ông đồng thời lưu ý rằng, Trung Quốc đào tạo nhiều chuyên ngành kỹ thuật hơn nhiều so với Mỹ.
Trong khi đó, những bộ óc trẻ sáng suốt nhất của Mỹ đang chạy theo đồng tiền.
Theo lời của một người dùng Twitter ẩn danh, “hầu hết tất cả những người thông minh nhất mà tôi biết ở trường đại học, những người hẳn sẽ cai trị các thuộc địa vào [thế kỷ] 19, đang làm công việc gửi email hoặc lập trình tại một công ty khởi nghiệp Tinder-for-dog [ứng dụng hẹn hò dành cho thú cưng là chó]”.
Ông Goldman cho biết: “Những đứa trẻ thông minh nhất tới các công ty công nghệ lớn, nơi chúng hy vọng trở thành triệu phú vào năm 26 tuổi".
Ông Goldman muốn khuyến khích giáo dục khoa học và kỹ thuật bằng cách khôi phục Đạo luật Giáo dục Quốc phòng năm 1958. Đây là một đạo luật được thúc đẩy bởi việc Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik cùng với những lo ngại về lực lượng lao động kỹ thuật của Mỹ.
Ông Goldman cũng muốn tăng số lượng công nhân nhà máy lành nghề thông qua hệ thống học việc được mô phỏng theo các hệ thống ở Đức, Thụy Sĩ và Scandinavia.
Ngoài việc củng cố lực lượng lao động của Mỹ, ông sẽ thay đổi hệ thống thuế để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thâm dụng vốn.
Sản xuất là một lĩnh vực đặc biệt thâm dụng vốn; nó đòi hỏi rất nhiều tài sản vật chất, những thứ như máy móc và nhà máy sản xuất.
Ông Goldman nói: “Phải mất nhiều năm để xóa đi [khỏi bảng kế toán] khoản tiền đầu tư vào thiết bị thâm dụng vốn, điều này gây cản trở lớn đối với các công ty đang cố gắng đầu tư vào lĩnh vực đó”.
Ông cũng cho rằng môi trường pháp lý nghiêm ngặt của Mỹ cản trở hoạt động sản xuất trong nước.
3. 'Chiến tranh là cha đẻ của mọi thứ'
Chi tiêu quốc phòng có lẽ là điều đáng chú ý nhất trong Những lời khiêu khích. Nó là trọng tâm trong kế hoạch tái thiết ngành sản xuất Mỹ của ông Goldman.
Ông viết: “Ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh vào cuối những năm 1970 và 1980, chính sách quốc phòng yêu cầu có một loạt các đổi mới trong các hệ thống vũ khí, thứ đòi hỏi những công nghệ mới phải được tìm ra".
Nhiều công nghệ kỹ thuật số quan trọng, đặc biệt là Internet, đã được khởi xướng với sự trợ giúp của Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA).
Ông Goldman tin rằng chi tiêu quốc phòng thông minh có thể giúp Mỹ đổi mới trong các lĩnh vực sản xuất với những khía cạnh chuyên sâu của khoa học và kỹ thuật.
Ông tóm tắt lời kêu gọi đổi mới dựa vào quốc phòng của mình bằng một câu nói của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclitus: “Chiến tranh là cha đẻ của mọi thứ”.
Tuy nhiên, điều này không phù hợp với nhà kinh tế học Marshall Auerback.
Ông Auerback, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bard, đã viết về chính sách công nghiệp cho tổ chức tư vấn American Compass và các tổ chức khác.
Trong một email ngày 18/04, ông đã trích dẫn công trình của nhà kinh tế học Seymour Melman, người đã cảnh báo về những nguy cơ của nền kinh tế quân sự.
Đáng chú ý, nhiều nhà phân tích tin rằng các biện pháp COVID-19 đã đặt nền kinh tế Mỹ vào một thứ gì đó giống như một thế trận sẵn sàng cho chiến tranh.
Ông Auerback đặt câu hỏi về hiệu quả và lợi ích kinh tế rộng lớn hơn của chi tiêu quốc phòng.
“Hầu hết các dự án vũ khí hiện nay yêu cầu tương đối ít lao động trực tiếp. Thay vào đó, một phần rất lớn được tập trung vào R&D chi phí cao (thứ mang lại ít lợi ích cho nền kinh tế dân sự), chi phí quản lý cao ngất ngưởng, chi phí chung [overhead] cao, và thứ hoàn toàn là chi phí bôi trơn, bao gồm cả tiền chảy ngược vào các chiến dịch chính trị”, ông Auerback nói.
Ông thừa nhận rằng nếu người ta muốn thúc đẩy một chính sách công nghiệp, họ cần dựa trên vấn đề an ninh quốc gia, “đặc biệt là đối với các đảng viên Cộng hòa”.
Ông ấy nói thêm: “Bạn sẽ không nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trừ khi bạn đưa GOP [đảng Cộng hoà] vào cuộc".
Trong một email ngày 21/04, ông Goldman cho biết rằng, ông Auerback “chắc chắn đúng khi cho rằng có nhiều cách phân bổ kinh phí R&D hiệu quả hơn [việc phân bổ cho] công nghệ quân sự”.
Tuy nhiên, “trên thực tế, chúng ta chưa bao giờ làm đúng với lĩnh vực khác. Thời đại kỹ thuật số là đứa con của DARPA [Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến của Mỹ] và Chiến tranh Lạnh”.
Ông ấy nói thêm: “Chúng ta chưa bao giờ làm được điều gì vĩ đại thực sự mà không cần động cơ quốc phòng [hoặc] không gian".
Washington đang ngày càng nhận thức ra rằng: Sức mạnh quân sự và năng lực sản xuất của Trung Quốc là những thách thức kép mà Mỹ phải đối mặt. Nhà kinh tế Goldman là người đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này.
“Nước Mỹ cuối cùng cũng sẽ phá sản”, ông Goldman nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 14/04.
Ông Goldman chỉ ra vấn đề với thâm hụt thương mại kéo dài của Mỹ. Đây là thứ đã gia tăng trong nhiều thập kỷ khi Mỹ tiếp tục nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn là xuất khẩu.
Ông Goldman cũng lo lắng về tình hình nợ nước ngoài của Mỹ. Tính đến quý IV năm 2022, người Mỹ phải gánh khoản nợ nước ngoài hơn 16 nghìn tỷ USD.
“Chúng ta lấy hàng hóa của người khác và trả lại cho họ giấy nợ (đô la Mỹ). Có một thời hạn tự nhiên đối với việc đó. Tại một thời điểm nào đó, mọi người sẽ không thể nhận giấy nợ của chúng ta”, ông nói.
Bài báo mới của nhà kinh tế này về sản xuất của Mỹ là bài đăng mới nhất trong loạt bài “Những lời khiêu khích” (Provocations) từ Trung tâm Lối sống Mỹ của Viện Claremont.
Ông Goldman nổi tiếng với chuyên mục dài kỳ “Spengler” trên tờ Thời báo Châu Á (Asia Times). Thông qua đó, ông có cơ hội quan sát kỹ lưỡng sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhà kinh tế này đã chỉ ra những dấu hiệu mới đây về sự gia tăng trong sức mạnh địa chính trị của Trung Quốc, bất chấp sự ngăn cản của Mỹ. Chẳng hạn như chuyến thăm của Tổng thống Brazil Lula tới một cơ sở của Huawei ở Thượng Hải cũng như vai trò của Bắc Kinh trong việc môi giới một thỏa thuận giữa Ảrập Xêút và Iran.
Huawei đang xây dựng Neom City, một thành phố thông minh ở Ảrập Xêút gần Biển Đỏ.
Ông Goldman cho biết: “Sức mạnh kinh tế mà Trung Quốc có được thông qua cỗ máy xuất khẩu đang mang lại cho nước này một chuỗi thành công về mặt ngoại giao, và điều đó làm suy yếu sức mạnh của Mỹ”.
“Nếu những xu hướng này tiếp tục, chúng ta sẽ kết thúc giống như Anh, với tư cách là một cường quốc đế quốc trước đây đối chọi với Mỹ, và Trung Quốc sẽ trở thành giống như Mỹ [Trung Quốc sẽ trở thành bá chủ và phế ngôi Mỹ, giống như việc Mỹ từng làm với Anh]”, ông nói thêm.
2. Mỹ có thể làm gì?
Ông Goldman cho rằng chính phủ Mỹ nên làm thế nào để ngăn chặn, hoặc ít nhất là trì hoãn, sự suy tàn của chính mình?
Một trong những việc cần làm sẽ là trợ cấp cho một công ty Mỹ tương đương với Huawei.
Đó có thể là sự lặp lại của một cách thức cũ đã từng thành công. Cách đây không lâu, Mỹ đã mang đến cho thế giới Bell Labs, một động cơ đổi mới mạnh mẽ trong suốt thế kỷ 20.
Ông Goldman khẳng định điều đó đã trở nên khả thi nhờ một loại hình thức kinh tế không cạnh tranh. “Chính phủ đã trao độc quyền cho AT&T. AT&T tính phí dịch vụ điện thoại cao đối với người dân. Và điều đó đã cho phép AT&T hỗ trợ Bell Labs”, ông nói.
Việc phá vỡ Ma Bell [hệ thống các công ty viễn thông thống trị thị trường Bắc Mỹ, từng được dẫn dắt bởi AT&T] vốn do chính phủ dẫn dắt đã tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo kỹ sư Michael Noll và các cựu nhân viên khác của Bell, việc chấm dứt sự độc quyền của AT&T tạo ra một vấn đề. Nó khiến chúng ta khó có được các chương trình nghiên cứu cơ bản, dài hạn, thứ dẫn đến các phát minh như bóng bán dẫn và tế bào quang điện.
Ông Goldman ủng hộ việc chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển, tập trung vào khoa học cơ bản. Ông cho rằng chính phủ không nên là bên chọn ra kẻ thắng người thua trên thị trường. Theo ông, đây là công việc tốt nhất nên dành cho khu vực tư nhân.
Không giống như những người tích cực ủng hộ chính sách công nghiệp khác, bao gồm cả cựu Tổng thống Donald Trump, ông Goldman không phải là người thích áp dụng thuế quan.
Ông nói: “Thuế quan là một hình thức trợ cấp rất rộng và tôi nghĩ chúng là một hình thức tệ hại”. Ông cho rằng các biện pháp thuế quan của Trump đã thất bại.
Giáo dục của Mỹ là một trong những mục tiêu khác của ông Goldman.
“Giáo dục kỹ thuật của chúng ta kém một cách đáng báo động”, ông nói. Ông đồng thời lưu ý rằng, Trung Quốc đào tạo nhiều chuyên ngành kỹ thuật hơn nhiều so với Mỹ.
Trong khi đó, những bộ óc trẻ sáng suốt nhất của Mỹ đang chạy theo đồng tiền.
Theo lời của một người dùng Twitter ẩn danh, “hầu hết tất cả những người thông minh nhất mà tôi biết ở trường đại học, những người hẳn sẽ cai trị các thuộc địa vào [thế kỷ] 19, đang làm công việc gửi email hoặc lập trình tại một công ty khởi nghiệp Tinder-for-dog [ứng dụng hẹn hò dành cho thú cưng là chó]”.
Ông Goldman cho biết: “Những đứa trẻ thông minh nhất tới các công ty công nghệ lớn, nơi chúng hy vọng trở thành triệu phú vào năm 26 tuổi".
Ông Goldman muốn khuyến khích giáo dục khoa học và kỹ thuật bằng cách khôi phục Đạo luật Giáo dục Quốc phòng năm 1958. Đây là một đạo luật được thúc đẩy bởi việc Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik cùng với những lo ngại về lực lượng lao động kỹ thuật của Mỹ.
Ông Goldman cũng muốn tăng số lượng công nhân nhà máy lành nghề thông qua hệ thống học việc được mô phỏng theo các hệ thống ở Đức, Thụy Sĩ và Scandinavia.
Ngoài việc củng cố lực lượng lao động của Mỹ, ông sẽ thay đổi hệ thống thuế để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thâm dụng vốn.
Sản xuất là một lĩnh vực đặc biệt thâm dụng vốn; nó đòi hỏi rất nhiều tài sản vật chất, những thứ như máy móc và nhà máy sản xuất.
Ông Goldman nói: “Phải mất nhiều năm để xóa đi [khỏi bảng kế toán] khoản tiền đầu tư vào thiết bị thâm dụng vốn, điều này gây cản trở lớn đối với các công ty đang cố gắng đầu tư vào lĩnh vực đó”.
Ông cũng cho rằng môi trường pháp lý nghiêm ngặt của Mỹ cản trở hoạt động sản xuất trong nước.
3. 'Chiến tranh là cha đẻ của mọi thứ'
Chi tiêu quốc phòng có lẽ là điều đáng chú ý nhất trong Những lời khiêu khích. Nó là trọng tâm trong kế hoạch tái thiết ngành sản xuất Mỹ của ông Goldman.
Ông viết: “Ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh vào cuối những năm 1970 và 1980, chính sách quốc phòng yêu cầu có một loạt các đổi mới trong các hệ thống vũ khí, thứ đòi hỏi những công nghệ mới phải được tìm ra".
Nhiều công nghệ kỹ thuật số quan trọng, đặc biệt là Internet, đã được khởi xướng với sự trợ giúp của Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA).
Ông Goldman tin rằng chi tiêu quốc phòng thông minh có thể giúp Mỹ đổi mới trong các lĩnh vực sản xuất với những khía cạnh chuyên sâu của khoa học và kỹ thuật.
Ông tóm tắt lời kêu gọi đổi mới dựa vào quốc phòng của mình bằng một câu nói của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclitus: “Chiến tranh là cha đẻ của mọi thứ”.
Tuy nhiên, điều này không phù hợp với nhà kinh tế học Marshall Auerback.
Ông Auerback, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bard, đã viết về chính sách công nghiệp cho tổ chức tư vấn American Compass và các tổ chức khác.
Trong một email ngày 18/04, ông đã trích dẫn công trình của nhà kinh tế học Seymour Melman, người đã cảnh báo về những nguy cơ của nền kinh tế quân sự.
Đáng chú ý, nhiều nhà phân tích tin rằng các biện pháp COVID-19 đã đặt nền kinh tế Mỹ vào một thứ gì đó giống như một thế trận sẵn sàng cho chiến tranh.
Ông Auerback đặt câu hỏi về hiệu quả và lợi ích kinh tế rộng lớn hơn của chi tiêu quốc phòng.
“Hầu hết các dự án vũ khí hiện nay yêu cầu tương đối ít lao động trực tiếp. Thay vào đó, một phần rất lớn được tập trung vào R&D chi phí cao (thứ mang lại ít lợi ích cho nền kinh tế dân sự), chi phí quản lý cao ngất ngưởng, chi phí chung [overhead] cao, và thứ hoàn toàn là chi phí bôi trơn, bao gồm cả tiền chảy ngược vào các chiến dịch chính trị”, ông Auerback nói.
Ông thừa nhận rằng nếu người ta muốn thúc đẩy một chính sách công nghiệp, họ cần dựa trên vấn đề an ninh quốc gia, “đặc biệt là đối với các đảng viên Cộng hòa”.
Ông ấy nói thêm: “Bạn sẽ không nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trừ khi bạn đưa GOP [đảng Cộng hoà] vào cuộc".
Trong một email ngày 21/04, ông Goldman cho biết rằng, ông Auerback “chắc chắn đúng khi cho rằng có nhiều cách phân bổ kinh phí R&D hiệu quả hơn [việc phân bổ cho] công nghệ quân sự”.
Tuy nhiên, “trên thực tế, chúng ta chưa bao giờ làm đúng với lĩnh vực khác. Thời đại kỹ thuật số là đứa con của DARPA [Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến của Mỹ] và Chiến tranh Lạnh”.
Ông ấy nói thêm: “Chúng ta chưa bao giờ làm được điều gì vĩ đại thực sự mà không cần động cơ quốc phòng [hoặc] không gian".
4. Các vấn đề khác
Giống như ông Goldman, ông Auerback cho rằng chi tiêu cơ bản cho R&D của chính phủ liên bang có thể sẽ tăng lên.
Ông Auerback cũng cảnh báo về sự nguy hiểm của việc tiếp tục thuê ngoài sản xuất tới Trung Quốc hay châu Á nói chung, một phần là do nguy cơ đánh cắp tài sản trí tuệ.
Ông nói: “Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực ô tô, nơi cơn sốt điên cuồng đối với xe điện cuối cùng sẽ phá hủy Detroit".
Giống như ông Goldman, ông Auerback cho rằng chi tiêu cơ bản cho R&D của chính phủ liên bang có thể sẽ tăng lên.
Ông Auerback cũng cảnh báo về sự nguy hiểm của việc tiếp tục thuê ngoài sản xuất tới Trung Quốc hay châu Á nói chung, một phần là do nguy cơ đánh cắp tài sản trí tuệ.
Ông nói: “Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực ô tô, nơi cơn sốt điên cuồng đối với xe điện cuối cùng sẽ phá hủy Detroit".
Ông Auerback khác với ông Goldman khi nói đến thuế quan và thuế. Ông Auerback nói với The Epoch Times rằng ông ấy muốn đánh thuế các công ty Mỹ hoạt động ở nước ngoài.
Đối với thuế quan, ông Auerback đưa ra lập luận rằng, truyền thống thương mại tự do ở Mỹ là một thứ ngẫu nhiên xuất hiện trong lịch sử.
“Ý tưởng loại bỏ thuế quan của mọi người thay vì cho phép tiếp cận thị trường trên cơ sở từng trường hợp cụ thể dường như đến từ phe theo chủ nghĩa Wilson [một cựu Tổng thống Mỹ] của đảng Dân chủ được dẫn dắt bởi ông Cordell Hull, thượng nghị sĩ bang Tennessee, người sau này trở thành Ngoại trưởng của FDR [cựu Tổng thống Franklin D. Roosevelt] trong 11 năm", ông Auerback nói.
Ông nói thêm: “Ông Hull và những người miền Nam khác luôn ủng hộ thương mại tự do vì [miền đất của] họ không có ngành công nghiệp non trẻ nào cần bảo vệ và [họ] muốn bán bông, đậu nành, thịt bò và bất kỳ sản phẩm nông nghiệp nào khác cho thị trường của các đế chế châu Âu".
Thật vậy, xung đột về thuế quan đã góp phần gây ra Nội chiến Mỹ.
Phong trào thương mại tự do thu hút được nhiều sự ủng hộ ngay sau Thế chiến thứ 2 khi Mỹ gần như là quốc gia duy nhất trong số các quốc gia tiên tiến có nền kinh tế bị hủy hoại ở mức độ thấp, đủ khả năng cung cấp hàng hóa sản xuất cho thế giới.
Ông Auerback mô tả giai đoạn hiện tại là “thử nghiệm 40 năm của Reagan - Thatcher với chủ nghĩa tư bản không được quản lý”, một thứ mà ông tin rằng phải kết thúc.
Ông ấy không chỉ chỉ trích phe Cộng hòa và những người bảo thủ.
Theo ông Auerback, các đảng viên đảng Dân chủ không nên lợi dụng các chính sách công nghiệp quốc gia nhằm biện minh cho những sở thích chính trị, chẳng hạn như chăm sóc trẻ em, bảo vệ bình đẳng (yếu tố rất có hại cho 1 chính sách công nghiệp tốt).
Ý kiến bất đồng
Những người ủng hộ thương mại tự do bày tỏ sự bất đồng mang tính cơ bản đối với ý kiến của cả ông Goldman và ông Auerback..
Một trong số đó là ông Donald Boudreaux, một nhà kinh tế tại Trung tâm Mercatus tại Đại học George Mason.
Trong một bức thư gửi cho Trung tâm Phong cách sống Mỹ của Claremont, ông mô tả bài viết của ông Goldman là “sự hỗn tạp của sự hiểu lầm kinh tế và sai sót thực tế”.
Ông Boudreaux chỉ ra rằng tài sản ròng của người Mỹ đã tăng lên đáng kể trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi Mỹ liên tục gánh chịu thâm hụt thương mại.
Sự khởi đầu của thời kỳ đó trùng hợp với sự trỗi dậy của Nhật Bản với tư cách là một cường quốc sản xuất. Đây vốn là đối tượng, giống như Trung Quốc, đã được dự báo sẽ gây ra mối đe dọa kinh tế lớn.
Ông Bryan Riley, giám đốc Sáng kiến Thương mại Tự do của Hiệp hội Người nộp thuế Quốc gia (Mỹ), nói rằng sự phụ thuộc của Mỹ vào hàng nhập khẩu mang tính hai chiều.
“[Điều đó] cũng có nghĩa là các nhà cung cấp nước ngoài phụ thuộc vào thị trường Mỹ để đạt được thành công. Và có một sự khác biệt lớn giữa ‘sự phụ thuộc’ và việc chỉ đơn giản chọn nhập khẩu một số sản phẩm nhất định vì làm như vậy rẻ tiền hơn”, ông nói trong một email ngày 19/04.
Ông Goldman đã tuyên bố rằng chính sách công nghiệp của Mỹ đang khiến thu nhập thực [sau khi điều chỉnh theo lạm phát] giảm. Trong khi đó, ông Riley trích dẫn dữ liệu từ cả Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) và Cục Dự trữ Liên bang cho thấy thu nhập có xu hướng tăng lên trong những thập kỷ gần đây, ngay cả khi các chính sách thương mại tự do đang phát huy tác dụng.
Dữ liệu CBO kết thúc vào năm 2019. Dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang, kết thúc vào năm 2022, cho thấy thu nhập cá nhân khả dụng thực giảm từ năm 2021 trở đi. Đây là khoảng thời gian trùng khớp với phần lớn thời kỳ đối phó COVID-19, đi cùng với chi tiêu bùng nổ của Quốc hội trong đại dịch và nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden .
Phong trào thương mại tự do thu hút được nhiều sự ủng hộ ngay sau Thế chiến thứ 2 khi Mỹ gần như là quốc gia duy nhất trong số các quốc gia tiên tiến có nền kinh tế bị hủy hoại ở mức độ thấp, đủ khả năng cung cấp hàng hóa sản xuất cho thế giới.
Ông Auerback mô tả giai đoạn hiện tại là “thử nghiệm 40 năm của Reagan - Thatcher với chủ nghĩa tư bản không được quản lý”, một thứ mà ông tin rằng phải kết thúc.
Ông ấy không chỉ chỉ trích phe Cộng hòa và những người bảo thủ.
Theo ông Auerback, các đảng viên đảng Dân chủ không nên lợi dụng các chính sách công nghiệp quốc gia nhằm biện minh cho những sở thích chính trị, chẳng hạn như chăm sóc trẻ em, bảo vệ bình đẳng (yếu tố rất có hại cho 1 chính sách công nghiệp tốt).
Ý kiến bất đồng
Những người ủng hộ thương mại tự do bày tỏ sự bất đồng mang tính cơ bản đối với ý kiến của cả ông Goldman và ông Auerback..
Một trong số đó là ông Donald Boudreaux, một nhà kinh tế tại Trung tâm Mercatus tại Đại học George Mason.
Trong một bức thư gửi cho Trung tâm Phong cách sống Mỹ của Claremont, ông mô tả bài viết của ông Goldman là “sự hỗn tạp của sự hiểu lầm kinh tế và sai sót thực tế”.
Ông Boudreaux chỉ ra rằng tài sản ròng của người Mỹ đã tăng lên đáng kể trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi Mỹ liên tục gánh chịu thâm hụt thương mại.
Sự khởi đầu của thời kỳ đó trùng hợp với sự trỗi dậy của Nhật Bản với tư cách là một cường quốc sản xuất. Đây vốn là đối tượng, giống như Trung Quốc, đã được dự báo sẽ gây ra mối đe dọa kinh tế lớn.
Ông Bryan Riley, giám đốc Sáng kiến Thương mại Tự do của Hiệp hội Người nộp thuế Quốc gia (Mỹ), nói rằng sự phụ thuộc của Mỹ vào hàng nhập khẩu mang tính hai chiều.
“[Điều đó] cũng có nghĩa là các nhà cung cấp nước ngoài phụ thuộc vào thị trường Mỹ để đạt được thành công. Và có một sự khác biệt lớn giữa ‘sự phụ thuộc’ và việc chỉ đơn giản chọn nhập khẩu một số sản phẩm nhất định vì làm như vậy rẻ tiền hơn”, ông nói trong một email ngày 19/04.
Ông Goldman đã tuyên bố rằng chính sách công nghiệp của Mỹ đang khiến thu nhập thực [sau khi điều chỉnh theo lạm phát] giảm. Trong khi đó, ông Riley trích dẫn dữ liệu từ cả Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) và Cục Dự trữ Liên bang cho thấy thu nhập có xu hướng tăng lên trong những thập kỷ gần đây, ngay cả khi các chính sách thương mại tự do đang phát huy tác dụng.
Dữ liệu CBO kết thúc vào năm 2019. Dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang, kết thúc vào năm 2022, cho thấy thu nhập cá nhân khả dụng thực giảm từ năm 2021 trở đi. Đây là khoảng thời gian trùng khớp với phần lớn thời kỳ đối phó COVID-19, đi cùng với chi tiêu bùng nổ của Quốc hội trong đại dịch và nhiệm kỳ Tổng thống của ông Joe Biden .
Những lời cảnh báo của ông Goldman về mối nguy hiểm trong dài hạn của việc đổi giấy nợ (đô la Mỹ) của Mỹ lấy hàng hóa nước ngoài cũng không làm ông Riley bối rối.
“Nếu khách hàng nước ngoài chọn đầu tư đồng USD của họ vào Mỹ vì chúng ta là nơi trú ẩn an toàn hoặc vì chúng ta cung cấp môi trường đầu tư tuyệt vời hoặc vì họ muốn mua trái phiếu kho bạc Mỹ, thì chúng ta đều được hưởng lợi. Nếu họ muốn mua hàng xuất khẩu của Mỹ, chúng ta sẽ được hưởng lợi. Ý tưởng rằng chúng ta được lợi nếu người nước ngoài mua hàng xuất khẩu của Mỹ nhưng không được lợi nếu họ đầu tư vào nền kinh tế của chúng ta là một sai lầm”, ông nói.
Ông Riley cũng đặt câu hỏi về đề xuất của ông Goldman trong việc thúc đẩy đầu tư quốc gia thông qua các ưu đãi nhằm vào các quỹ hưu trí.
“Theo luật, các quỹ hưu trí được yêu cầu phải hoạt động nhằm phục vụ lợi ích duy nhất của những người tham gia và những người thụ hưởng kế hoạch hưu trí. Chính phủ không nên làm suy yếu khả năng đầu tư tiền của các nhà đầu tư cá nhân và quỹ hưu trí theo cách họ thấy phù hợp và không cần quan tâm tới việc một số nhà vận động hành lang ở D.C. nghĩ tiền của họ nên được đầu tư như thế nào”, ông nói.
Đã xuất hiện lo ngại về việc nghĩa vụ ủy thác của các nhà quản lý lương hưu có thể xung đột với một loại hình đầu tư của các bên liên quan - cụ thể là ESG. Đây là điều đã thúc đẩy các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện dẫn dắt Quốc Hội Mỹ đề ra một nghị quyết chung nhằm bác bỏ quy định ủng hộ ESG của Bộ Lao động của Tổng thống Biden.
Để bãi bỏ dự luật đó, ông Biden đã dùng quyền phủ quyết. Đây là lần đầu tiên ông Biden dùng quyền này. Các đảng viên Cộng hòa sau đó đã không vượt qua được rào cản yêu cầu chiếm đa số 2/3 trong Hạ viện khi biểu quyết nhằm bỏ qua quyền phủ quyết của ông Biden.
“Nếu khách hàng nước ngoài chọn đầu tư đồng USD của họ vào Mỹ vì chúng ta là nơi trú ẩn an toàn hoặc vì chúng ta cung cấp môi trường đầu tư tuyệt vời hoặc vì họ muốn mua trái phiếu kho bạc Mỹ, thì chúng ta đều được hưởng lợi. Nếu họ muốn mua hàng xuất khẩu của Mỹ, chúng ta sẽ được hưởng lợi. Ý tưởng rằng chúng ta được lợi nếu người nước ngoài mua hàng xuất khẩu của Mỹ nhưng không được lợi nếu họ đầu tư vào nền kinh tế của chúng ta là một sai lầm”, ông nói.
Ông Riley cũng đặt câu hỏi về đề xuất của ông Goldman trong việc thúc đẩy đầu tư quốc gia thông qua các ưu đãi nhằm vào các quỹ hưu trí.
“Theo luật, các quỹ hưu trí được yêu cầu phải hoạt động nhằm phục vụ lợi ích duy nhất của những người tham gia và những người thụ hưởng kế hoạch hưu trí. Chính phủ không nên làm suy yếu khả năng đầu tư tiền của các nhà đầu tư cá nhân và quỹ hưu trí theo cách họ thấy phù hợp và không cần quan tâm tới việc một số nhà vận động hành lang ở D.C. nghĩ tiền của họ nên được đầu tư như thế nào”, ông nói.
Đã xuất hiện lo ngại về việc nghĩa vụ ủy thác của các nhà quản lý lương hưu có thể xung đột với một loại hình đầu tư của các bên liên quan - cụ thể là ESG. Đây là điều đã thúc đẩy các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện dẫn dắt Quốc Hội Mỹ đề ra một nghị quyết chung nhằm bác bỏ quy định ủng hộ ESG của Bộ Lao động của Tổng thống Biden.
Để bãi bỏ dự luật đó, ông Biden đã dùng quyền phủ quyết. Đây là lần đầu tiên ông Biden dùng quyền này. Các đảng viên Cộng hòa sau đó đã không vượt qua được rào cản yêu cầu chiếm đa số 2/3 trong Hạ viện khi biểu quyết nhằm bỏ qua quyền phủ quyết của ông Biden.
Ông Riley hoàn toàn đồng quan điểm với ông Goldman về giáo dục, thuế và các quy định. Tuy nhiên, về thương mại và chi tiêu do chính phủ đề xuất, có một khoảng cách không nhỏ giữa hai người.
Ông Riley nói: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên trao cho chính phủ liên bang nhiều quyền lực hơn nữa để hướng các nguồn lực sang các nhóm lợi ích có thế lực chính trị dựa trên sức mạnh vận động hành lang của họ, hoặc để chọn người thắng và người thua”.
Trong email ngày 21/04, ông Goldman nhắc lại rằng, chính phủ không được tham gia vào việc lựa chọn người chiến thắng và kẻ thua cuộc trong lĩnh vực thương mại, “ngoại trừ một số lĩnh vực mang ý nghĩa [an ninh quốc gia] rõ ràng, ví dụ: chip”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét