Thụy Sĩ ngừng khuyến nghị tiêm vaccine COVID-19
Zachary Stieber • 12/04/23 Chính quyền Thụy Sĩ đã ngừng khuyến nghị tiêm vaccine COVID-19, kể cả đối với nhóm người được chỉ định có nguy cơ mắc COVID-19 cao. Văn phòng Y tế Công cộng Liên bang của Thụy Sĩ vừa thông báo “không nên tiêm vaccine COVID-19 cho mùa xuân/hè năm 2023.” Các nhà chức trách cho biết, những người được chỉ định có nguy cơ mắc bệnh cao cũng không được khuyến nghị tiêm vaccine COVID-19.Vắc xin COVID-19 được sản xuất tại Thụy Sĩ vào ngày 14 tháng 12 năm 2021.
Các quan chức cho rằng lý do của sự thay đổi này là dựa trên số lượng công dân đã được tiêm vaccine và số lượng người đã khỏi bệnh COVID-19. Các đối tượng này đều đã được hưởng lợi từ miễn dịch vaccine hoặc miễn dịch tự nhiên sau khi hồi phục.
Theo các quan chức y tế Thuỵ Sĩ, “gần như tất cả mọi người ở Thụy Sĩ đã được tiêm vaccine hoặc đã mắc bệnh và khỏi bệnh COVID-19. Do đó, hệ miễn dịch của họ đã tiếp xúc với coronavirus. Vào mùa xuân/hè năm 2023, virus có thể sẽ lưu hành ít hơn. Các biến thể hiện tại của virus cũng gây bệnh khá nhẹ”.
Dữ liệu về tỷ lệ nhiễm bệnh dựa trên xét nghiệm huyết thanh học từ giữa năm 2022 cho thấy, hơn 98% dân số Thụy Sĩ có kháng thể chống lại virus COVID-19. Điều đó nghĩa là mọi người đã có miễn dịch từ việc mắc bệnh hoặc tiêm chủng.
Biến thể Omicron của virus COVID-19 bắt đầu lưu hành khắp thế giới vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, nó gây ra các ca bệnh ít nghiêm trọng hơn so với biến thể tiền nhiệm Delta. Các loại vaccine COVID-19 hiện có hoạt động ngày càng kém đối với Omicron và các biến thể phụ của nó. Do đó, vaccine COVID-19 hiện nay cung cấp rất ít thậm chí là tiêu cực khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng, thậm chí làm suy yếu nhanh chóng khả năng bảo vệ chống lại bệnh nghiêm trọng.
Các nhà chức trách Thụy Sĩ đều đồng quan điểm rằng, với sự bảo vệ ngắn hạn của vaccine thì những người được chỉ định có nguy cơ mắc COVID-19 cao vẫn có thể tiêm vaccine. Nhưng đây không phải là một khuyến nghị và họ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giới chức cho biết: “Việc tiêm phòng nên là sự cân nhắc cẩn trọng trong từng trường hợp, vì hiện tại vaccine chỉ có thể cải thiện khả năng bảo vệ chống lại sự phát triển nghiêm trọng của COVID-19 trong vài tháng”.
Những người có nguy cơ cao bao gồm người trên 65 tuổi và phụ nữ mang thai.
Trong trường hợp bác sĩ khuyến nghị tiêm vaccine, thì họ nên tiêm vaccine ít nhất 6 tháng sau lần tiêm cuối cùng hoặc ít nhất 6 tháng sau lần nhiễm COVID-19 gần nhất.
Hiện nay, chính phủ cũng sẽ không chi trả phí tiêm vaccine vì nó không còn là khuyến nghị. Thay vào đó, mọi người sẽ phải trả một khoản phí để được chủng ngừa.
Các nhà chức trách cho biết những người dù không trong nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19, thì họ cũng có thể tiêm vaccine COVID-19 nhưng sẽ phải trả phí. Những người có nguy cơ cao được yêu cầu tiêm theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ không phải trả tiền, bảo hiểm y tế sẽ chi trả khoản này.
Theo các quan chức y tế, việc tiêm chủng có thể được khuyến nghị trở lại vào mùa thu năm 2023.
Động thái này của Thụy Sĩ diễn ra sau khi một số quốc gia ngừng khuyến cáo tiêm vaccine COVID-19 cho nhiều người.
Ví dụ, Anh đã rút lại khuyến nghị tiêm nhắc lại cho những người khỏe mạnh dưới 50 tuổi, còn Đan Mạch thì đã ngừng tiêm chủng cho nhóm dân số này từ năm 2022.
Tháng 3/2023, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố rằng, các quốc gia cần xem xét so sánh giữa hiệu quả và chi phí của việc tiêm vaccine COVID-19 cho những người có nguy cơ thấp hơn, cụ thể là trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh, so với các can thiệp y tế khác.
Tổ chức này cho biết: “Tác động đối với sức khỏe cộng đồng của việc tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh thấp hơn nhiều so với lợi ích đã đạt được của các loại vaccine thiết yếu truyền thống dành cho trẻ em”.
Một số quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục khuyến nghị tiêm chủng cơ bản cho tất cả những người chưa được tiêm chủng. Trong khi đó, các nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, những người có miễn dịch tự nhiên thì khả năng bảo vệ cơ thể cao hơn.
Lừa đảo chán chê rồi mà vẫn muốn lừa dân tiếp.
Trả lờiXóa