Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

Tại sao cả Nga và Ukraine đều cần chiếm Bakhmut ?

Tại sao cả Nga và Ukraine đều cần chiếm được Bakhmut ?
Nhiều người cho rằng, cứ nói Nga chiếm ưu thế trên chiến trường, mà sao có mỗi cái Thị trấn Bakhmut mà đánh hoài không xong. Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này một chút.
1. Vị trí chiến lược của Bakhmut
Bakhmut là một khu đô thị rộng và mở; nó không phải như thị trấn, thị tứ như ở Việt Nam. Đây là nơi có vị trí chiến lược, là ngã ba cao tốc đi đến các tỉnh miền Đông, trong đó có 2 nhà nước ly khai đã được Nga công nhận trước chiến dịch 2/2022. 

Bakhmut là một vùng đất chứa nhiều tài nguyên của Ukraine như: 92% than đá, 60% thạch cao ở Ukraine.

Từ thế chiến thứ hai, nơi đây đã lập thành chiến tuyến dài 70km. Có những hệ thống ngầm rộng lớn như cả thành phố dưới độ sâu 60- 160 m; ở đó không chỉ người chui lọt xuống và đi lại được như ở địa đạo Củ Chi hay Vĩnh Mốc..., mà cả xe tăng, xe bọc thép có thể xuống được. Thậm chí còn có cả những sân bóng đá ở dưới đó. Đó là do các mỏ thạch cao qua khai thác trong hàng trăm năm nên rỗng, được sửa sang, xây dựng mới và kết nối mà thành.

Sau khi 2 tỉnh miền Đông tuyên bố độc lập, Ukraine củng cố vững chắc thêm và tăng cường dự trữ chiến lược trong các hệ thống ngầm cũng như trong các tòa nhà lớn.

Zelensky xác định rõ vị trí chiến lược này. Nếu để mất Bakhmut, 
Ukraine coi như cắt rời khỏi miền Đông, và do đó mất bàn đạp để từ đó tìm cách chiếm lại miền Đông.

Trái lại, nếu Nga chiếm được 
Bakhmut; nó sẽ là chỗ dựa vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho thế phòng thủ và mở rộng tấn công sâu vào đất Ukraine. Thực tế Bakhmut là chốt chặn quan trọng trên toàn tuyến miền Đông giữa hai bên.

Để bảo vệ Bakhmut, Ukraine đã điều tới đây hơn 20.000 lính thiện chiến. Cứ tính theo nguyên tắc tấn công đánh phòng thủ, Nga phải có ít nhất gấp ba quân số so với Ukraine thì mới hy vọng thắng, nhất là tính đến các hệ thống ngầm ở đây.

Bakhmut cơ bản là đồng bằng, rất ít điểm cao, nên địa hình cả phòng thủ và tấn công đều gặp khó khăn. Đặc biệt đất lún, không triển khai số lượng lớn xe tăng được.

Về phía Ukraine, giữ được 
Bakhmut còn là uy tín để củng cố lòng tin và tiếp tục xin viện trợ của phương Tây. Ngược lại, nếu không giữ được Bakhmut, thì việc giữ miền Tây cũng khó khăn. 

Thế nhưng Nga lại chơi đểu vì kiểu đánh tiêu hao, kéo dài nhiều ngày, bao vây 3 mặt, chừa một mặt cho Ukraine đem quân vào tiếp viện để tiêu diệt... Thực sự Bakhmut đã trở thành tử địa, chảo lửa và cối nghiền thịt của cả hai phía.

Zelensky ban đầu tuyên bố kiên quyết: "giữ Bakhmut đến cùng, bằng mọi giá!". Tiếp đến là "giữ lâu nhất có thể "; và gần đây lại phát ngôn: "có thể tính toán đến thời điểm rút quân...!". 

Phía Nga dùng lực lượng của công ty lính đánh thuê Wagner là chính, kết hợp với lực lượng đổ bộ hàng không và sử dụng hỏa lực tổng hợp và mạnh: không quân, pháo binh, tên lửa, UAV...

Lính Wagner có cả tù nhân Nga, tình nguyện xung phong ra trận, có tiền lương, có tiền thưởng và các hình thức động viên khen ngợi, lại được giảm án tù tính theo chiến công trên chiến trường... nên họ rất liều lĩnh và lắm mưu mô, hiệu suất đánh thành phố và đường hầm khá cao. Dù vậy, 
Ukraine liên tục tăng quân cố giữ, nên hai bên giành đi giật lại nhiều tuyến phố

Chuyên gia chiến tranh thế giới tính toán sinh mạng binh sĩ cả hai phía có mặt chiến đấu tại trận 
Bakhmut chỉ khoảng 4-6 tiếng là phải thay mới do tử trận, bị thương...

2. Hoạt động của Ngoại trưởng Nga Lavrop, khi làm chủ tọa Hội nghị HĐBA Liên Hợp Quốc hôm 24/4

Các điểm nóng rải đều trên bờ con sông Dnipro cắt Ukraine ra 2 mảnh, mà miền Đông đang do Nga và 2 nhà nước tự xưng kiểm soát.

Trên dọc chiến tuyến hơn 2.000km, có nhiều điểm nóng, đặc biệt nhất là Bakhmut & Kherson.

Zelensky đã hô "xung phong", "phản công"... chiếm lại những vùng đất đã mất, hết tháng 12/2022, rồi tháng 2, tháng 3 , 4/2023 và bây giờ là đang chuẩn bị cho tháng 6. Nói Phản công thì tốt thôi, nhưng có làm và có làm được hay không còn là những vấn đề nan giải với thực lực của chế độ ông.

Đất nước Ucraine tan nát, cơ sở hạ tầng bị tàn phá 50%, nền kinh tế kiệt quệ, nền Quốc phòng tự lực về "mo" nền tài chính về âm, có tý ngũ cốc bán rẻ cho Châu Âu bị người dân ở đây biểu tình trả lại; đến mức ít nhất 5 nước từ chối không mua ngũ cốc cho Ukraine.

Hầm ngầm sâu 60-160m như một thành phố ở âm ty, đang thoi thóp, Nga mà họ chặt đứt con đường độc đạo thì kể như đổ nước, hun khói vào hang chuột.

Chảo lửa, cối nghiền thịt Bakhmut.. đã nóng bỏng, nhưng vẫn chưa nóng bằng bài phát biểu của Ngoại trưởng Nga Lavrop, chủ tọa Hội nghị HĐBA Liên Hợp Quốc hôm 24/4, mới đây.

Tiêu đề cuộc họp là CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG, ngay tại hang ổ của CHỦ NGHĨA ĐƠN CỰC MỸ, làm náo loạn cả LHQ.

Ông công khai chỉ thẳng mặt một tập thể phương Tây ngay tại sào huyệt kẻ cầm đầu:

“Thưa Tổng thư ký & các đồng nghiệp thân mến !

Việc chúng ta tổ chức hội nghị Quốc tế đa phương theo Hiến chương LHQ 12/2 và sắp tới kỷ niệm 78 năm ngày chiến thắng phát xít Đức, mà dân tộc Nga hồi đó là nước có tính chất quyết định và chính Nga đã đặt nền móng chủ nghĩa đa phương cho thời hậu chiến, mà pháp lý của nó chính là bản Hiến chương LHQ.

Thế nhưng, có một nhóm nước đứng ra ngăn cản chủ nghĩa đa phương, thao túng tiền tệ, chia rẽ dân tộc, xâm chiếm thuộc địa, vơ vét tài nguyên khắp thế giới. Họ là ai, chắc cả thế giới không ai không biết. Nhiều quốc gia bị ngăn cản tiếp cận chủ nghĩa đa phương, theo cái luật mà nhóm quốc gia phương Tây tự đề ra, có nghĩa là chống lại Hiến chương LHQ...”

Trong bài phát biểu 20 phút của ông, đại diện cho nước Nga và thế giới đa cực, là chủ tịch đương nhiệm HĐBA LHQ, Ông đã như vỗ vào mặt một nhóm nước đang có mặt ở dưới. Và ông nói:

“Thế giới đã đạt đến ngưỡng nguy hiểm giống như thời Chiến tranh Lạnh, thậm chí có thể còn nguy hiểm hơn". "Tình hình trở nên tồi tệ hơn với sự mất niềm tin vào chủ nghĩa đa phương".

Nhà ngoại giao Nga cho rằng "thiểu số phương Tây" không được phép "lên tiếng thay cho toàn thể nhân loại" mà cần "tôn trọng tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế". Ông cáo buộc các nước phương Tây đang phá hủy toàn cầu hóa và bóp nghẹt chủ nghĩa đa phương.

Trong bài phát biểu, Ngoại trưởng Nga đã bảo vệ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Theo ông Lavrov, Ukraine là bên gây hấn thực sự, còn Mỹ là bên làm trầm trọng thêm các thách thức địa chính trị trên thế giới. 

Ông nói: "Ngày nay, hệ thống mà LHQ là trung tâm đang rơi vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc mà nguyên nhân chính là do một số thành viên của tổ chức này mong muốn thay thế luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ bằng một số 'trật tự dựa trên luật lệ'. Không ai từng thấy những quy tắc này, chúng chưa bao giờ là chủ đề của các cuộc đàm phán quốc tế minh bạch".

Ông cáo buộc Kiev đang thúc đẩy "các hoạt động của Đức Quốc xã" và cấm ngôn ngữ, văn hóa Nga, ông đề cập việc NATO có kế hoạch mở rộng sang Ukraine.

Theo ông, cuộc chiến "không phải tất cả là về Ukraine" mà là kế hoạch của phương Tây nhằm tận dụng Kiev để làm suy yếu Nga.

Ông cảnh báo về nguy cơ đụng độ trực tiếp với Mỹ, nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai cường quốc hạt nhân Nga và Mỹ không ngừng gia tăng.

Nhà ngoại giao này nhấn mạnh, để cải thiện tình hình, Mỹ phải ngay lập tức tiến hành các bước cụ thể để giảm leo thang và xóa bỏ đường lối thù địch nhằm phá hoại an ninh của Nga.


Ngoại trưởng Nga S. Lavrop nói thêm về các cuộc đàm phán sau cuộc phản công của Ukraine: Những tuyên bố về khả năng đàm phán Nga-Ukraine sau "cuộc phản công thành công" của Kiev là một "lý thuyết lố bịch" do "logic phân liệt" đưa ra. Đó là tuyên bố của Sergei Lavrov tại cuộc họp báo sau khi đến New York với tư cách là chủ tịch của phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Bộ trưởng lưu ý rằng Moscow đã công bố tất cả các mục tiêu của Chiến dịch quân sự đặc biệt và đang chờ lời giải thích về động cơ của phương Tây ở Ukraine.

Ông Lavrov cũng kêu gọi những người nói về mối đe dọa của Chiến tranh thế giới thứ ba phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.


Trong bài phát biểu của mình, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong hệ thống của những mối quan hệ đa phương, với việc căng thẳng giữa các cường quốc đạt mức cao nhất kể từ khi thành lập LHQ. Để tránh nguy cơ bùng nổ chiến tranh do rủi ro và tính toán sai lệch gia tăng, ông kêu gọi các nước đưa ra những giải pháp đa phương hiệu quả để ngăn chặn và giải quyết xung đột, cũng như đối phó với tình trạng bất ổn kinh tế và loại bỏ những thách thức đối với việc giảm thiểu sử dụng vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

Trong khi đó một số chuyên gia quân sự tiết lộ: Vũ khí hạt nhân chưa phải là con bài chiến lược cuối cùng của Nga, mà Vũ khí chống vệ tinh mới là con át chủ bài, luôn được giữ trong sự bí mật nghiêm ngặt.

Toàn bộ hệ thống vũ khí của Mỹ đều phụ thuộc vào điện tử, vệ tinh dẫn đường trong định vị GPS toàn cầu. Nếu Nga rời trạm Liên hợp, sử dụng một phần con Át chủ bài 
chống vệ tinh... thì sẽ thành vấn đề lớn đối với Mỹ.

Không còn nghi ngờ gì nữa, Vũ khí chống vệ tinh của Nga đang và sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ và NATO.

Thế cho nên mỗi khi đem quân đến đánh các nước Trung Đông và Châu Phi, Mỹ thường kéo theo một đàn lâu la thuộc NATO đến đánh cùng; nhưng bây giờ ở Ukraine, tất cả đều né tránh không muốn đụng độ trực tiếp với Nga.

Đừng kéo đàn, kéo bè mưu mô ức hiếp Nga nữa. 32 nước cả năm nay chả làm được gì nước Nga vĩ đại, thì chắc chắn mãi vẫn là như thế. Đây là phát biểu của ô
ng Harlan Ullman chuyên gia thuộc Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington. Ông kết luận: "Mỹ sẽ thất bại khi đối đầu với Nga vì thiếu thông tin".

Hãy đợi đấy!

Bản đồ: Lực lượng vũ trang Ukraine chỉ còn giữ được 7,35% diện tích Bakhmut.

Nguồn: Trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét