Trump cáo buộc Tổng thống Pháp ‘lấy lòng’ Trung Quốc
Eva Fu • Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ‘lấy lòng’ Bắc Kinh trong chuyến thăm gần đây của ông Macron tới Trung Quốc. “Thế giới điên rồ này sắp nổ tung và tiếng nói của Hoa Kỳ hoàn toàn không còn trọng lượng. Và ông Macron, một người bạn của tôi, đã ve vãn Trung Quốc”, ông Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với đài Fox News vào cuối ngày 11/4. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã củng cố lập trường cứng rắn của Mỹ đối với Trung QuốcCựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói chuyện trong cuộc họp tại Winfield House, London vào ngày 3/12/2019.
1. Quan điểm của Tổng thống Pháp
Nhà lãnh đạo Pháp đã thổi bùng ngọn lửa tức giận của quốc tế khi kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) giảm bớt sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ và tránh đưa ra lập trường chống lại hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Đài Loan.
Trung Quốc (TQ) luôn coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai và phải được thống nhất với Trung Quốc bằng mọi giá.
Hôm Chủ Nhật (9/4), trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông Pháp sau khi kết thúc chuyến công du Trung Quốc kéo dài 3 ngày, Tổng thống Macron nói rằng châu Âu phải theo đuổi “quyền tự chủ về chiến lược” thay vì trở thành "chư hầu" phục vụ các chương trình nghị sự của một cường quốc lớn hơn.
“Câu hỏi mà người dân châu Âu cần trả lời, là liệu việc đẩy nhanh căng thẳng về Đài Loan có lợi cho chúng ta không? Không. Điều tồi tệ hơn là nghĩ rằng người châu Âu chúng ta phải theo sát vấn đề này, phải nương theo chương trình nghị sự của Mỹ và quan sát phản ứng của Trung Quốc. Vì sao chúng ta phải tuân theo lựa chọn của những nước khác?”.
Tổng thống Pháp nhấn mạnh rằng người châu Âu cần "thức tỉnh" và suy nghĩ về lợi ích của chính họ.
"Ưu tiên của chúng ta không phải là thích ứng với chương trình nghị sự của các quốc gia khác ở tất cả các khu vực trên thế giới", nhà lãnh đạo Pháp nói thêm.
Phát biểu trên của Tổng thống Pháp đã vấp phải phản ứng dữ dội trong vài ngày qua.
“Những bình luận của Tổng thống Pháp Macron thật đáng thất vọng vì mối đe dọa của ĐCSTQ đối với Đài Loan là mối nguy hiểm ngày càng tăng đối với cán cân quyền lực toàn cầu”, Dân biểu Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, nói. Gần đây, ông đã dẫn đầu một phái đoàn lưỡng đảng đến thăm quốc đảo này.
Dân biểu Michael McCaul phát biểu tại một cuộc họp báo tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, vào ngày 25/8/2021. (Ảnh: Kevin Dietsch/Getty Images)
Trước chuyến công du Bắc Kinh, Tổng thống Pháp cho hay, một trong những mục tiêu đã nêu của ông là “lôi kéo Trung Quốc hướng tới trách nhiệm chung vì hòa bình” ở Ukraine.
“Mặc dù Pháp đang hậu thuẫn cho Ukraine trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, song thực tế của cuộc chiến đó sẽ giúp ông Tập Cận Bình xác định bước đi tiếp theo đối với Đài Loan”, ông McCaul nói.
Trước chuyến công du Bắc Kinh, Tổng thống Pháp cho hay, một trong những mục tiêu đã nêu của ông là “lôi kéo Trung Quốc hướng tới trách nhiệm chung vì hòa bình” ở Ukraine.
“Mặc dù Pháp đang hậu thuẫn cho Ukraine trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, song thực tế của cuộc chiến đó sẽ giúp ông Tập Cận Bình xác định bước đi tiếp theo đối với Đài Loan”, ông McCaul nói.
2. ‘Tín hiệu thờ ơ’ của Tổng thống Pháp đối với Đài Loan
Hàng chục nhà lập pháp từ Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC), một nhóm các nhà lập pháp quốc tế thúc đẩy chính sách mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc, đã ký một tuyên bố bày tỏ sự thất vọng trước phát ngôn của Tổng thống Pháp.
“Với việc Bắc Kinh tăng cường các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông và tiếp tục thể hiện sự ủng hộ đối với hành động gây hấn của Nga ở Ukraine, đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể để gửi tín hiệu thờ ơ với Đài Loan”, các nhà lập pháp IPAC hôm 11/4 cho hay.
Các nhà lập pháp nói thêm rằng những bình luận của ông Macron “lạc nhịp nghiêm trọng với định hướng của các cơ quan lập pháp châu Âu và hơn thế nữa”.
“Thưa ngài Tổng thống Pháp, ông không nói thay cho châu Âu. IPAC sẽ dốc sức đảm bảo rằng những bình luận của ông là lời cảnh tỉnh cho các chính phủ dân chủ để làm mọi thứ có thể và đảm bảo rằng lập trường hung hăng của Trung Quốc đối với Đài Loan nhận được sự đón nhận thù địch mà họ đáng phải nhận từ cộng đồng quốc tế".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham dự lễ đón chính thức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 6/4/2023.
3. Các mối đe dọa từ Bắc Kinh
Để trả đũa chuyến quá cảnh tại Mỹ và gặp Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn mới đây ở tiểu bang California, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận mang tên "Liên Hợp Lợi Kiếm". Cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 3 ngày của Trung Quốc đã kết thúc vào thứ Hai (10/4).
Trung Quốc đã mô phỏng các cuộc tấn công và phong tỏa Đài Loan trong cuộc tập trận, triển khai hàng chục máy bay chiến đấu và máy bay ném bom qua khu vực eo biển.
Trong khi đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã đe dọa Đài Loan khi vừa kết thúc cuộc tập trận.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc "sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào để đập tan mọi hình thức 'độc lập của Đài Loan' và các nỗ lực can thiệp của nước ngoài", Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ cho biết trong một tuyên bố. Cơ quan này chịu trách nhiệm xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến Đài Loan.
Chủ tịch Quốc hội Đài Loan Chu Tích Khôn (You Si-kun) đã đặt câu hỏi về cam kết tự do của Pháp sau bình luận của ông Macron.
Đề cập đến khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" của Cách mạng Pháp, ông Chu Tích Khôn đã viết trong một bài đăng trên Facebook kèm ảnh chụp màn hình đưa tin về các bình luận của ông Macron đối với vấn đề Đài Loan rằng: “Phải chăng 'Tự do - Bình đẳng - Bác ái’ hiện đã lỗi thời?”.
“Có thỏa đáng hay không khi bỏ qua khẩu hiệu này trong khi đó là một phần của Hiến pháp? Hay các nước dân chủ tiên tiến có thể nhắm mắt làm ngơ trước sự sống chết của người dân nước khác?”, ông Du Tích Khôn - người đồng sáng lập Đảng Tiến bộ Dân chủ cầm quyền của Đài Loan cho biết.
“Hành động của Tổng thống Macron, lãnh đạo của một nền dân chủ quốc tế hàng đầu, khiến tôi bối rối”.
4. Một sự khước từ của Chính quyền ông Biden?
Làn sóng phẫn nộ gần như toàn cầu mà Tổng thống Pháp đang phải đối mặt cho thấy ông Macron “không đại diện cho châu Âu, và thậm chí có thể không đại diện cho nước Pháp”, ông Gordon Chang, một chuyên gia về Trung Quốc và là tác giả cuốn sách “Sự sụp đổ của Trung Quốc” cho hay.
“Tôi cho rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến cách Tổng thống Pháp nhìn nhận vấn đề”, ông Chang nói thêm.
Trong khi ông Macron được Trung Quốc chào đón với thảm đỏ và dành đầy đủ các nghi thức long trọng trong chuyến thăm cấp nhà nước, thì "người bạn đồng hành" của ông, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, lại bị phớt lờ.
Bà Von der Leyen, từng nói Trung Quốc ‘đàn áp’ trong bài phát biểu chỉ trích trước chuyến công du cùng ông Macron. Có lẽ vì lẽ đó nên bà bị đối xử như người bị bỏ rơi ở Bắc Kinh.
Bà von der Leyen đang tổ chức một cuộc họp báo trong khi ông Macron đang thưởng thức bữa tiệc chiêu đãi cấp nhà nước xa hoa với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngoài ra, bà cũng vắng mặt trong khi ông Tập chào đón Tổng thống Pháp bằng những nụ cười và cái bắt tay vào ngày 6/4.
“Tôi cho rằng Trung Quốc đã hơi quá tay", ông Chang nói và nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã đối xử với ông Macron “như một vị vua” và “hắt hủi” bà von der Leyen.
“Theo tôi, điều đó sẽ có tác động lâu dài đến góc nhìn của châu Âu về Trung Quốc".
Tuy nhiên, ông Chang coi "giọng điệu ấm áp" của ông Macron khi tương tác với nhà lãnh đạo Trung Quốc là sự khước từ của chính quyền ông Biden.
“[Tổng thống Joe] Biden từng nói rằng ông ấy sẽ củng cố các liên minh của Mỹ. Chà, Pháp là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ và những gì chúng ta đang thấy về cơ bản là ông Macron đã quay lưng lại với ông Biden", ông nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét