Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Pháp sai lầm khi thân Trung Quốc và bỏ rơi Đài Loan

Bài này viết về sai lầm của Pháp khi thân TQ. Sai lầm này không chỉ dẫn tới Pháp bỏ rơi Đài Loan như phân tích trong bài, mà Pháp cũng sẵn sàng bỏ mặc Ukraine cho Nga, Ba Lan... xẻ thịt, nếu Nga và Trung có món quà đủ hấp dẫn với Pháp. Thông tin trong bài cho biết "dù là một trong những quốc gia lớn nhất Liên minh châu Âu nhưng viện trợ của Pháp cho Ukraine thậm chí còn không góp mặt trong Top 10". Điều này có nghĩa là miệng hô to quyết tâm đoàn kết với Ukraine chống Nga, nhưng trong thâm tâm Pháp không quyết tâm quyết tâm đến mức thế. Thái độ tham lam cùng với tính ky bo bủn xỉn và lá mặt lá trái của người Pháp và chính quyền Pháp là thứ tôi rất ghét ở người Pháp. Pháp là loại thực dân cũ điển hình nhất. Cũ vì tham lam quá, tham lam tới mức rất lộ liễu, rất chướng mắt, nhưng Pháp không thấy nhục, vẫn thản nhiên kiếm lợi ích cá nhân. Đó là chưa nói tới người Pháp rất hèn nhát. Do vậy, Pháp chính là nhân tố không ổn định nhất của NATO và EU; nếu Nga và Trung tống mồi ngon cho Pháp thì các liên minh trên sẽ khủng hoảng. Chuyến đi TQ cách đây 10 hôm của Tổng thống Pháp mà một minh chứng. Chuyến đi đã gây ra phản ứng dữ dội ở Liên minh châu Âu (EU) và Pháp. Thượng viện và Quốc hội Pháp lại nhấn mạnh lập trường ủng hộ Đài Loan, nhưng nói thật, họ cũng là những nhà ngoại giao thôi, hôm nay thế này, mai lập tức đổi mặt nói ngược lại hoàn toàn.
Pháp sai lầm khi thân Trung Quốc và bỏ rơi Đài Loan
Cách đây không lâu, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ‘đơm hoa kết trái’. Lựa chọn xoay trục sang Trung Quốc, ông Macron buộc phải lên tiếng ủng hộ các chính sách của ĐCSTQ đối với Đài Loan. Liệu đây có phải là bước đi khôn ngoan của Pháp hay chính là một sai lầm thảm hại ? Giới quan sát nhận định rằng, ông Macron đang thực sự “luồn cúi” để thể hiện sự ủng hộ nhiệt thành đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời khiến đồng minh Mỹ xa lánh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) bắt tay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong buổi lễ tiếp đón chính thức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 6/4/2023. 


1. 
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thực sự “luồn cúi” Trung Quốc

Trong chuyến thăm, Tổng thống Pháp một lần nữa thừa nhận không có "một Đài Loan độc lập". Hơn nữa, nếu hai bên eo biển xảy ra biến cố, Pháp cũng không muốn can thiệp. Bình luận của ông Macron đến nay vẫn còn gây tranh cãi.

Có thể nói rằng, bình luận của ông Macron về việc "châu Âu không nên đi theo Mỹ hay Trung Quốc về vấn đề Đài Loan" đã gây ra phản ứng dữ dội ở Liên minh châu Âu (EU) và Pháp. Trong khi đó, Thượng viện và Quốc hội Pháp lại nhấn mạnh lập trường ủng hộ Đài Loan và họ thậm chí cam kết sẽ đến thăm hòn đảo dân chủ này.

Trước sức ép kể trên, ông Macron đã thể hiện quyết tâm khi chính thức ký ban hành Luật cải cách hưu trí, đồng thời tuyên bố thêm rằng châu Âu cần phải “tự chủ chiến lược” và tránh bị cuốn vào bất kỳ cuộc đối đầu tiềm tàng nào giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Giới quan sát nhận định rằng, ông Macron đang thực sự “luồn cúi” để thể hiện sự ủng hộ nhiệt thành đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời khiến đồng minh Mỹ xa lánh.

Tuy nhiên, những hành động thân ĐCSTQ của ông Macron chắc chắn đã châm ngòi cho một khởi đầu tồi tệ. Ngoại trưởng Đức cũng hùa theo TQ vì sợ rằng trái ngọt sẽ bị Pháp độc chiếm. Trong khi đó, Liên minh châu Âu lúc này đang “nằm vùng chờ thời”.

Tại thời điểm này, không khó để thấy rằng Đài Loan đang bị đem ra “bán đấu giá”, đặc biệt là khi những đám mây chiến tranh đang lờ mờ xuất hiện.

2. Biểu hiện của Pháp trong Chiến tranh Nga - Ukraine

Vào thời điểm bắt đầu cuộc xung đột Nga - Ukraine, ông Macron đã nhiều lần gặp Tổng thống Nga Putin nhưng rồi cũng ra về tay trắng. Cuộc chiến kéo dài hơn một năm giờ đã đi vào bế tắc, và màn trình diễn của Pháp bị coi là “vô dụng”.

Theo thống kê, dù là một trong những quốc gia lớn nhất Liên minh châu Âu nhưng viện trợ của Pháp cho Ukraine thậm chí còn không góp mặt trong "Top 10".

Giờ đây, khi công chúng nhìn vào phát biểu của ông Macron về vấn đề Đài Loan, không có gì ngạc nhiên khi danh hiệu "Ngọn hải đăng Tự do" của Pháp đã được Hoa Kỳ kế thừa.

Tuy nhiên, tính toán của ông Macron đều là tính toán nhỏ. Nếu chỉ dựa vào sức mạnh của Pháp thì rất khó duy trì an ninh của các thuộc địa cũ, huống chi là một gã khổng lồ như TQ.

Giống như câu chuyện về việc những lâu đài kiên cố nhất thường bị phá hủy bởi những người trong cuộc, ông Macron dường như đang đóng vai trò này.

Để ngăn TQ kích động xung đột, trước hết, châu Âu cần chứng minh cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thấy rằng, trong hoàn cảnh khắc nghiệt, các quốc gia dân chủ sẽ đưa ra phản ứng địa chính trị của một liên minh đại đoàn kết, chứ không phải ám chỉ rằng châu Âu sẽ tiếp tục nhắm mắt làm ngơ và không can thiệp vào các cuộc xung đột đầy khiêu khích này.

Vậy vào thời khắc then chốt, khi chính sách của Hoa Kỳ đối với TQ phát huy hết tác dụng, Pháp có chọn rời đi?

Hơn nữa, những bình luận của ông Macron về việc đứng ngoài cuộc đồng nghĩa với việc mở ra cánh cửa có lợi cho TQ. Điều này chắc chắn làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan. Việc TQ ngày càng cô lập Đài Loan về mặt ngoại giao không chỉ khiến hòn đảo trở nên bất lực mà còn tạo điều kiện cho TQ tiếp quản Đài Loan một khi chiến tranh nổ ra.

3. Một đồng minh lâu đời của Mỹ nay đã có ‘bạn mới’?

Tuy nhiên, ngay cả khi nhấn mạnh việc “bỏ rơi Đài Loan”, Pháp lẽ ra cũng không nên bày tỏ quan điểm quay lưng lại với Mỹ. Xét về tình hữu nghị sắt son trong lịch sử, Hoa Kỳ và Pháp chắc chắn là những biểu tượng tiêu biểu của thế giới tự do.

Ngày 4/7/1776, Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ được công bố rộng rãi. Đến năm 1778, nước Pháp đồng ý liên minh quân sự với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để giúp giải phóng nước này khỏi sự chiếm đóng của Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Pháp cũng là quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập của Hoa Kỳ và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước này.

Với những khó khăn về giao thông và liên lạc thời bấy giờ, việc Pháp nhanh chóng công nhận nền độc lập của Hoa Kỳ là một trường hợp cá biệt.

Trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, Pháp không chỉ cung cấp viện trợ quân sự cho Hoa Kỳ, mà các cố vấn quân sự từ Paris đã tới Washington để hỗ trợ cuộc kháng chiến. Ngoài ra, Hải quân Pháp còn hỗ trợ Mỹ trong việc chặn đường và cô lập quân đội Anh ở Bắc Mỹ. Pháp vì thế cũng trở thành đồng minh đầu tiên trong lịch sử của Hoa Kỳ.

Chưa dừng lại ở đó, Pháp đã bỏ ra 10 năm để xây dựng tượng Nữ thần Tự do và dự tính trao tặng món quà ngoại giao này cho nước Mỹ vào năm 1876, đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Tuyên ngôn độc lập của Mỹ.

Tuy nhiên, mãi đến mùa hè năm 1884, bức tượng mới được hoàn thành tại Paris. Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng là một người phụ nữ mặc áo choàng, tay phải giơ cao ngọn đuốc, tay trái cầm một phiến đá có khắc ngày tháng độc lập của Mỹ (4/7/1776).

Ngày 28/10/1886, món quà của nước Pháp đã được chính thức trao tặng cho nhân dân Mỹ.

Quay trở lại Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Trong cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm này (1775 - 1783), Pháp là quốc gia viện trợ nhiều binh lính nhất cho Mỹ với 36.000 Lục quân, hơn 63.000 Hải quân, 146 tàu chiến và gần 100.000 quân.

Con số thương vong của 100.000 binh sĩ cũng gây chấn động không kém, cùng với 29.500 sĩ quan và binh lính của quân đội Pháp đã bỏ mạng trong cuộc chiến này. Nhà quý tộc người Pháp và anh hùng trong cuộc Cách mạng Mỹ, Marie-Joseph Paul Roch Yves Gilbert du Motier, Hầu tước xứ Lafayette, thậm chí còn dẫn quân đội Pháp sang Mỹ tham chiến với danh nghĩa "quân tình nguyện".

Trận đánh then chốt trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ là Trận Yorktown. Đây kết quả của các hoạt động phối hợp giữa các lực lượng đồng minh Hoa Kỳ và Pháp. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của quân đội Pháp trong các trận chiến then chốt thực sự cao hơn quân đội Hoa Kỳ.

Trong Thế chiến II, Hoa Kỳ đã giải phóng toàn bộ lãnh thổ nước Pháp và trao trả chính quyền cho chính phủ Pháp lưu vong vì nguồn gốc lịch sử sâu xa. Do đó Pháp nên xích lại gần Mỹ hơn. Tuy nhiên trên thực tế, Vương quốc Anh đã soán ngôi Pháp để trở thành đồng minh khó tính của Hoa Kỳ.

Sau chiến tranh, Pháp đơn giản là không muốn hòa giải mà chỉ một mực theo đuổi giấc mộng bá chủ châu Âu nhưng rốt cuộc lại bị Đức phủ đầu.

Pháp muốn giành được lợi ích ở các điểm nóng nhập cư của Châu Phi, nhưng cuối cùng nước này vấp phải phong trào độc lập đang hoành hành ở đó.

Đứng trước vận đen, các nhà lãnh đạo nước Pháp vẫn luôn ấp ủ một hy vọng ngông cuồng là trở thành người đại diện cho châu Âu.

Chính sự tưởng tượng phi thực tế này đã khiến Tổng thống Macron mạo hiểm và “khiêu vũ với bầy sói”.

Nguồn: Trên mạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét