“Bố làm việc vất vả nhưng sao nhà mình vẫn nghèo?”
Trước đây, tôi luôn nghe người ta nói rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, ai rồi cũng sẽ bệnh, sẽ già và chết, không có ngoại lệ. Nhưng sau khi lớn lên, tôi nhận ra rằng sự bình đẳng đó chỉ đề cập đến quyền được sống, và chúng ta không thể sống nếu thiếu một thứ rất quan trọng khác: Tiền.Tầm quan trọng của tiền thì ngay cả trẻ em cũng biết. Trẻ em ngày nay sớm phát triển, từ khi còn rất nhỏ, chúng đã biết ý nghĩa cụ thể của tiền và có thể hiểu địa vị xã hội của người có tiền.
1. Câu hỏi của trẻ
Một đứa trẻ nhạy cảm có vẻ là điều tốt, nhưng nó cũng mang lại một vấn đề, làm thế nào để sự phát triển tâm lý của trẻ không bị ảnh hưởng bởi môi trường vật chất bên ngoài?
Tôi nhớ đã từng xem những chia sẻ về cuộc sống của một bà mẹ bỉm sữa trên một diễn đàn, khiến tôi vô cùng cảm động.
Chị kể, trong một bữa cơm chiều, cậu con trai 5 tuổi bỗng chỉ vào những vết chai trên tay bố và hỏi: “Bố vất vả thế mà sao nhà mình vẫn nghèo?”
Nghe vậy, người bố sững sờ, ngậm ngùi cúi đầu không nói.
Nếu là một gia đình bình thường, đứa nhỏ nói ra lời như vậy, nhất định sẽ bị mọi người mắng, dù sao trong đó rõ ràng có yếu tố chê trách, chó còn không chê chủ nghèo, sao con cái lại chê bố mẹ khó?
Một đứa trẻ nhạy cảm có vẻ là điều tốt, nhưng nó cũng mang lại một vấn đề, làm thế nào để sự phát triển tâm lý của trẻ không bị ảnh hưởng bởi môi trường vật chất bên ngoài?
Tôi nhớ đã từng xem những chia sẻ về cuộc sống của một bà mẹ bỉm sữa trên một diễn đàn, khiến tôi vô cùng cảm động.
Chị kể, trong một bữa cơm chiều, cậu con trai 5 tuổi bỗng chỉ vào những vết chai trên tay bố và hỏi: “Bố vất vả thế mà sao nhà mình vẫn nghèo?”
Nghe vậy, người bố sững sờ, ngậm ngùi cúi đầu không nói.
Nếu là một gia đình bình thường, đứa nhỏ nói ra lời như vậy, nhất định sẽ bị mọi người mắng, dù sao trong đó rõ ràng có yếu tố chê trách, chó còn không chê chủ nghèo, sao con cái lại chê bố mẹ khó?
2. Người mẹ khôn khéo trả lời
Nhưng người mẹ đã không làm như vậy, chị đã lập tức trả lời đứa trẻ: “Vậy con có biết ai là người tiêu nhiều tiền nhất trong nhà không?”
Đứa trẻ suy nghĩ một lúc, rồi lắc đầu tỏ ý không biết.
Người mẹ thong thả trả lời câu hỏi của đứa trẻ: “Bố mẹ không tiêu nhiều tiền, chỉ có con tiêu tiền thôi. Con thấy đấy, rất nhiều đồ chơi, đồ ăn, quần áo và sách vở ở nhà toàn là của con, là bố mẹ mua cho con. Bố làm việc rất chăm chỉ chỉ để kiếm nhiều tiền hơn và mua đồ cho con...”
Đứa bé trở nên hơi xấu hổ, không dám nhìn mẹ, lấy đũa chọc chọc vào cơm. Người mẹ lại dạy: “Thật ra, gia đình của bạn học con trước kia họ cũng từng như chúng ta. Đợi sau khi cha con làm việc chăm chỉ thêm vài năm nữa, chúng ta sẽ sớm giống như họ, sẽ chuyển đến một ngôi nhà lớn… Con có điều gì muốn nói với bố không?"
Được khích lệ bởi ánh mắt của mẹ, cậu bé chạy đến ôm hôn cha mình.
Trên thực tế, tôi cũng đã từng gặp trường hợp này, cháu trai tôi học lớp 1 đã nói chuyện "thu nhập hàng năm" của gia đình khi trò chuyện với bạn bè, tôi đã rất sốc. Trước kia, chúng ta đâu có biết nói những chuyện ấy?
Trẻ em ngày nay, dù tuổi còn nhỏ, cái gì cũng biết, và chính vì suy nghĩ nhiều nên chúng càng bị ảnh hưởng. Nếu không nhận được sự hướng dẫn đúng đắn từ cha mẹ, lâu dần chúng rất dễ lạc lối.
Nếu điều kiện kinh tế gia đình chưa tốt, làm thế nào để bé không mặc cảm và biết tiến bộ?
Trên thực tế, nhiều người giàu có, tổ tiên đều nghèo, thành bại đều phụ thuộc vào nỗ lực của một thế hệ nào đó, cha mẹ nên thấm nhuần quan điểm này để chia sẻ cho con cái.
3. Hãy nói rõ cho con cái, cha mẹ vất vả như vậy là vì ai?
Người mẹ ở bên trên đã trả lời thật thông minh, đã trực tiếp dùng câu hỏi "ai tiêu nhiều tiền nhất trong gia đình" để trẻ hiểu được cha mẹ đang vất vả vì ai, đồng thời hạ thấp giọng điệu xuống, để về mặt tâm lý trẻ đặt bản thân ở vị trí tương đối thấp, trẻ sẽ nghĩ: Hóa ra cha mẹ mình đã vất vả như vậy, tất cả đều vì mình.
Từ quan điểm này, bất kể cha mẹ nói gì tiếp theo, con cái đều có thể lắng nghe ý kiến của cha mẹ mà không tỏ ra thiếu kiên nhẫn.
4. Nói với trẻ rằng nghèo bây giờ không có nghĩa là sau này vẫn sẽ nghèo
Lấy ví dụ và so sánh để nói với các con rằng, gia đình các em hiện tại có thể không giàu nhưng tương lai cũng không có nghĩa là vẫn nghèo, có thể so sánh quá khứ với hoàn cảnh gia đình hiện tại.
Kể cả khi không có câu chuyện thật, thì cũng không sao nếu bạn bịa ra một câu chuyện như vậy. Tôi xin kể rằng có một người bạn nọ từng rất nghèo khó, con cái của anh ta khi còn nhỏ còn không đủ ăn, sau bao nhiêu năm làm lụng vất vả, giờ đây họ đã trở nên giàu có. Dù sao những sự việc như vậy, đứa trẻ lớn lên chúng sẽ tự hiểu và cảm nhận được, bố mẹ cũng không cần phải nói ra và cũng không cần lo lắng xấu hổ. Nghèo không phải là xấu, mà không nỗ lực vươn lên mới đáng xấu hổ.
5. Khen ngợi con bạn nhiều hơn và hãy lấy bản thân làm gương cho con cái
Cha mẹ là người thầy quan trọng nhất của trẻ, điều này sẽ không bao giờ thay đổi, muốn trẻ trở nên năng động, chăm chỉ thì cha mẹ phải làm gương tốt, cho trẻ noi gương.
Đồng thời, cha mẹ phải chú ý khen ngợi con cái, công nhận thành tích của con, để kích thích tinh thần phấn đấu của con một cách tối đa, xét cho cùng, trong mắt con cái, cha mẹ chính là người mà chúng ngưỡng mộ nhất. Thử tưởng tượng xem, được thần tượng rủ rê cùng nhau chăm chỉ luyện tập, sao không hào hứng phấn đấu cho được?
Nói tóm lại, cha mẹ không thể sử dụng phương pháp “trốn tránh” để giáo dục con cái nữa, sự phát triển sớm có thể chỉ là một biểu hiện bình thường của trẻ. Chúng ta đã tụt hậu về vật chất, chúng ta không thể tụt hậu về ý thức hệ. Nghèo không đáng sợ, điều đáng sợ là nghĩ rằng mình nên nghèo.
Nhưng người mẹ đã không làm như vậy, chị đã lập tức trả lời đứa trẻ: “Vậy con có biết ai là người tiêu nhiều tiền nhất trong nhà không?”
Đứa trẻ suy nghĩ một lúc, rồi lắc đầu tỏ ý không biết.
Người mẹ thong thả trả lời câu hỏi của đứa trẻ: “Bố mẹ không tiêu nhiều tiền, chỉ có con tiêu tiền thôi. Con thấy đấy, rất nhiều đồ chơi, đồ ăn, quần áo và sách vở ở nhà toàn là của con, là bố mẹ mua cho con. Bố làm việc rất chăm chỉ chỉ để kiếm nhiều tiền hơn và mua đồ cho con...”
Đứa bé trở nên hơi xấu hổ, không dám nhìn mẹ, lấy đũa chọc chọc vào cơm. Người mẹ lại dạy: “Thật ra, gia đình của bạn học con trước kia họ cũng từng như chúng ta. Đợi sau khi cha con làm việc chăm chỉ thêm vài năm nữa, chúng ta sẽ sớm giống như họ, sẽ chuyển đến một ngôi nhà lớn… Con có điều gì muốn nói với bố không?"
Được khích lệ bởi ánh mắt của mẹ, cậu bé chạy đến ôm hôn cha mình.
Trên thực tế, tôi cũng đã từng gặp trường hợp này, cháu trai tôi học lớp 1 đã nói chuyện "thu nhập hàng năm" của gia đình khi trò chuyện với bạn bè, tôi đã rất sốc. Trước kia, chúng ta đâu có biết nói những chuyện ấy?
Trẻ em ngày nay, dù tuổi còn nhỏ, cái gì cũng biết, và chính vì suy nghĩ nhiều nên chúng càng bị ảnh hưởng. Nếu không nhận được sự hướng dẫn đúng đắn từ cha mẹ, lâu dần chúng rất dễ lạc lối.
Nếu điều kiện kinh tế gia đình chưa tốt, làm thế nào để bé không mặc cảm và biết tiến bộ?
Trên thực tế, nhiều người giàu có, tổ tiên đều nghèo, thành bại đều phụ thuộc vào nỗ lực của một thế hệ nào đó, cha mẹ nên thấm nhuần quan điểm này để chia sẻ cho con cái.
3. Hãy nói rõ cho con cái, cha mẹ vất vả như vậy là vì ai?
Người mẹ ở bên trên đã trả lời thật thông minh, đã trực tiếp dùng câu hỏi "ai tiêu nhiều tiền nhất trong gia đình" để trẻ hiểu được cha mẹ đang vất vả vì ai, đồng thời hạ thấp giọng điệu xuống, để về mặt tâm lý trẻ đặt bản thân ở vị trí tương đối thấp, trẻ sẽ nghĩ: Hóa ra cha mẹ mình đã vất vả như vậy, tất cả đều vì mình.
Từ quan điểm này, bất kể cha mẹ nói gì tiếp theo, con cái đều có thể lắng nghe ý kiến của cha mẹ mà không tỏ ra thiếu kiên nhẫn.
4. Nói với trẻ rằng nghèo bây giờ không có nghĩa là sau này vẫn sẽ nghèo
Lấy ví dụ và so sánh để nói với các con rằng, gia đình các em hiện tại có thể không giàu nhưng tương lai cũng không có nghĩa là vẫn nghèo, có thể so sánh quá khứ với hoàn cảnh gia đình hiện tại.
Kể cả khi không có câu chuyện thật, thì cũng không sao nếu bạn bịa ra một câu chuyện như vậy. Tôi xin kể rằng có một người bạn nọ từng rất nghèo khó, con cái của anh ta khi còn nhỏ còn không đủ ăn, sau bao nhiêu năm làm lụng vất vả, giờ đây họ đã trở nên giàu có. Dù sao những sự việc như vậy, đứa trẻ lớn lên chúng sẽ tự hiểu và cảm nhận được, bố mẹ cũng không cần phải nói ra và cũng không cần lo lắng xấu hổ. Nghèo không phải là xấu, mà không nỗ lực vươn lên mới đáng xấu hổ.
5. Khen ngợi con bạn nhiều hơn và hãy lấy bản thân làm gương cho con cái
Cha mẹ là người thầy quan trọng nhất của trẻ, điều này sẽ không bao giờ thay đổi, muốn trẻ trở nên năng động, chăm chỉ thì cha mẹ phải làm gương tốt, cho trẻ noi gương.
Đồng thời, cha mẹ phải chú ý khen ngợi con cái, công nhận thành tích của con, để kích thích tinh thần phấn đấu của con một cách tối đa, xét cho cùng, trong mắt con cái, cha mẹ chính là người mà chúng ngưỡng mộ nhất. Thử tưởng tượng xem, được thần tượng rủ rê cùng nhau chăm chỉ luyện tập, sao không hào hứng phấn đấu cho được?
Nói tóm lại, cha mẹ không thể sử dụng phương pháp “trốn tránh” để giáo dục con cái nữa, sự phát triển sớm có thể chỉ là một biểu hiện bình thường của trẻ. Chúng ta đã tụt hậu về vật chất, chúng ta không thể tụt hậu về ý thức hệ. Nghèo không đáng sợ, điều đáng sợ là nghĩ rằng mình nên nghèo.
NGuồn: Trên mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét