Thế giới càng ngày càng điên rồ
1) 350 triệu người đứng trước nguy cơ chết đóiDavid Beasley - người đứng đầu Chương trình Lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc - cảnh báo trên toàn thế giới, hiện có 350 triệu người đang đi dần đến viễn cảnh chết đói. Ông David Beasley sắp thôi chức giám đốc điều hành WFP. Ảnh: AP.
Ông David Beasley đưa ra thông tin này trong buổi trò chuyện với phóng viên trước khi mãn nhiệm chức giám đốc điều hành WFP vào ngày 4/4 tới, Washington Post đưa tin. 3 năm trước, khi ông Beasley nhận giải Nobel Hòa bình, con số này là 270 triệu.
Trong số 350 triệu người - nhóm Liên Hợp Quốc đánh giá là mất an ninh lương thực khẩn cấp, phải bán tài sản thiết yếu để có lương thực, 50 triệu người đang “ở ngưỡng cửa nạn đói”. Nhóm còn lại là những người tiếp cận 3 nhóm thực phẩm trở xuống và hấp thụ ít hơn 2.100 calo/ngày.
“50 triệu người đó phải có thức ăn, nếu không rõ ràng họ sẽ chết”, ông nói.
Quan chức Liên Hợp Quốc nhận định cuộc khủng hoảng lương thực “sẽ trở nên tồi tệ hơn”, do biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 và xung đột tại Ukraine.
WFP cần huy động 23 tỷ USD để hỗ trợ 350 triệu người này, ông nói với AP. “Thẳng thắn mà nói, hiện chỉ cần nhận 40% thôi cũng khiến tôi ngạc nhiên”, ông chia sẻ.
Ông nói rằng viễn cảnh lạc quan nhất là chiến sự Ukraine kết thúc. Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ ba và lúa mì lớn thứ năm trên thế giới trước chiến sự, trong khi Nga là nước xuất khẩu lúa mì và phân bón lớn nhất thế giới. Ông Beasely cho biết xung đột đã làm gián đoạn sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm này.
Quan chức Liên Hợp Quốc kêu gọi Trung Quốc, các quốc gia vùng Vịnh cùng các tỷ phủ “tăng cường mạnh mẽ” viện trợ và đóng góp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã đóng góp 12 triệu USD cho WFP trong năm ngoái. Hiện tại, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất, với 7,2 tỷ USD.
Năm ngoái, ông Beasley huy động được 14,2 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với 6 tỷ USD vào năm 2017 khi ông bắt đầu đảm nhận vị trí giám đốc điều hành WFP. Số tiền đó đã giúp trên 128 triệu người tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bà Cindy McCain - đại diện của Mỹ tại các cơ quan của Liên Hợp Quốc - sẽ thay thế ông Beasley vào tuần tới
2) Giẫm đạp khi chen lấn nhận thực phẩm ở Pakistan, 13 người chết thảm
Ít nhất 13 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương hôm 31/3 trong một vụ chen lấn để nhận thực phẩm được phân phát trong tháng Ramadan ở Karachi, thành phố lớn nhất Pakistan.
Theo CNN, đây là vụ việc mới nhất trong loạt sự cố chết người tại các trung tâm phân phát thực phẩm trên khắp Pakistan, giữa lúc người dân phải vật lộn với lạm phát leo thang và chi phí nhu yếu phẩm ngày càng tăng.
Cảnh sát địa phương cho biết các nạn nhân trong vụ chen lấn hôm 31/3 đều là phụ nữ và trẻ vị thành niên. Nói với cảnh sát địa phương, bác sĩ phẫu thuật Summaiya Syed Tariq cho biết hai cậu bé 7 và 16 tuổi, cùng một bé gái 9 tuổi, nằm trong số những người thiệt mạng.
Theo chia sẻ của ông Tariq, nạn nhân lớn tuổi nhất trong vụ việc là một phụ nữ 80 tuổi. Hình ảnh từ hiện trường cho thấy các vật dụng cá nhân, trong đó có giày dép, rải rác khắp mặt đất.
Theo sĩ quan cảnh sát Fida Husain Janwari, vụ chen lấn xảy ra tại một khu công nghiệp của Karachi, nơi công ty FK Dyeing đang phân phát thực phẩm trong tháng lễ Ramadan.
Trong tháng lễ này, các chủ doanh nghiệp thường phân phát tiền mặt và thực phẩm, đặc biệt là cho những người nghèo, theo Guardian.
Ông Janwari cho biết khoảng 400 phụ nữ đã tụ tập để nhận viện trợ thực phẩm. Theo ông, nhà chức trách đã bắt giữ một số nhân viên của công ty FK Dyeing tại hiện trường, cáo buộc họ không đưa ra các biện pháp an toàn.
“Ban quản lý nhà máy đã không mở cổng bên trong của nhà máy và do đường hẹp, những người ở cuối hàng đã xô đẩy phụ nữ lớn tuổi và trẻ em. Kết quả là áp lực tăng lên rất nhiều, khiến phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của vụ giẫm đạp”, Hafeez Bugti, quan chức điều tra, nhận định.
Vụ chen lấn chết người xảy ra vào thời điểm khó khăn đối với nhiều người ở Pakistan. CNN cho biết đất nước này đang chìm trong bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế và năng lượng.
Lũ lụt lịch sử vào năm ngoái khiến hàng triệu người phải phụ thuộc vào viện trợ, trong khi lạm phát kỷ lục khiến giá lương thực tăng vọt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét