Phần Lan chính thức vào NATO và Phản ứng của Nga
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết Phần Lan sẽ chính thức gia nhập liên minh quân sự này vào ngày 4/4, sau cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, phía Nga khẳng định bất kỳ hoạt động bố trí vũ khí nào của NATO trên lãnh thổ Phần Lan sẽ được Moskva giám sát chặt chẽ, sẵn sàng đưa ra quyết định phù hợp trong lĩnh vực quốc phòng. "Nếu có mối đe dọa trực tiếp đến Liên bang Nga, chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo an ninh của đất nước".1. Phần Lan chính thức gia nhập NATO
Để chính thức trở thành thành viên NATO, các nghị định thư kết nạp Helsinki cần phải được quốc hội của toàn bộ 30 quốc gia thành viên liên minh phê chuẩn. Ông Jens Stoltenberg đưa ra bình luận trên một ngày sau khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua dự luật cho phép Phần Lan gia nhập NATO.
Trong bối cảnh Nga phát động cuộc xâm lược Ukraine một năm trước, Phần Lan và Thụy Điển đã quyết định từ bỏ lập trường không liên kết kéo dài hàng thập kỷ của họ và nộp đơn xin gia nhập liên minh quân sự này.
Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia cuối cùng trong số 30 thành viên của liên minh NATO phê chuẩn tư cách thành viên của Phần Lan sau khi cơ quan lập pháp của Hungary thông qua một dự luật tương tự vào đầu tuần này.
Hôm 17/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Quốc hội nước này sẽ xúc tiến việc phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan, mở đường cho nước này gia nhập liên minh trước Thụy Điển, sau khi Phần Lan thực hiện các bước cụ thể trong việc giữ lời hứa trấn áp các tổ chức bị Ankara coi là khủng bố và giải phóng xuất khẩu quốc phòng.
Trong khi đó, nỗ lực gia nhập liên minh của Thụy Điển vẫn tiếp tục bị “bỏ ngỏ”. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary đều không bật đèn xanh cho nước này bất chấp việc Thụy Điển vẫn luôn bày tỏ sự ủng hộ đối với việc mở rộng của NATO.
Đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia kiên quyết phản đối đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển với lý do nước này từ chối dẫn độ các thành viên đảng công nhân người Kurd (PKK). Ankara coi PKK là tổ chức khủng bố.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc cả Thụy Điển và Phần Lan đã "quá mềm mỏng" đối với các nhóm khủng bố này.
Quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển trở nên căng thẳng sau cuộc biểu tình ở Stockholm hôm 21/1. Theo đó, một nhà hoạt động chống Hồi giáo đã đốt bản sao của kinh Koran bên ngoài Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Stockholm. Đây được cho là hành động xúc phạm đối với người Hồi giáo, càng khiến Ankara tức giận và thờ ơ trước nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển.
Hôm 3/4, phát biểu trước báo giới tại Brussels (Bỉ), ông Stoltenberg cho biết: “Ngày mai (4/4), chúng ta sẽ chào đón Phần Lan với tư cách là thành viên thứ 31 của NATO. Chúng ta sẽ lần đầu tiên giương cao lá cờ Phần Lan tại trụ sở NATO. Đây sẽ là một tín hiệu tốt cho an ninh Phần Lan, cho an ninh của khu vực Bắc Âu và cho toàn NATO”.
Liên quan tới việc gia nhập NATO của Thụy Điển, ông Stoltenberg khẳng định Thụy Điển "không bị bỏ lại một mình".
"Thụy Điển đang tiến gần đến mức có thể trở thành một thành viên chính thức", ông Stoltenberg nói.
Cùng ngày, Văn phòng Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto thông báo ông Niinisto sẽ tới Brussels vào ngày 4/4 để tham dự lễ kết nạp Phần Lan tại trụ sở NATO. Ông Niinisto và Tổng thư ký NATO Stoltenberg sẽ có bài phát biểu tại sự kiện.
Phần Lan và Thụy Điển đã từ bỏ lập trường trung lập kéo dài nhiều thập kỷ và nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5/2022, ba tháng sau khi xung đột bùng phát ở Ukraine. Tuy nhiên, quá trình này đã bị Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary "cản mũi".
Trên đường phố thủ đô Helsinki của Phần Lan, người dân đã thẳng thắn chia sẻ rằng NATO đã thay đổi kể từ sau chiến tranh Nga - Ukraine.
“Trước cuộc chiến ở Ukraine, tôi cho rằng hầu hết người dân Phần Lan cho rằng chúng tôi không cần NATO, và chúng tôi đủ an toàn, chúng tôi vẫn ổn nếu không có NATO. Nhưng khi chứng kiến cuộc chiến nổ ra, rõ ràng là dư luận đã thay đổi khá nhanh chóng”.
2. Phản ứng của Nga
Với việc Phần Lan sắp gia nhập NATO, ông Stoltenberg cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đi ngược lại hoàn toàn với những gì ông mong muốn.
Căng thẳng leo thang hơn nữa vào hôm 30/3 khi Tổng cục An ninh Liên bang Nga thông báo họ đã bắt giữ nhà báo Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal (Mỹ) vì nghi ngờ người này làm gián điệp cho Washington.
Đây là vụ bắt giữ công khai nghiêm trọng nhất của Nga nhằm vào một nhà báo nước ngoài kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Điện Kremlin nói rằng nhà báo Gershkovich đã bị "bắt tại trận". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay các hoạt động của nhà báo Gershkovich "không liên quan đến báo chí".
Tuy nhiên, hiện phía Nga không công bố bất kỳ bằng chứng hoặc video nào cho thấy hành vi phạm tội của ông Gershkovich.
Trong khi đó, Nhà Trắng đã lên án động thái của Nga và kêu gọi công dân Mỹ đang sinh sống hoặc du lịch ở Nga rời đi ngay lập tức.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Alexander Grushko cảnh báo, Moscow sẽ đáp trả việc Phần Lan trở thành thành viên của NATO bằng cách củng cố hệ thống phòng thủ nếu cần.
"Chúng tôi sẽ tăng cường tiềm lực quân sự của mình ở phía tây và tây bắc. Trong trường hợp triển khai lực lượng của các thành viên NATO khác trên lãnh thổ Phần Lan, chúng tôi sẽ thực hiện các bước bổ sung để đảm bảo an ninh quân sự của Nga", ông Grushko cho biết trong một bài phát biểu được hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đăng tải.
Đồng thời, chuyên gia Nga chứng minh Phần Lan gia nhập NATO là sai lầm lớn
Theo tờ Soha, Phần Lan đã hoàn tất thủ tục gia nhập NATO, điều này khiến Nga cảm thấy vô cùng tức giận. Việc Helsinki gia nhập liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương bị đánh giá là "đầy cạm bẫy". Ý kiến trên được ông Konstantin Dolgov - Phó Chủ tịch Ủy ban Chính sách Kinh tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
"Giờ đây, theo các cuộc thăm dò, đa số cư dân Phần Lan ủng hộ ý định của chính phủ để trở thành thành viên của Liên minh quân sự NATO. Tuy nhiên sương mù ý thức hệ này sẽ nhanh chóng tan biến", ông Dolgov cảnh báo.
"Giờ đây, theo các cuộc thăm dò, đa số cư dân Phần Lan ủng hộ ý định của chính phủ để trở thành thành viên của Liên minh quân sự NATO. Tuy nhiên sương mù ý thức hệ này sẽ nhanh chóng tan biến", ông Dolgov cảnh báo.
Theo vị chuyên gia Nga, người dân Phần Lan sẽ phải chi tiền cho nhu cầu quốc phòng, điều này sẽ gây ra một số thiệt hại cho nền kinh tế đất nước.
Mức sống cao ở Phần Lan được đảm bảo bởi tính trung lập và quan hệ tốt với Liên Xô trước kia và nước Nga ngày nay, khi họ từ chối quân sự hóa, còn bây giờ tình hình sẽ thay đổi.
Cùng với đó, sau khi Phần Lan gia nhập các cấu trúc quân sự phương Tây, Nga sẽ buộc phải coi nước láng giềng phía Tây Bắc của mình là một đối thủ tiềm năng.
Bất kỳ hoạt động bố trí vũ khí nào của NATO trên lãnh thổ Phần Lan sẽ được Moskva giám sát chặt chẽ, sẵn sàng đưa ra quyết định phù hợp trong lĩnh vực quốc phòng.
"Nếu có mối đe dọa trực tiếp đến Liên bang Nga, chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo an ninh của đất nước", ông Dolgov lưu ý.
https://soha.vn/chuyen-gia-chung-minh-phan-lan-gia-nhap-nato-la-sai-lam-lon-20230402181853343.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét