Người tính toán nhiều thường bất hạnh
Sống trên đời mà lúc nào cũng tính toán thiệt hơn, chỉ biết lợi cho mình mà quên lợi của người khác; lúc nào cũng có tâm lý oán giận, thù hằn thì không có ngày nào sống thoải mái cả. Vì thế chúng ta nên sống tùy duyên, thoải mái vô tư, nhớ những việc cần nhớ, quên những điều cần quên thì cuộc đời sẽ bình an hạnh phúc. Đây là những điều mình tâm đắc từ bé. Mình nhớ hồi đi học cấp 2, cấp 3 và cả học trên đại học, mình hầu như không quan tâm tới điểm các bài kiểm tra hay thi, nhất là với những môn phụ. Chỉ khi nào muốn thành học sinh giỏi thì mình mới nhìn lại các điểm trước, rồi tính xem lúc thi kết thúc môn học cần đạt bao nhiêu điểm, thì cố gắng bấy nhiêu; thế là xong. Khi đi làm mình cũng chỉ quan tâm tới việc mình cho là hữu ích, những việc lăng nhăng, dù được trả nhiều tiền, mình cũng bỏ qua.
Đặc biệt, mình ít nhớ tên người, cũng không giao lưu nhiều, vì thấy mất thời gian vô bổ. Thầy cô giáo và bạn bè thường phàn nàn học chung với nhau 3-4 năm, nhưng lúc ra trường có những người mình không biết hay không nhớ tên. Bây giờ dạy học ở trường đã gần chục năm, hàng ngày đều đến khoa, thỉnh thoảng các cô giáo lại đố mình nói được tên họ, nhiều người mình đúng là không biết tên họ.
VN là đất nước không có dân chủ. Không chỉ có chính quyền mất dân chủ với người dân mà cả người dân cũng mất dân chủ với nhau. Hiếm có nơi nào trên thế giới mà ở đó người dân ai cũng nghĩ mình là nhất, là vô địch, ý kiến của họ bao giờ cũng duy nhất đúng; ai nói ngược là họ ném đá hoặc chửi lại ngay.
Đặc biệt ai cũng thích làm sếp, đến đâu cũng lên giọng dạy người khác, cũng thích bắt người khác phải làm theo ý mình. Do đó có một hiện tượng phổ biến trên khắp cả nước là ở bất cứ đâu cũng đều thích tổ chức hội, nhóm, câu lạc bộ..., trong đó tự dưng có mấy ông bà đứng lên làm thủ lĩnh, bắt mọi người nghe lệnh, bắt mọi người nộp tiền để họ tiêu theo ý họ.
Mình không bao giờ tham gia những hội nhóm này. Mình thấy người VN thật là điên rồ. Đang sống tự do, tiền mình mình tiêu..., tự dưng nghe họ mời mọc vào hội, nhóm, câu lạc bộ..., thế là mất luôn tự do, tiền mình để chúng nó tiêu theo ý chúng. Nếu không điên thì cũng là ngu.
Mình làm ra cũng không ít tiền, nhưng mình tự hào là từ bé đến giờ, mình chỉ nhận tiền của bố mẹ cho, chưa bao giờ nhận tiền của ai, kể cả tiền tham nhũng. Ngược lại mình đã giúp tiền cho không ít người, nhất là người thân, họ hàng và bạn bè thân thiết. Đối với mình, tiền làm ra đã khó, nhưng tiêu tiền sao cho có ích còn khó hơn. Những người càng không làm ra tiền hoặc làm ra tiền quá dễ dàng, thì tiêu tiền thường rất lãng phí.
Theo các chuyên gia, hơn 90% người tính toán nhiều thường mắc bệnh tâm lý. Một nhà tâm lý học người Mỹ từng nói: “Ai quá thông minh và hay tính toán thật ra cũng là người rất bất hạnh, thậm chí còn đoản mệnh”. Họ có cảm giác thống khổ lâu và sâu sắc hơn nhiều lần so với những người khác. Nói cách khác, mặc dù họ tính toán mọi việc chu toàn nhưng không có ngày nào yên vui. Thực ra thế giới và cuộc sống của mỗi người liên tục biến động, có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chúng. Mọi tính toán của chúng tưởng như chu toàn, nhưng khi sự việc diễn ra thì lại khác đi rất nhiều.
Cuộc sống này không phải chúng ta nắm giữ ít, mà là chúng ta toan tính quá nhiều. Cũng đừng nhìn người khác sống hạnh phúc mà cảm thấy bản thân khổ cực, bất hạnh. Những gì chúng ta thấy ở họ đều là biểu hiện bên ngoài, còn bên trong thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Dục vọng và ham muốn của con người thì nhiều vô cùng, không kể hết. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, khi đạt được thì vui vẻ, không đạt được thì thống khổ oán trời trách đất.
Vậy vì sao người tính toán thường bất hạnh?
Theo các chuyên gia, hơn 90% người tính toán nhiều thường mắc bệnh tâm lý. Một nhà tâm lý học người Mỹ từng nói: “Ai quá thông minh và hay tính toán thật ra cũng là người rất bất hạnh, thậm chí còn đoản mệnh”. Họ có cảm giác thống khổ lâu và sâu sắc hơn nhiều lần so với những người khác. Nói cách khác, mặc dù họ tính toán mọi việc chu toàn nhưng không có ngày nào yên vui. Thực ra thế giới và cuộc sống của mỗi người liên tục biến động, có quá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chúng. Mọi tính toán của chúng tưởng như chu toàn, nhưng khi sự việc diễn ra thì lại khác đi rất nhiều.
Cuộc sống này không phải chúng ta nắm giữ ít, mà là chúng ta toan tính quá nhiều. Cũng đừng nhìn người khác sống hạnh phúc mà cảm thấy bản thân khổ cực, bất hạnh. Những gì chúng ta thấy ở họ đều là biểu hiện bên ngoài, còn bên trong thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Dục vọng và ham muốn của con người thì nhiều vô cùng, không kể hết. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, khi đạt được thì vui vẻ, không đạt được thì thống khổ oán trời trách đất.
Vậy vì sao người tính toán thường bất hạnh?
1) Người toan tính thường sống rất mệt mỏi
Bề ngoài họ thường tỏ ra hào phóng nhưng trong lòng lại tính toán chi li, làm họ mất đi tấm lòng bao dung, sự cảm thông, luôn vướng mắc vào vòng xoáy của những điều nhỏ nhặt vì lo lợi ích cá nhân bị tổn thất.
Một người thường xuyên lo lắng sẽ gặp phải chứng rối loạn lo âu nghiêm trọng, không cảm nhận được sự bình an, hạnh phúc trong từng sự việc xảy đến. Có thể nói, người tính toán khó có được sự cân bằng và bình yên trong cuộc sống.
Việc hay tính toán, so đo còn gây ra sự bất mãn, oán giận sẽ thường tranh cãi với mọi người xung quanh. Sự bất đồng liên miên và trong lòng đầy mâu thuẫn chẳng phải sẽ dẫn tới mệt mỏi và kiệt sức sao ?
2. Người sống tính toán thường ham muốn quá nhiều
Đời người không thể việc gì cũng thuận theo ý mình, người ham muốn quá nhiều thì khó có được một cuộc sống dễ dàng, cho nên khi gặp những chuyện không như ý đừng nghĩ rằng cuộc đời bất công đối với mình.
Một người quá tính toán là một người hay để ý đến những mặt tối, những lợi ích nhỏ nhặt, luôn tìm ra vấn đề, phát hiện sai lầm, lo lắng ở mọi nơi, bảo vệ mọi thứ và trái tim không lúc nào được yên. Luôn mong muốn mọi thứ hoàn hảo, tính toán quá nhiều mỗi khi sự việc không vừa ý, ánh mắt luôn nghi ngờ mọi thứ, mọi việc luôn thấy áp lực đè nặng trong tâm nên thường thấy mệt mỏi, áp lực.
Trời đất rộng lớn có đủ những thứ kỳ lạ, có nhiều thứ hấp dẫn, khiến chúng ta động tâm. Nếu không biết đủ thì sẽ không kìm hãm được dục vọng của bản thân mình.
3. Suy nghĩ quá nhiều
Những người thích tính toán thường có trái tim bé nhỏ. Họ thường sống trong những điều nhỏ nhặt hàng ngày, không thể tự giải thoát mình, nhìn cái trước mắt chứ không nhìn lâu dài. Suy nghĩ quá nhiều, quá nhiều tính toán được chôn giấu trong tâm, tích lại thành những phiền muộn. Thử hỏi, những người có trái tim bé nhỏ làm thế nào để có một cuộc sống hạnh phúc đây? Mở rộng tâm mình và ngừng tính toán chi li, suy nghĩ thiệt hơn,...
Thể xác mệt mỏi, ăn uống ngủ nghỉ có thể hồi phục lại nhanh chóng, còn tâm bận suy nghĩ và nghĩ quá nhiều mới đáng sợ. Sống ở đời ai cũng không khó tránh khỏi những lúc làm sai, bản thân phiền muộn, người khác gây ra tổn thất cho mình. Tuy nhiên, có người chọn cách xem nhẹ, nhanh chóng quên đi có người lại nhớ mãi không quên, thoát khỏi sự tổn thương, mất mát lại cần rất nhiều thời gian, cũng bởi vì suy nghĩ quá nhiều.
Vậy nên, muốn thân tâm nhẹ nhàng, an lạc thì suy nghĩ tiêu cực ít thôi. Cái gì đến sẽ đến, đón nhận với tâm thái nhẹ nhàng, sẵn sàng chấp nhận, lạc quan yêu đời, đừng mãi tính toán thiệt hơn. Cái gì của mình thì sẽ không mất, không tranh cố giành mà vẫn được.
Vậy nên, muốn thân tâm nhẹ nhàng, an lạc thì suy nghĩ tiêu cực ít thôi. Cái gì đến sẽ đến, đón nhận với tâm thái nhẹ nhàng, sẵn sàng chấp nhận, lạc quan yêu đời, đừng mãi tính toán thiệt hơn. Cái gì của mình thì sẽ không mất, không tranh cố giành mà vẫn được.
Nguồn: Trên mạng, có biên tập lại.
Day la li luan cua nguoi ngheo kiet xac nhung van hay chu tot -chu cuoc song dau AQ nhe nhang nhu the.
Trả lờiXóa