Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

Chùm tin Nga - Ukraine - Mỹ

Chùm tin Nga - Ukraine - Mỹ
1. Mỹ khó chịu khi Zelensky quyết tâm chiến đấu đến 'giọt máu cuối cùng'
Quyết tâm chiến đấu đến cùng của Tổng thống Zelensky khiến Mỹ khó chịu? Mỹ muốn giải quyết cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga bằng con đường đàm phán hoà bình, tờ Le Figaro của Pháp viết.
Trên chương trình Le Live của tờ Le Figaro điện tử, nhà báo Renaud Girard cho hay, mong muốn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc tiếp tục kéo dài cuộc xung đột để đạt được chiến thắng đã khiến Mỹ khó chịu.

“Hoàn toàn có khả năng Mỹ muốn giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine bằng đàm phán hoà bình. Washington đã cho thấy rằng, mong muốn chiến đấu đến cay đắng cuối cùng, không mệt mỏi của Zelensky đã gây ra sự khó chịu” - nhà báo Pháp cho biết.

Theo ông Girard, sự khó chịu này được thể hiện rõ ràng nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Vilnius (Latvia) hồi tháng 7 vừa qua. Tại đây, Tổng thống Ukraine Zelensky đã gây áp lực quá mức lên đồng minh Mỹ về việc đồng ý “ngay lập tức” cho Kiev gia nhập liên minh.

“Mọi việc đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao, nhưng việc vặn vẹo người Mỹ là điều cực kỳ khó khăn. Bằng cách này hay cách khác, dù Zelensky có cố gắng đến đâu cũng không thành công” - nhà báo Pháp Girard nhận định.

Đồng quan điểm này, trong cuốn sách The Last Politician, nhà bình luận chính trị Mỹ Franklin Fore đã viết rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden khó chịu trước hành vi của Zelensky trong cuộc gặp đầu tiên của họ ở Washington vào tháng 9/2021.

Ông chủ Nhà Trắng không hài lòng với việc Zelensky nhất quyết yêu cầu chấp thuận Ukraine gia nhập NATO, và những “phân tích vô lý” của ông Zelensky về tình trạng hiện tại của liên minh quân sự.

Hãng thông tấn CNBC của Mỹ cũng cho biết, giới chức ở Washington tỏ ra không hài lòng với cách ứng xử của Tổng thống Ukraine Zelensky trong nhiều dịp. Nhất là khi nhà lãnh đạo Ukraine phớt lờ khuyến nghị từ Nhà Trắng, và đưa ra những yêu cầu ngày càng táo bạo hơn.

2. Động thái bất ngờ của TT Putin ở Ukraine khiến Mỹ và Ukraine 'đứng ngồi không yên'

Quyết định của Tổng thống Vladimir Putin trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal cho máy bay Su-34 sẽ cho phép quân đội Nga mở rộng khả năng của họ trên chiến trường Ukraine, theo tạp chí Military Watch.

Ngày 4/9, truyền thông Nga đưa tin lần đầu tiên hệ thống tên lửa siêu thanh Kinzhal phóng từ máy bay tiêm kích ném bom Su-34 được sử dụng trong chiến đấu ở Ukraine. Trước đó, chỉ có tiêm kích MiG-31K cải tiến mới mang phóng được Kinzhal.

"Không quân Nga lần đầu tiên sử dụng máy bay chiến đấu tấn công Su-34 để phóng tên lửa đạn đạo. Việc này sẽ mở rộng khả năng sử dụng những máy bay này. Việc tích hợp Kinzhal với Su-34 sẽ ảnh hưởng đến những gì đang diễn ra trên tất cả các vùng chiến sự toàn thế giới nơi chúng được sử dụng, bao gồm Ukraine và Syria", Military Watch cho biết.

Việc tích hợp Kinzhal với Su-34 sẽ ảnh hưởng đến những gì đang diễn ra trên tất cả các vùng chiến sự toàn thế giới nơi chúng được sử dụng, bao gồm Ukraine và Syria", Military Watch cho hay.

Theo Military Watch, Su-34 là máy bay có bán kính tác chiến lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, loại tiêm kích này có thể mang trọng tải nặng trên quãng đường dài. "Tên lửa Kinzhal được sử dụng tích cực trong các vùng chiến sự ở Ukraina. Một trong những thành tựu quan trọng nhất là việc phá hủy các hệ thống tên lửa Patriot ở Kiev vào tháng 5 năm nay", tài liệu lưu ý.

Vào tháng 5 quân đội Nga đã tấn công các hệ thống tên lửa phòng không Patriot ở Kiev bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal. Hệ thống phòng không của Mỹ không thể đánh chặn được đối thủ nói trên. Phó Thủ tướng Denis Manturov từng lưu ý, ngày nay chỉ có hệ thống phòng không của Nga mới có khả năng tiêu diệt tên lửa loại này.

Vào giữa tháng 8, Giám đốc điều hành Rostec ông Sergei Chemezov cho biết tập đoàn nhà nước này đã tăng khối lượng sản xuất tất cả các loại sản phẩm quân sự được sử dụng rộng rãi trong khu vực chiến dịch đặc biệt.

Cụ thể là pháo nòng và pháo phản lực, xe bọc thép, trực thăng vận tải và máy bay chiến đấu, các hệ thống phun lửa hạng nặng, súng cá nhân, tất cả các loại đạn dược, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, xe bọc thép chở quân BTR-MDM, xe tăng T-90M Proryv, hệ thống tên lửa Iskander, hệ thống tên lửa siêu thanh Kinzhal, máy bay trực thăng Ka-52 và Mi-28, máy bay Su-57 và Su-35, cũng như máy bay không người lái Lancet.

3. Ukraine phản công thất bại, Kiev tiêu 100 triệu USD mỗi ngày

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Ukraine phản công thất bại, Kiev tiêu 100 triệu USD mỗi ngày. Ông Putin còn nói hy vọng rằng xu hướng này ở tiền tuyến sẽ tiếp tục.

Theo Tass, phát biểu tại họp báo sau cuộc hội đàm ngày 4/9 với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Putin nói: "Cuộc phản công của Ukraine không phải là đình trệ mà là thất bại...Hãy xem điều gì xảy ra tiếp theo. Tôi hy vọng nó sẽ tiếp tục như vậy".

Tổng thống Putin nhấn mạnh: "Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán. Lần này chúng tôi cũng không từ chối. Ông Erdogan đã nêu những vấn đề này tại cuộc hội đàm hôm nay và tôi đã xác nhận điều đó với ông ấy".

Trong một tuyên bố riêng rẽ được đưa ra trong ngày 4/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu xác nhận: "Hiện nay, mọi thứ đúng như những gì Tổng thống Putin nói". Và rằng, trong ít nhất là 10 ngày qua, quân đội Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công dữ dội với quân số đông nhưng không phá vỡ được tuyến phòng thủ của Nga.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, cuộc phản công của Ukraine không thành công và quân đội nước này mất tới hơn 5.600 người chỉ trong tuần qua. Bộ này cũng lưu ý, từ ngày 4/6 Kiev đã mở cuộc phản công được mong đợi nhằm chống lại các lực lượng Nga. Ukraine đã dùng xe tăng và xe quân sự được phương Tây cung cấp để tấn công hàng loạt điểm dọc tiền tuyến Kherson-Donetsk.

Theo số liệu của Nga, trong hai tháng tiến hành chiến dịch phản công, Kiev mất 43.000 quân, khoảng 5.000 thiết bị quân sự khác nhau trong đó có 26 máy bay và 25 xe tăng Leopard. Tuy nhiên, Ukraine không thể chọc thủng nổi phòng tuyến đầu trong mạng lưới phòng thủ nhiều lớp của Nga.

4. Ukraina phải cung cấp than cho thị trường thế giới trong gần sáu tháng mới đủ tiền để chi cho một ngày xung đột vũ trang.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng truyền thông Ukinform, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine sắp mãn nhiệm, ông Aleksey Reznikov cho biết, Kiev tiêu mỗi ngày khoảng 100 triệu USD cho cuộc xung đột với Nga. Quan chức này cũng bác bỏ các cáo buộc tham nhũng và bảo vệ chính sách mua sắm của Bộ Quốc phòng Ukraine trong nhiệm kỳ của ông.

Theo RT, ông Reznikov đã phủ nhận những tuyên bố rằng phần lớn ngân sách của quân đội Ukraine đến từ sự đóng góp của các tình nguyện viên và huy động vốn từ cộng đồng. Ông nói thông tin đó là không chính xác vì chính phủ Ukraine đã chi khoảng 100 triệu USD mỗi ngày cho cuộc xung đột.

Quan chức này cho hay: "Tôi biết tất cả ngân sách chi cho quân đội - những khoản do tình nguyện viên và nhà nước cung cấp. Tôi có thể nói với bạn rằng từ ngày 24/2/2022 đến nay, nguồn cung cấp từ các tình nguyện viên chiếm 3% của mọi thứ được sử dụng cho cuộc xung đột”.

Trong 7 tháng năm nay, Ukraina đã giảm xuất khẩu than 14% - xuống còn 125,5 triệu USD so với 146,5 triệu USD một năm trước đó. Trung bình, nước này xuất khẩu khoảng 18 triệu USD than mỗi tháng.

Như vậy, Ukraina cần cung cấp than cho thị trường quốc tế trong 5 tháng 17 ngày mới thu được 100 triệu USD để tài trợ cho một ngày xung đột vũ trang.

Toàn bộ xuất khẩu của cả nước Ukraina trong tháng 7 giảm 19% so với tháng trước đó, xuống còn 2,4 tỷ USD, tính chung 7 tháng đầu năm giảm 16% - xuống còn 22 tỷ USD.

5. Mỹ muốn dùng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine!

Bộ Tư pháp Mỹ nóng lòng dùng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ Ukraine. Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Lisa Monaco, Bộ Tư pháp Mỹ đang xin phép Quốc hội được sử dụng số tài sản của Nga trị giá hơn 1 tỷ USD bị phong tỏa theo lệnh trừng phạt quốc tế để phục vụ cho nhu cầu của Ukraine.

“Chúng tôi đang xin phép Quốc hội sử dụng số tiền nhận được để phục vụ cho lợi ích của người dân Ukraine”, bà Monaco cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CBS News khi trả lời câu hỏi liên quan đến số tài sản bị phong tỏa của Nga.

Trước đó, sau cuộc họp với các cố vấn an ninh quốc gia từ Pháp, Đức, Ý và Anh, Nhà Trắng cho biết tài sản của Nga ở Mỹ và các nước này sẽ vẫn bị đóng băng cho đến khi Moscow bồi thường "thiệt hại" cho Kiev.

Ngoài ra, đại diện của 5 nước này tiếp tục tái khẳng định việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga “miễn là việc đó còn cần thiết”, cũng như góp phần khôi phục nước này.

Ở động thái liên quan, trong một cuộc phỏng vấn được hãng truyền thông nhà nước Ukrinform của Ukraine công bố hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Aleksey Reznikov cho biết kể từ khi chiến sự nổ ra hồi tháng 2 năm ngoái, các nước phương Tây đã tài trợ số vũ khí trị giá ít nhất 100 tỷ USD cho Ukraine, trong đó riêng Mỹ đóng góp hơn 50 tỷ USD.

Bài báo được đăng cùng ngày Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky thông báo rằng ông dự định thay thế ông Reznikov vì Bộ Quốc phòng cần “những cách tiếp cận mới và các hình thức tương tác mới, với cả quân đội và xã hội nói chung”.

Ông Reznikov cho biết ước tính viện trợ của ông bao gồm giá trị vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác được trao cho Ukraine, cũng như các khoản đóng góp tài chính của phương Tây cho mục đích quân sự.

Liên minh châu Âu được cho là có kế hoạch thành lập một quỹ quân sự Ukraine để cung cấp 5 tỷ euro (5,4 tỷ USD) hàng năm trong vòng 4 năm tới để cung cấp vũ khí và hỗ trợ huấn luyện cho quân đội Ukraine.

Cho tới nay Moscow nhiều lần cảnh báo rằng việc Mỹ và các đồng minh châu Âu chuyển vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài cuộc chiến và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo các quan chức Nga, việc cung cấp vũ khí và huấn luyện cho quân đội Kiev cũng như chia sẻ thông tin tình báo có nghĩa là các quốc gia phương Tây trên thực tế đã là các bên tham gia vào cuộc xung đột.

Mới đây, Ngân hàng trung ương Nga đề xuất Moscow sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư phương Tây mua tài sản các nhà đầu tư Nga bị phong tỏa ở châu Âu bằng cách sử dụng tiền của chính họ đang bị giữ trong các tài khoản hạn chế ở Nga và không thể chi tiêu ở nước ngoài.

Bộ trưởng tài chính Nga ước tính nếu đạt được thỏa thuận có thể giúp giải phóng 100 tỷ Ruble (tương đương 1,1 tỷ USD), trong tổng số khoảng 16 tỷ USD tài sản của công dân Nga hiện bị phong tỏa ở phương Tây

6. Nga tiếp tục cứng rắn đối đầu Mỹ

Trong thời gian gần đây, trước các hành động thù địch của Hoa Kỳ và phương Tây với việc Phần Lan gia nhập NATO, cũng như việc triển khai vũ khí hạt nhân tấn công ở Đông Âu, người Nga không chỉ thiết lập các căn cứ quân sự của mình ở Cuba và Nicaragua, mà còn cho thấy rõ sức mạnh của họ ngay gần Washington. Đó là sự hiện diện của mối đe dọa thường trực ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ.

Không có lựa chọn nào khác, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu phía Nga cần phải tôn trọng tính đến lợi ích của Mỹ: “Liên bang Nga không nên đe dọa lợi ích an ninh của Hoa Kỳ. Các tàu ngầm hạt nhân của Nga nên được di chuyển ra khỏi bờ biển Hoa Kỳ. Chắc chắn là như vậy. Trong trường hợp LB Nga không tuân thủ, mọi biện pháp đối phó cần thiết sẽ được thực hiện, bao gồm cả việc coi các tàu ngầm hạt nhân của Nga là mục tiêu tấn công hợp pháp nếu chúng vượt qua biên giới trên biển của Hoa Kỳ”.

Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova đã có phản hồi rất cứng: “Tôi muốn nhắc các vị rằng LB Nga không phải là bên khởi động cuộc đối đầu nguy hiểm này. Hoa Kỳ đang hành động hung hăng trong vùng biển của chúng tôi, không tôn trọng các ranh giới hàng hải được chấp nhận. Bất kỳ hành động nào của tàu ngầm hạt nhân Nga ngoài khơi Hoa Kỳ đều là phản ứng tương xứng với hành động của các vị. Trước khi coi các tàu ngầm hạt nhân của chúng tôi là mục tiêu hợp pháp, các vị nên biết rằng khả năng của các tàu ngầm Nga vượt xa Hoa Kỳ. Sự so sánh tương tự cũng đúng đối với lực lượng hạt nhân chiến lược”.

Có lẽ tất cả những tuyên bố kiểu này của Hoa Kỳ được đưa ra nhằm cho cử tri Mỹ thấy rằng công việc “gây áp lực với Nga” đang được thực hiện liên tục. Nhà Trắng, bằng cách nào đó cần chuyển sự chú ý ra khỏi những thất bại ở đất nước mà họ “không thể gọi tên”. Đó là lý do tại sao những lời hoa mỹ về đối đầu hạt nhân một lần nữa được đặt lên hàng đầu. 
(Nguồn: newsland_com)

7. Vũ khí công nghệ điện tử của Nga

Các tàu khu trục thuộc dự án Arleigh Burke là niềm tự hào của Hải quân Hoa Kỳ, chúng là lực lượng thường trực ở những khu vực trên thế giới, nơi mà người Mỹ muốn thể hiện sức mạnh của mình. Và lần này, địa điểm hành động mà họ chọn là vùng biển Barent.

Vào ngày 26/8/2023, tàu khu trục USS Porter (DDG-78) thuộc dự án Arleigh Burke của Mỹ đã cố gắng tiếp cận biên giới trên biển của LB Nga, trong vùng biển Barents. Ngay lập tức, không biết từ đâu, một tiêm kích Su-27 của Hạm đội phương Bắc xuất hiện trên bầu trời. Sau một vài đường bay đơn giản, không hiểu sao mà toàn bộ hệ thống điện tử và hệ thống phòng không của tàu khu trục Mỹ ngừng hoạt động. Con tàu bất động như một chiếc lon thiếc, “chờ chỉ dẫn tiếp theo”.

Cũng rất nhanh sau đó, Nhà Trắng đã có phản ứng. Một công hàm phản đối đã được gửi tới Nga, đồng thời thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã phát biểu tại một cuộc họp báo ngắn: “Hành động của phía Nga là không thể chấp nhận được. Các phi công Nga đã vô hiệu hóa và làm bất động hoàn toàn tàu khu trục, họ thậm chí có thể thoải mái tiêu diệt nó bằng tên lửa”.

Trước nay, quân đội Mỹ không quen bị đối xử khắc nghiệt như vậy. Vì thế Karine Jean-Pierre đã tuyên bố LB Nga “có nghĩa vụ phải công khai xin lỗi về vụ việc này”.
(Theo “Мировое Политическое Шоу” - mpsh_ru).

8. Lãnh đạo Mỹ giống một lũ tâm thần

Quá bức xúc vì những hành vi “kỳ dị” của đương kim Tổng thống Hoa Kỳ và một số thành viên Chính phủ cũng như Quốc hội, ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ Nikki Haley đã phát biểu: “Tôi nghĩ cần phải có một cuộc kiểm tra mức độ minh mẫn. Mọi người trên 50 tuổi, thậm chí là toàn bộ Quốc hội cũng không sao. Đây chỉ là những bài kiểm tra đơn giản. Ví dụ: mọi người hãy ghi ra nơi sinh của mình, bốn từ có cùng một chữ cái, cho biết số cháu của mình. Những câu hỏi đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể trả lời. Bài kiểm tra sẽ phải được thực hiện khi một ứng viên ứng tuyển vào một vị trí nào đó, kể cả hiện tại hay là mới. Phải có tờ khai và giấy chứng nhận năng lực tâm thần của bác sĩ. Tôi nghĩ chúng ta cần điều này. Tôi không còn sức để nhìn Diana Feinstein ngồi quá lâu, đợi trợ lý hướng dẫn cô ấy cách bỏ phiếu, sẽ không phải lo lắng về việc Mitch McConnell bị đứng hình hay là Joe Biden quên mất mình đang ở đâu. Đó là điều không thể chấp nhận được…”.

Xem video phát biểu của ứng viên Tổng thống Hoa Kỳ Nikki Haley

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét