Chuyện hai người ẩn náu trong hang để trốn nợ
Một người có giàu có hay không, có thể kiếm được nhiều tiền hay không, tất cả đều là có sẵn trong số mệnh. Ví dụ như cái cân dùng để đong đồ vật, một mặt của cái cân là sức mạnh của phía bản thân, mặt kia là sức mạnh của tinh tài (sao tài vật). Nếu sức mạnh của phía sao tài áp đảo quá nhiều sức mạnh của phía bản thân, mà trong mệnh không có ngũ hành hỗ trợ, đây chính là số mệnh sinh ra đã nghèo khó. Nó giống như một cái cân nghiêng một bên và không có trọng lượng thích hợp để cân bằng, đây là mệnh không thể phát tài được. Ngược lại, dù cán cân nghiêng về một hướng nhưng trong mệnh lại có ngũ hành (quả cân) tương ứng để cân bằng, giúp cán cân đạt đến trạng thái trung hoà. Đây chính là mệnh có thể phát tài.
Nhưng một người có mệnh phát tài không có nghĩa là người đó sẽ giàu mấy chục năm trong đời, có người giàu trước rồi về sau nghèo, có người nghèo trước rồi về sau giàu. Tất nhiên cũng có người giàu có cả đời trong vài chục năm. Tất cả phụ thuộc vào hung cát trong vận mệnh của họ, phải xem vận may của họ đi được bao xa.
Sự giàu có cũng có thể được chia thành giàu có “chính” tài và “thiên” tài. “Chính” tài là đề cập đến thu nhập chính đáng, chẳng hạn như thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ hoạt động kinh doanh hợp pháp, v.v. Còn “thiên” tài là chỉ của cải bất chính, phi nghĩa; hoặc là không làm mà có được tiền tài, hay làm ít mà lại có được; chẳng hạn như trúng xổ số, lợi tức chứng khoán, quà biếu tặng, thừa kế, v.v.
Chúng ta thường thấy có người vài chục năm trước vốn rất nghèo, nhưng đột ngột cơ hội thay đôi, bỗng nhiên họ trở nên giàu có. Những người này có thể nói là mệnh “thiên” tài, nhưng vận mệnh của họ những năm đầu không tốt, nên họ chưa tới lúc được phát, vì vậy rất nghèo. Nhưng một khi vận may đến, “thiên” tài ở trong mệnh sẽ phát huy tác dụng, người này sẽ bất ngờ phát tài lớn.
Nhưng một người có mệnh phát tài không có nghĩa là người đó sẽ giàu mấy chục năm trong đời, có người giàu trước rồi về sau nghèo, có người nghèo trước rồi về sau giàu. Tất nhiên cũng có người giàu có cả đời trong vài chục năm. Tất cả phụ thuộc vào hung cát trong vận mệnh của họ, phải xem vận may của họ đi được bao xa.
Sự giàu có cũng có thể được chia thành giàu có “chính” tài và “thiên” tài. “Chính” tài là đề cập đến thu nhập chính đáng, chẳng hạn như thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ hoạt động kinh doanh hợp pháp, v.v. Còn “thiên” tài là chỉ của cải bất chính, phi nghĩa; hoặc là không làm mà có được tiền tài, hay làm ít mà lại có được; chẳng hạn như trúng xổ số, lợi tức chứng khoán, quà biếu tặng, thừa kế, v.v.
Chúng ta thường thấy có người vài chục năm trước vốn rất nghèo, nhưng đột ngột cơ hội thay đôi, bỗng nhiên họ trở nên giàu có. Những người này có thể nói là mệnh “thiên” tài, nhưng vận mệnh của họ những năm đầu không tốt, nên họ chưa tới lúc được phát, vì vậy rất nghèo. Nhưng một khi vận may đến, “thiên” tài ở trong mệnh sẽ phát huy tác dụng, người này sẽ bất ngờ phát tài lớn.
Dưới đây là một ví dụ như thế:
Vào thời nhà Thanh, ở vùng Vũ Lăng có một người thợ giày nghèo họ Phùng, ông gánh vác trách nhiệm ở bên ngoài kiếm tiền mưu sinh. Ở nhà chỉ có một người vợ sống trong căn nhà ba gian nát thuê trọ. Trong nhà không có đồ vật gì giá trị. Cuối năm sắp đến, ông Phùng kia vẫn đang còn thiếu nợ hơn 10 gia đình, tổng số tiền nợ lên tới năm, sáu xâu tiền, nhưng trong nhà không có đủ tiền để trả các khoản nợ. Thế là ông bàn bạc với vợ, nói: “Nàng dùng chỗ tiền này mà mua gạo ăn Tết, tôi sẽ tạm ẩn vào trong hang động ở núi Tử Dương, đợi qua Tết sẽ quay trở về xử lý. Nếu chủ nợ đến đòi, nàng nói với họ là tôi ra ngoài đi vay tiền”.
Người vợ đồng ý. Vì vậy, ông Phùng đã mang ấm nước, thức ăn, vác theo cả chăn đệm đi vào núi và tìm tới nơi hang động.
Nhưng khi vào trong hang động, ông phát hiện đã có người leo vào hang trước, người đàn ông này đội mũ lông chồn, mặc quần áo lông cáo, ngồi thẳng trên bàn đá, trông giống như một bức tượng. Ông Phùng cười nói: “Lẽ nào ta là vào nhầm huyệt mộ sao? Nếu không thì sao lại thấy thi thể của một gia tộc giàu có như vậy ở đây? Nếu anh cũng giống tôi ẩn nấp ở đây để trốn nợ thì là người nghèo rồi, sẽ không ăn mặc xa hoa như thế này!”.
Vào thời nhà Thanh, ở vùng Vũ Lăng có một người thợ giày nghèo họ Phùng, ông gánh vác trách nhiệm ở bên ngoài kiếm tiền mưu sinh. Ở nhà chỉ có một người vợ sống trong căn nhà ba gian nát thuê trọ. Trong nhà không có đồ vật gì giá trị. Cuối năm sắp đến, ông Phùng kia vẫn đang còn thiếu nợ hơn 10 gia đình, tổng số tiền nợ lên tới năm, sáu xâu tiền, nhưng trong nhà không có đủ tiền để trả các khoản nợ. Thế là ông bàn bạc với vợ, nói: “Nàng dùng chỗ tiền này mà mua gạo ăn Tết, tôi sẽ tạm ẩn vào trong hang động ở núi Tử Dương, đợi qua Tết sẽ quay trở về xử lý. Nếu chủ nợ đến đòi, nàng nói với họ là tôi ra ngoài đi vay tiền”.
Người vợ đồng ý. Vì vậy, ông Phùng đã mang ấm nước, thức ăn, vác theo cả chăn đệm đi vào núi và tìm tới nơi hang động.
Nhưng khi vào trong hang động, ông phát hiện đã có người leo vào hang trước, người đàn ông này đội mũ lông chồn, mặc quần áo lông cáo, ngồi thẳng trên bàn đá, trông giống như một bức tượng. Ông Phùng cười nói: “Lẽ nào ta là vào nhầm huyệt mộ sao? Nếu không thì sao lại thấy thi thể của một gia tộc giàu có như vậy ở đây? Nếu anh cũng giống tôi ẩn nấp ở đây để trốn nợ thì là người nghèo rồi, sẽ không ăn mặc xa hoa như thế này!”.
Khi nghe thấy tiếng người nói, người đàn ông kia chợt tỉnh dậy, mở to mắt nhìn ông Phùng một lúc rồi nói: “Tôi thấy anh không phải là bậc nho sĩ. Vào ngày tháng chạp lạnh lẽo như vậy, sao anh không ở nhà, bên mâm cơm gia đình, hưởng thụ chút rượu tiêu trắng?” (Thời xưa, tiêu được bày ra đĩa vào ngày mồng một tháng giêng âm lịch, khi uống thì đặt tiêu vào trong rượu. Theo dân gian, tiêu có thể xua đuổi tà ma và tăng tuổi thọ). Sao lại mang đồ đạc lên núi, anh muốn học làm người thanh tao sao?”
Ông Phùng trả lời: “Đừng nói về tôi vội, trước tiên hãy nói cho tôi biết tại sao anh lại đến đây?”.
Người đàn ông nói: "Tôi tên là Diêu Kế Sùng. Tôi là chủ một cửa hàng nhập khẩu nước ngoài. Tôi đã cho rất nhiều các cửa hàng ở các quận huyện vay hàng triệu lượng bạc. Tuy nhiên, trong năm khó khăn này, tôi vẫn chưa thu hồi được các khoản vay của các nơi, còn các thương gia đang ngồi tại cửa hàng của tôi chờ lấy lại khoản vay, tôi cần phải trả 500.000 lượng bạc. Mấy ngày nay tôi đã đi hỏi khắp nơi rồi, nhưng cũng không có ai chịu cho tôi vay tiền. Các thương nhân nhất định sẽ tố giác tôi, việc kinh doanh của tôi sẽ bị phá sản. Bây giờ tôi không còn nơi nào để đi, đành phải ẩn ở đây để trốn nợ. Tôi vừa đói, vừa khát. Thật là may mắn lại gặp được anh ở đây!”
Anh Phùng rất hào phóng, dọn bánh bao ra, bưng ấm trà tới rồi rót trà, họ cùng nhau ăn, bày tỏ sự thông cảm với người cùng cảnh ngộ. Ông chủ Diêu cảm thấy như mình được ăn cao lương mỹ vị, rồi sau đó ông hỏi ông Phùng: “Anh nợ bao nhiêu mà phải đến hang động này để trú ẩn?”
Ông Phùng trả lời: “Những người buôn bán nhỏ như tôi chỉ nợ năm, sáu lượng bạc thôi”.
Ông Phùng trả lời: “Đừng nói về tôi vội, trước tiên hãy nói cho tôi biết tại sao anh lại đến đây?”.
Người đàn ông nói: "Tôi tên là Diêu Kế Sùng. Tôi là chủ một cửa hàng nhập khẩu nước ngoài. Tôi đã cho rất nhiều các cửa hàng ở các quận huyện vay hàng triệu lượng bạc. Tuy nhiên, trong năm khó khăn này, tôi vẫn chưa thu hồi được các khoản vay của các nơi, còn các thương gia đang ngồi tại cửa hàng của tôi chờ lấy lại khoản vay, tôi cần phải trả 500.000 lượng bạc. Mấy ngày nay tôi đã đi hỏi khắp nơi rồi, nhưng cũng không có ai chịu cho tôi vay tiền. Các thương nhân nhất định sẽ tố giác tôi, việc kinh doanh của tôi sẽ bị phá sản. Bây giờ tôi không còn nơi nào để đi, đành phải ẩn ở đây để trốn nợ. Tôi vừa đói, vừa khát. Thật là may mắn lại gặp được anh ở đây!”
Anh Phùng rất hào phóng, dọn bánh bao ra, bưng ấm trà tới rồi rót trà, họ cùng nhau ăn, bày tỏ sự thông cảm với người cùng cảnh ngộ. Ông chủ Diêu cảm thấy như mình được ăn cao lương mỹ vị, rồi sau đó ông hỏi ông Phùng: “Anh nợ bao nhiêu mà phải đến hang động này để trú ẩn?”
Ông Phùng trả lời: “Những người buôn bán nhỏ như tôi chỉ nợ năm, sáu lượng bạc thôi”.
Ông chủ Diêu nói: “Mặc dù cả hai chúng ta đều lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhưng số tiền anh nợ rất dễ giải quyết”.
Nói rồi, ông chủ Diêu tháo chiếc vòng trang sức đeo trên cổ tay, đưa cho ông Phùng và nói: “Anh có thể thế chấp món đồ này, dùng 10 xâu tiền để trả nợ và chi tiêu. Số tiền còn lại hãy mua cho tôi một ít đồ ăn và rượu”.
Ông Phùng vô cùng vui vẻ đồng ý, sau khi trở về nhà, ông cầm số món trang sức để lấy tiền trả nợ như lời ông Diêu nói, rồi kể cho vợ nghe chuyện đó, và bảo vợ hun khói, nướng thịt. Người vợ nói: “Đã lâu rồi tôi không nhóm lửa, trong bếp tích tụ rất nhiều tro bụi, chúng ta nên dọn tro trước đã”.
Ông Phùng bèn sang nhà hàng xóm mượn xẻng và ra sức cật lực đào. Do ông làm quá mạnh tay nên tro đã được dọn đi, bếp lò phía sau sập xuống.
Người vợ ngạc nhiên nói: "Cái bếp đã sập thật rồi. Việc tốt nhất bây giờ nên làm là vận chuyển gạch và tro đi, rồi đào một cái hố để làm một cái bếp mới có thể dùng khi khẩn cấp”.
Vậy là hai vợ chồng cùng nhau bắt tay vào đào. Đào được một lúc, họ phát hiện ra một tảng đá lớn. Sau khi lấy tảng đá ra, họ kinh ngạc nhận ra có hai chiếc chum lớn, bên trong chứa đầy bạc sáng chói. Hai vợ chồng mừng rỡ lắm. Ông Phùng bối rối hỏi vợ: “Chúng ta phải làm gì bây giờ?”
Người vợ nói: “Trước tiên hãy dùng một chiếc giỏ tre để chuyển số bạc này xuống gầm giường, sau đó hẵng nghĩ cách”.
Vậy là họ chuyền tay nhau chuyển hết số bạc trong chum ra. Khi lôi hết hai chum ra, không ngờ bên dưới chiếc chum lại tìm thấy một hòn đá khác, dưới tảng đá lại có thêm hai chiếc chum nữa. Sự việc này lặp lại ba lần, tổng cộng hai vợ chồng ông Phùng đã lấy được sáu chum bạc.
Ông Phùng lo lắng nói với vợ: “Đột nhiên chúng ta có được nhiều của cải như vậy, còn không biết cụ thể số lượng là bao nhiêu. Điều tôi lo lắng bây giờ là nếu có kẻ trộm biết tin thì nhất định sẽ đến cướp, nếu không thì chúng cũng sẽ tới lừa gạt chúng ta khi biết chúng ta giàu có nhanh chóng, chúng ta phải làm sao đây?”
Người vợ nói: “Vừa hay phu quân kể về người khách trong hang động cần những thứ này, hơn nữa trước kia chúng ta và anh ấy chưa từng biết nhau, chỉ tình cờ gặp nhau, anh ấy lại giúp chúng ta thoát khỏi cảnh khó khăn. Người này ắt phải là người có nghĩa khí. Tại sao không đưa những thứ này cho anh ấy, để anh ta có thể giải quyết tình huống cấp bách, và chúng ta có chỗ để nương nhờ!”.
Ông Phùng nói: “Những gì nàng nói thực sự hợp với ý tôi”.
Nói rồi ông lập tức đi ra chợ, mua đồ ăn và rượu, rồi mang theo đèn lồng đi vào hang động.
Ông chủ Diêu nhìn thấy ông Phùng quay lại, vội nói: “Tại sao anh đi lâu thế mới quay lại? Tôi chờ anh mỏi cả mắt”.
Ông Phùng nhấc ly rượu lên, đặt thức ăn lên bàn và ăn cùng với ông Diêu trong khi bình tĩnh kể về câu việc đào đất trong nhà mình và tìm thấy 6 chum bạc.
Sau khi nghe xong, ông chủ Diêu rất ngạc nhiên và hỏi: “Những gì anh nói có đúng không?”.
Ông Phùng trả lời: “Tôi nhận được sự giúp đỡ đầy nghĩa khí của anh, sao tôi dám lừa dối anh được!”.
Sau bữa ăn, ông chủ Diêu theo ông Phùng trở về nhà, thấy trong nhà chất đầy bạc.
Ông Diêu nói: “Ông Trời đã ban cho anh những báu vật này và cũng đã giúp tôi. Đây là một ân huệ vô hạn. Tôi chắc chắn sẽ gánh vác trách nhiệm quan trọng này”.
Từ đó họ trở thành anh em kết nghĩa, ông chủ Diêu gọi vợ của ông Phùng là chị dâu. Ông Diêu lấy thẻ bài bẻ ra làm đôi, đưa một nửa cho vợ ông Phùng rồi nói: “Đệ và anh Phùng về trước, sau đó sẽ lập tức phái vài nô bộc cường tráng tới vận chuyển chỗ bạc này. Họ sẽ cầm nửa thẻ bài này làm vật chứng, nếu nó khớp với nửa chị đang cầm, thì hãy để họ đưa chỗ bạc đi”.
Ông chủ Diêu đưa ông Phùng trở về nhà, họ đi vào bằng cửa sau. Ông Phùng nhận thấy sân nhà ở đây rất rộng rãi và nguy nga, như bước vào một miếu thần thâm sâu.
Ông chủ Diêu yêu cầu ông Phùng đi tắm gội và thay quần áo. Phùng chợt thay đổi diện mạo trông giống như một bậc giàu có. Ông chủ Diêu dặn dò Phùng:“Đệ sẽ để huynh ngồi xe tới, sau đó đệ sẽ ra ngoài chào đón, và cùng nhau gặp gỡ tất cả các thương gia để thể hiện sự tôn trọng”.
Vậy là ông Diêu đi ra ngoài trước.
Lúc này mấy thương nhân đã đợi ở tiền sảnh lâu mà không có tin tức gì, họ đang làm ồn ào. Khi thấy ông Diêu về, họ xúm lại la hét: “Tết đến rồi, mau trả lại tiền vay cho chúng tôi, chúng tôi không thể đợi được nữa”.
Ông Diêu cười và xua tay nói: "Số tiền ít ỏi này chẳng là gì cả! Tôi chỉ vô tình bị người khác trả muộn và bị trì hoãn vài ngày không trả kịp. Hôm nay người anh em của tôi sẽ đến, và tôi sẽ có ngay trong tay một triệu lượng bạc. Mong quý khách nên hào phóng và độ lượng, đừng tỏ ra nôn nóng, kẻo sẽ làm cho người anh em của tôi cười chê”.
Ngay khi ông Diêu đang an ủi các vị khách, người hầu tới bẩm báo rằng ông Phùng đã tới và đang ở đây. Ông chủ Diêu chỉnh trang quần áo đi ra ngoài chào đón, mọi người nín thở, lặng yên nhìn về phía cửa.
Người tới là Phùng đại nhân, trạc khoảng 40 tuổi, mặc bộ quần áo lông thú lộng lẫy, có người hầu chạy khắp nơi hầu hạ. Ông chủ Diêu trịnh trọng chào ông Phùng và mời vào sảnh trung tâm. Sau khi các thương gia lần lượt bày tỏ lòng kính trọng, ông chủ Diêu đã tổ chức một bữa yến tiệc.
Ông chủ Diêu mời ông Phùng ngồi ở vị trí đầu tiên. Ông Phùng khiêm tốn, nhiều lần nhường người lớn tuổi ngồi ở vị trí đầu tiên, các thương gia đều nói: “Quy tắc của chúng tôi không phải là sắp xếp thứ bậc theo tuổi tác mà là đặt sự giàu có lên hàng đầu. Nghe nói Phùng tiên sinh giàu có nhất thiên hạ, ngài nên ngồi ở vị trí này, đừng khiêm tốn nữa. Nếu không sẽ khiến chúng tôi hoảng sợ”.
Ông chủ Diêu cũng nói: "Các vị khách nói đúng”.
Vừa nói ông Diêu vừa giúp ông Phùng ngồi vào vị trí đầu tiên. Trong bữa tiệc, ngập tràn những món ăn xa hoa và cao lương mỹ vị. Đây là những thứ mà cả đời anh thợ giày họ Phùng nghèo khó chưa từng thấy.
Tiệc xong, người hầu bày một cái cân lớn, đặt ở giữa đại sảnh, những ống tre đựng bạc lần lượt được lăn ra, xếp chồng lên nhau như núi, cân từng cái một, tổng cộng là 600.000 lượng bạc. Ông chủ Diêu yêu cầu tất cả thương nhân đưa hóa đơn hàng ra, cân tiền lên và trả cho họ rồi mọi người giải tán.
Sau đó, ông chủ Diêu nói với ông Phùng: “Vợ chồng huynh không cần phải lo lắng về cuộc sống, ăn uống hàng ngày. Đệ sẽ cung cấp mọi thứ. Huynh cũng không cần phải làm việc nữa. Hãy đón chị dâu tới và sống với chúng ta. Chúng ta sẽ cùng nhau điều hành kinh doanh này, không cần phải lo lắng về bất cứ điều gì khác”.
Tất nhiên, anh thợ giày Phùng đã gật đầu đồng ý. Từ đó, kinh doanh của họ ngày càng phát đạt, con cháu của hai gia đình đều nổi tiếng là những người cực giàu có cho đến mãi sau này.
Vậy là ông Diêu đi ra ngoài trước.
Lúc này mấy thương nhân đã đợi ở tiền sảnh lâu mà không có tin tức gì, họ đang làm ồn ào. Khi thấy ông Diêu về, họ xúm lại la hét: “Tết đến rồi, mau trả lại tiền vay cho chúng tôi, chúng tôi không thể đợi được nữa”.
Ông Diêu cười và xua tay nói: "Số tiền ít ỏi này chẳng là gì cả! Tôi chỉ vô tình bị người khác trả muộn và bị trì hoãn vài ngày không trả kịp. Hôm nay người anh em của tôi sẽ đến, và tôi sẽ có ngay trong tay một triệu lượng bạc. Mong quý khách nên hào phóng và độ lượng, đừng tỏ ra nôn nóng, kẻo sẽ làm cho người anh em của tôi cười chê”.
Ngay khi ông Diêu đang an ủi các vị khách, người hầu tới bẩm báo rằng ông Phùng đã tới và đang ở đây. Ông chủ Diêu chỉnh trang quần áo đi ra ngoài chào đón, mọi người nín thở, lặng yên nhìn về phía cửa.
Người tới là Phùng đại nhân, trạc khoảng 40 tuổi, mặc bộ quần áo lông thú lộng lẫy, có người hầu chạy khắp nơi hầu hạ. Ông chủ Diêu trịnh trọng chào ông Phùng và mời vào sảnh trung tâm. Sau khi các thương gia lần lượt bày tỏ lòng kính trọng, ông chủ Diêu đã tổ chức một bữa yến tiệc.
Ông chủ Diêu mời ông Phùng ngồi ở vị trí đầu tiên. Ông Phùng khiêm tốn, nhiều lần nhường người lớn tuổi ngồi ở vị trí đầu tiên, các thương gia đều nói: “Quy tắc của chúng tôi không phải là sắp xếp thứ bậc theo tuổi tác mà là đặt sự giàu có lên hàng đầu. Nghe nói Phùng tiên sinh giàu có nhất thiên hạ, ngài nên ngồi ở vị trí này, đừng khiêm tốn nữa. Nếu không sẽ khiến chúng tôi hoảng sợ”.
Ông chủ Diêu cũng nói: "Các vị khách nói đúng”.
Vừa nói ông Diêu vừa giúp ông Phùng ngồi vào vị trí đầu tiên. Trong bữa tiệc, ngập tràn những món ăn xa hoa và cao lương mỹ vị. Đây là những thứ mà cả đời anh thợ giày họ Phùng nghèo khó chưa từng thấy.
Tiệc xong, người hầu bày một cái cân lớn, đặt ở giữa đại sảnh, những ống tre đựng bạc lần lượt được lăn ra, xếp chồng lên nhau như núi, cân từng cái một, tổng cộng là 600.000 lượng bạc. Ông chủ Diêu yêu cầu tất cả thương nhân đưa hóa đơn hàng ra, cân tiền lên và trả cho họ rồi mọi người giải tán.
Sau đó, ông chủ Diêu nói với ông Phùng: “Vợ chồng huynh không cần phải lo lắng về cuộc sống, ăn uống hàng ngày. Đệ sẽ cung cấp mọi thứ. Huynh cũng không cần phải làm việc nữa. Hãy đón chị dâu tới và sống với chúng ta. Chúng ta sẽ cùng nhau điều hành kinh doanh này, không cần phải lo lắng về bất cứ điều gì khác”.
Tất nhiên, anh thợ giày Phùng đã gật đầu đồng ý. Từ đó, kinh doanh của họ ngày càng phát đạt, con cháu của hai gia đình đều nổi tiếng là những người cực giàu có cho đến mãi sau này.
Nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét