Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

Việt Nam khởi động mỏ đất hiếm đầu tiên...

Việt Nam khởi động mỏ đất hiếm đầu tiên, giới đầu tư toàn cầu trông đợi
Việt Nam khởi động mỏ Đông Pao, điều này sẽ làm suy yếu vị thế thống trị đất hiếm của Trung Quốc. Các nguồn tin chỉ ra rằng tin tức này đánh dấu một bước tiến lớn trong chuỗi cung ứng đất hiếm của Việt Nam. Trong lúc đó, nhiều nước đang lo ngại về việc căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây leo thang có thể làm gián đoạn nguồn cung nguyên liệu từ nước này.

Việt Nam tái khởi động khai thác mỏ đất hiếm Đông Pao.

Theo hai công ty liên quan, Việt Nam có kế hoạch khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất nước vào năm tới. Quy mô dự kiến sẽ cạnh tranh với mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới, qua đó làm suy yếu sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực nguyên liệu thô chủ chốt. Một trong những công ty cho biết đây là dự án khai thác được phương Tây hậu thuẫn.

Các nguồn tin chỉ ra rằng tin tức này đánh dấu một bước tiến lớn trong chuỗi cung ứng đất hiếm của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ phát triển khả năng tinh chế nam châm đất hiếm để sản xuất xe điện, điện thoại thông minh và tua-bin gió.

Bà Tessa Kutscher, giám đốc điều hành cấp cao của Blackstone Minerals, nói với Reuters rằng chính phủ Việt Nam dự định tổ chức đấu thầu một số lô của mỏ đất hiếm Đông Pao (Lai Châu) vào cuối năm nay và Blackstone Minerals cũng dự định đấu thầu quyền khai thác cho ít nhất 1 lô.

Ông Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam, một công ty nhà nước, cho biết thời gian đấu thầu vẫn có thể thay đổi, nhưng Chính phủ Việt Nam có kế hoạch khởi động lại các mỏ đất hiếm.

Trong khi Việt Nam có kế hoạch khôi phục mỏ Đông Pao, nhiều nước đang lo ngại tranh chấp giữa các nước phương Tây và Bắc Kinh có thể làm gián đoạn nguồn cung đất hiếm khi Trung Quốc thắt chặt kiểm soát các khoáng sản quan trọng. Năm nay, Trung Quốc áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với kim loại germani và gali và cảnh báo rằng đây có thể chỉ là sự khởi đầu. Động thái đã thu hút sự quan tâm của tất cả các nước.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, nhưng hầu hết trong số đó vẫn chưa được khai thác. Đầu tư vào Việt Nam đã bị cản trở rất nhiều bởi việc Trung Quốc gần như độc quyền trên thị trường toàn cầu và khiến giá cả bị hạ thấp. Khi Tổng thống Mỹ Biden đến thăm Việt Nam trong tháng này, ông đã ký một thỏa thuận hợp tác, khiến nguồn đất hiếm của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.

Xem thêm: 26/09/2023 (VNF) - Reuters đưa tin, Việt Nam đang có kế hoạch khởi động lại việc khai thác mỏ đất hiếm Đông Pao thuộc tỉnh Lai Châu. Đông Pao đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam khởi động khai thác đất hiếm

Động thái mới này của Việt Nam được xem như một bước đi chiến lược, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng chuỗi cung ứng đất hiếm, bao gồm phát triển năng lực tinh chế quặng thành kim loại sử dụng trong nam châm cho xe điện, điện thoại thông minh và tua-bin gió.

Bà Tessa Kutscher, Giám đốc điều hành tại Công ty TNHH Khoáng sản Blackstone của Úc đánh giá, đây là 1 kế hoạch này có tầm cỡ.

Chia sẻ với Reuters, ông Lưu Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE) - đơn vị chuyên chiết tách đất hiếm và là đối tác của Blackstone trong dự án lần này cho biết, Chính phủ có kế hoạch khởi động lại mỏ Đông Pao vào năm tới.

Kế hoạch này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu đất hiếm trên thế giới gia tăng và xuất hiện những lo ngại về gián đoạn nguồn cung do những bất ổn và cạnh tranh trên bình diện toàn cầu.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn lượng đất hiếm này vẫn chưa được khai thác và hoạt động đầu tư khai thác đất hiếm trước đó cũng chưa nhận được nhiều sự quan tâm.

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng đất hiếm.

Trong một cuộc thảo luận gần đây, 12 giám đốc điều hành, nhà đầu tư, nhà phân tích và quan chức nước ngoài đã chia sẻ kế hoạch tận dụng tiềm năng từ nguồn tài nguyên đất hiếm của Việt Nam, trong đó có cả các khoản đầu tư trong tương lai.

Bà Tessa Kutscher cho biết Blackstone sẽ đầu tư khoảng 100 triệu USD vào dự án khai thác đất hiếm ở Đông Pao nếu vượt qua được các vòng lựa chọn. Ngoài ra, Giám đốc điều hành của Blackstone tiết lộ, công ty đang nói chuyện với các khách hàng tiềm năng, bao gồm nhà sản xuất xe điện VinFast và Rivian về các hợp đồng khả thi với mức giá ấn định.

Mục đích của sự hợp tác này là giúp bảo vệ các nhà cung cấp khỏi những biến động trên thị trường và đảm bảo cho người mua một chuỗi cung ứng an toàn.

Những thách thức

Theo một lãnh đạo của công ty khai thác đất hiếm Lavreco, kế hoạch khai thác mỏ Đông Pao rất được kỳ vọng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, việc khai thác đất hiếm ở mỏ Đông Pao vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Việc tinh chế đất hiếm rất phức tạp trong khi trữ lượng ước tính của mỏ Đông Pao cũng cần phải được đánh giá lại bằng các phương pháp hiện đại và chính xác hơn.


Việc khai thác đất hiếm của Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn.

Bên cạnh Đông Pao, Việt Nam cũng đang có kế hoạch phát triển khai thác ở nhiều mỏ đất hiếm khác. Ông David Merriman, nhà phân tích tại công ty tư vấn Project Blue cho rằng: “Các mục tiêu của Việt Nam đầy tham vọng nhưng chúng không hoàn toàn nằm ngoài khả năng thực hiện”.


Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

Một số đại diện nhà đầu tư, chuyên gia nước ngoài cũng thừa nhận những khó khăn trong việc hình thành một trung tâm đất hiếm ở Việt Nam nhưng lại duy trì quan điểm "với tiềm năng của mình, Việt Nam có thể trở thành một mắt xích đầy tiềm năng trong chuỗi cung ứng”.

Ông Dudley Kingsnorth, giáo sư tại Trường Mỏ Tây Úc thuộc Đại học Curtin cho biết, Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài phía trước, bao gồm cả việc cải thiện các hoạt động môi trường, để hiện thực hóa các mục tiêu về đất hiếm của mình.

Tuy nhiên, ông nhận định, Việt Nam “có nguồn tài nguyên, chuyên môn khai thác và chế biến để tham gia với vai trò quan trọng trên thị trường đất hiếm”.

Khánh Tú
Theo Reuters
https://vietnamfinance.vn/viet-nam-khoi-dong-mo-dat-hiem-dau-tien-gioi-dau-tu-toan-cau-trong-doi-20180504224289300.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét