Châu Âu đang manh nha bắt đầu quá trình tan vỡ ?
Chúng ta đều biết nước Anh đã rời khỏi liên minh châu Âu cách đây 3-4 năm. Bây giờ Đức và Ba Lan áp đặt kiểm soát biên giới của nhau. Cùng lúc Áo tuyên bố kiểm tra biên giới Italy vào giữa tháng 9, và Ba Lan đang xem xét thực hiện biện pháp tương tự tại biên giới với Slovakia. Liên minh cảnh sát Đức đã phản đối biện pháp này, đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó trong việc phát hiện các mạng lưới buôn lậu. Ảnh: EPA-EFE
Mâu thuẫn giữa các nước Liên minh châu Âu ngày càng sâu sắc và ngày càng tăng trong rất nhiều lĩnh vực, không chỉ kinh tế mà cả chính trị, xã hội và môi trường. Cuộc chiến Nga - Ukraine là một chất xúc tác quan trọng đẩy nhanh quá trình tan rã này; và điều này cũng chứng tỏ việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là hoàn toàn đúng để tăng cường khả năng bảo vệ lợi ích chiến lược của Nga.
Thứ Tư, 27/09/2023 Ba Lan và Đức sẽ tăng cường kiểm soát biên giới của nhau, bất chấp sự phản đối quyết liệt ở Berlin. Chủ đề kiểm tra biên giới có thể là một điểm thảo luận chính tại hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng nội vụ EU vào ngày 28/9, khi một số chính phủ EU đã tiến hành các biện pháp kiểm tra nội bộ mới. Áo tuyên bố kiểm tra biên giới Italy vào giữa tháng 9 và Ba Lan đang xem xét thực hiện biện pháp tương tự tại biên giới với Slovakia.
Theo mạng tin EURACTIV.de (Đức) ngày 27/9, Bộ Nội vụ Đức chuẩn bị khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới với Ba Lan và CH Séc để trấn áp tình trạng di cư bất thường, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ bên trong chính phủ liên minh và các công đoàn, những người cho rằng động thái này không hiệu quả.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết bà có kế hoạch áp dụng lại các biện pháp kiểm soát biên giới gây tranh cãi trong những ngày tới.
“Hiện tại, chúng tôi cũng đang chuẩn bị các biện pháp kiểm soát biên giới cố định. Đây là việc bổ sung thêm các biện pháp kiểm soát. Chúng ta phải xem liệu điều đó có giúp ích gì không”, bà Faeser nói.
Động thái này diễn ra sau thông báo của Bộ Nội vụ Đức vào tuần trước rằng chính phủ đang đánh giá khả năng kiểm tra tại biên giới với Ba Lan và CH Séc nhằm ứng phó với áp lực di cư ngày càng tăng. Theo tờ Politico, bà Faeser sẽ chính thức công bố các biện pháp kiểm tra biên giới mới vào ngày 27/9.
Trong khi đó, người phát ngôn của đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan Rafał Bochenek cho biết nước này đã áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới với Slovakia và cũng đang xem xét áp dụng biện pháp này đối với biên giới với các quốc gia khác, bao gồm cả Đức.
Theo người phát ngôn trên, phía Ba Lan cũng đang giám sát biên giới phía Tây và chính phủ nước này xem xét khôi phục quyền kiểm soát ở đó. Ông nói: “Tôi biết rằng điều này đang được tiến hành vì Đức thường là điểm đến của những người di cư bất hợp pháp”, đồng thời cho biết thêm rằng năm ngoái Đức đã tiếp nhận khoảng 100.000 người di cư bất hợp pháp và gần 70.000 người trong năm nay.
Ông Bochenek nói rằng Ba Lan cũng lo ngại về những người di cư đến Ba Lan từ Đức. Ông Bochenek cảnh báo: “Do đó, có những mối đe dọa và rủi ro nghiêm trọng mà vài người trong số họ có thể muốn vào Ba Lan để phạm tội, trộm cắp hoặc tấn công. Chúng tôi muốn đảm bảo sự an toàn của người Ba Lan. Đây là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi".
Ông Bochenek nhấn mạnh: “Thủ tướng Scholz đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý khỏi những gì đang xảy ra ở Đức, bởi vì nước Đức ngày nay gặp phải vấn đề lớn về tình trạng di cư bất hợp pháp. Nhiều cuộc bầu cử khác nhau cũng đang diễn ra ở Đức, nơi phe cực hữu - đảng AfD - hoàn toàn chống người di cư đang trỗi dậy".
Đức trước đó đã cảnh báo rằng họ có thể tiến hành kiểm tra biên giới tại biên giới với Ba Lan mặc dù thực tế cả hai nước đều là một phần của khu vực Schengen không biên giới. Berlin lo ngại về số lượng người di cư đến Đức ngày càng tăng sau khi vượt qua Ba Lan và CH Séc.
Tuy nhiên, động thái này không được lòng các đối tác trong liên minh cầm quyền là đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh. Britta Haßelmann, đồng lãnh đạo đảng Xanh ở Quốc hội Đức, nói với các nhà báo: “Các biện pháp kiểm soát biên giới cố định không phải là một câu trả lời thuyết phục”.
Tương tự, lãnh đạo FDP tại Quốc hội Christian Dürr, tuyên bố rằng các biện pháp như vậy chỉ có thể được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp.
Các công đoàn doanh nghiệp và cảnh sát cũng chỉ trích kế hoạch của Bộ nội vụ Đức. Cảnh sát liên bang Đức cũng lên tiếng phản đối biện pháp này, đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó trong việc phát hiện các mạng lưới buôn lậu.
Erika Schöne-Krause, quan chức cảnh sát cấp cao của Đức, nêu quan điểm: “Chúng tôi phản đối các cuộc kiểm tra biên giới cố định vì nó không hiệu quả đối với công việc của cảnh sát”, đề cập đến việc chúng như một gánh nặng không cần thiết đối với nhân sự mà những kẻ buôn lậu sẽ dễ dàng đối phó. Theo bà Erika, việc kiểm tra ngẫu nhiên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Các nhóm doanh nghiệp cũng phản đối quyết liệt động thái này vì lo ngại việc đưa ra các biện pháp kiểm soát biên giới sẽ làm gián đoạn thương mại. Marcel Fratzscher, nhà kinh tế và Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW), cho biết biên giới bị đóng cửa có thể gây ra “thiệt hại kinh tế to lớn cho nước Đức”.
Dưới đây là thông tin trên báo về những mâu thuẫn trong nội bộ châu Âu.
Thứ Tư, 27/09/2023 Ba Lan và Đức sẽ tăng cường kiểm soát biên giới của nhau, bất chấp sự phản đối quyết liệt ở Berlin. Chủ đề kiểm tra biên giới có thể là một điểm thảo luận chính tại hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng nội vụ EU vào ngày 28/9, khi một số chính phủ EU đã tiến hành các biện pháp kiểm tra nội bộ mới. Áo tuyên bố kiểm tra biên giới Italy vào giữa tháng 9 và Ba Lan đang xem xét thực hiện biện pháp tương tự tại biên giới với Slovakia.
Theo mạng tin EURACTIV.de (Đức) ngày 27/9, Bộ Nội vụ Đức chuẩn bị khôi phục các biện pháp kiểm soát biên giới với Ba Lan và CH Séc để trấn áp tình trạng di cư bất thường, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ bên trong chính phủ liên minh và các công đoàn, những người cho rằng động thái này không hiệu quả.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết bà có kế hoạch áp dụng lại các biện pháp kiểm soát biên giới gây tranh cãi trong những ngày tới.
“Hiện tại, chúng tôi cũng đang chuẩn bị các biện pháp kiểm soát biên giới cố định. Đây là việc bổ sung thêm các biện pháp kiểm soát. Chúng ta phải xem liệu điều đó có giúp ích gì không”, bà Faeser nói.
Động thái này diễn ra sau thông báo của Bộ Nội vụ Đức vào tuần trước rằng chính phủ đang đánh giá khả năng kiểm tra tại biên giới với Ba Lan và CH Séc nhằm ứng phó với áp lực di cư ngày càng tăng. Theo tờ Politico, bà Faeser sẽ chính thức công bố các biện pháp kiểm tra biên giới mới vào ngày 27/9.
Trong khi đó, người phát ngôn của đảng Luật pháp và Công lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan Rafał Bochenek cho biết nước này đã áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới với Slovakia và cũng đang xem xét áp dụng biện pháp này đối với biên giới với các quốc gia khác, bao gồm cả Đức.
Theo người phát ngôn trên, phía Ba Lan cũng đang giám sát biên giới phía Tây và chính phủ nước này xem xét khôi phục quyền kiểm soát ở đó. Ông nói: “Tôi biết rằng điều này đang được tiến hành vì Đức thường là điểm đến của những người di cư bất hợp pháp”, đồng thời cho biết thêm rằng năm ngoái Đức đã tiếp nhận khoảng 100.000 người di cư bất hợp pháp và gần 70.000 người trong năm nay.
Ông Bochenek nói rằng Ba Lan cũng lo ngại về những người di cư đến Ba Lan từ Đức. Ông Bochenek cảnh báo: “Do đó, có những mối đe dọa và rủi ro nghiêm trọng mà vài người trong số họ có thể muốn vào Ba Lan để phạm tội, trộm cắp hoặc tấn công. Chúng tôi muốn đảm bảo sự an toàn của người Ba Lan. Đây là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi".
Ông Bochenek nhấn mạnh: “Thủ tướng Scholz đang cố gắng chuyển hướng sự chú ý khỏi những gì đang xảy ra ở Đức, bởi vì nước Đức ngày nay gặp phải vấn đề lớn về tình trạng di cư bất hợp pháp. Nhiều cuộc bầu cử khác nhau cũng đang diễn ra ở Đức, nơi phe cực hữu - đảng AfD - hoàn toàn chống người di cư đang trỗi dậy".
Đức trước đó đã cảnh báo rằng họ có thể tiến hành kiểm tra biên giới tại biên giới với Ba Lan mặc dù thực tế cả hai nước đều là một phần của khu vực Schengen không biên giới. Berlin lo ngại về số lượng người di cư đến Đức ngày càng tăng sau khi vượt qua Ba Lan và CH Séc.
Tuy nhiên, động thái này không được lòng các đối tác trong liên minh cầm quyền là đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh. Britta Haßelmann, đồng lãnh đạo đảng Xanh ở Quốc hội Đức, nói với các nhà báo: “Các biện pháp kiểm soát biên giới cố định không phải là một câu trả lời thuyết phục”.
Tương tự, lãnh đạo FDP tại Quốc hội Christian Dürr, tuyên bố rằng các biện pháp như vậy chỉ có thể được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp.
Các công đoàn doanh nghiệp và cảnh sát cũng chỉ trích kế hoạch của Bộ nội vụ Đức. Cảnh sát liên bang Đức cũng lên tiếng phản đối biện pháp này, đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó trong việc phát hiện các mạng lưới buôn lậu.
Erika Schöne-Krause, quan chức cảnh sát cấp cao của Đức, nêu quan điểm: “Chúng tôi phản đối các cuộc kiểm tra biên giới cố định vì nó không hiệu quả đối với công việc của cảnh sát”, đề cập đến việc chúng như một gánh nặng không cần thiết đối với nhân sự mà những kẻ buôn lậu sẽ dễ dàng đối phó. Theo bà Erika, việc kiểm tra ngẫu nhiên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Các nhóm doanh nghiệp cũng phản đối quyết liệt động thái này vì lo ngại việc đưa ra các biện pháp kiểm soát biên giới sẽ làm gián đoạn thương mại. Marcel Fratzscher, nhà kinh tế và Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW), cho biết biên giới bị đóng cửa có thể gây ra “thiệt hại kinh tế to lớn cho nước Đức”.
https://baotintuc.vn/the-gioi/duc-va-ba-lan-ap-dat-kiem-soat-bien-gioi-cua-nhau-20230927185800455.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét