Chủ chung cư cấm sạc xe điện nhưng Chủ công ty bán xe điện không sợ
Sau vụ cháy thảm khốc chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội, nhiều chủ chung cư cấm sạc xe điện dưới tầng để xe và có nhiều quy định gắt gao khác. Hiện nay, xe đạp điện, xe máy điện là loại hình phương tiện lưu thông phổ biến tại Việt Nam, nhất là đối với học sinh và sinh viên.
Một tầng hầm của chung cư mini
1. Nhiều chủ chung cư cấm sạc xe điện vì sợ cháy nổ, nhiều người dùng loay hoay
23h đêm, chị Hoàng Oanh - một nhân viên văn phòng tại Hà Nội, nhận được thông báo từ chủ trọ cho biết từ nay xe điện sẽ không được phép sạc/gửi tại hầm xe của toà nhà để đảm bảo an toàn cháy nổ.
Thông báo viết: “Ai vi phạm sẽ chấm dứt hợp đồng thuê nhà”.
Hoàng Oanh cho biết chị mới ra trường, tích cóp mua được xe máy điện hồi đầu năm nay. Nếu chỗ trọ nào cũng cấm chị chỉ còn cách gửi xe về quê và đổi sang đi chiếc xe máy cũ chạy xăng của bố.
Chị Oanh chỉ là một trong nhiều người đang dùng xe điện lo lắng về việc các khu chung cư, toà nhà siết chặt quy định sạc và dùng xe điện.
Chị Thuỳ Dung (ở Hà Nội) cũng đang rao bán chiếc xe Vespa chạy điện vì chung cư không cho sạc xe tại hầm nữa.
Anh Khánh Nguyễn, cư dân một khu chung cư ở quận 6, TP. HCM cho biết: “Lúc đầu chung cư vẫn cho sạc xe điện dưới hầm, nhưng giờ thì cấm hẳn. Nguyên nhân là bởi thiết kế được duyệt không có chỗ cho sạc xe dưới hầm”.
Giải pháp của anh Khánh cũng như nhiều cư dân khác là mang xe lên tận phòng để sạc. Điều này đã gây ra không ít phiền toái, nhưng cũng không còn cách nào khác.
Ban quản trị một chung cư tại Hà Đông (Hà Nội) mấy ngày nay vẫn đang loay hoay với số xe điện gửi dưới hầm. Cư dân không dùng xe điện yêu cầu toà nhà không nhận xe gửi, trong khi một số khác đề xuất cấm sạc xe điện sau 12h đêm mỗi ngày và có bảo vệ giám sát.
“Quy định chỉ được sạc trước 12h đêm cũng khó vì xe đắt tiền có thể sạc nhanh nhưng nếu xe giá rẻ như của chúng tôi thì phải mất 7-8 tiếng để sạc đầy. Trong khi đi làm tối về muộn thì mốc thời gian đó là không đủ”, anh Lê Hoàn, một cư dân có xe điện cho hay.
Anh N.V.Đ., chủ một tòa chung cư mini cho thuê tại phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, cho biết: "Tôi luôn quy định các phòng cho thuê, không sạc điện thoại, máy tính, xe điện qua đêm và chỉ sạc khi có mặt ở nhà, không sạc xe điện và bỏ đấy đi ra ngoài. Hơn nữa mỗi phòng đều có bình cứu hoả, dưới tầng để xe chung đều có bóng cứu hoả".
Tương tự, chị N.T.N.A., chủ chung cư mini cho thuê tại khu vực Láng Hạ, và một chung cư mini 7 tầng tại phường Nhân Chính, Hà Nội, chia sẻ: "Nhà tôi cũng ở chung luôn tại đây nên việc quản lý cũng dễ hơn. Các phòng dù diện tích nhỏ tại ban công cũng đều có cửa thoát hiểm. Khu vực thang bộ luôn được dọn dẹp sạch sẽ, tránh để đồ lộn xộn. Các bình cứu hoả đặt tại cửa mỗi phòng. Ngoài ra, tôi cũng khuyến khích các phòng không sử dụng bếp ga, bếp từ sau khi sử dụng phải tắt điện luôn".
Sau vụ cháy nghiêm trọng khiến nhiều người tử vong tại chung cư mini Khương Hạ, anh Đ. và chị N.A đều cương quyết đưa ra quyết định rằng người trọ tại đây không sử dụng xe điện, nếu sử dụng thì đi gửi ở nơi khác.
Còn anh Đinh Trung Kiên, chủ một doanh nghiệp chuyên cho thuê căn hộ mini tại địa bàn quận Cầu Giấy và Thanh Xuân cho hay, các tòa nhà mà anh đang quản lý từ lâu đã không cho sạc điện ở tầng để xe với nhiều lý do. Thứ nhất, rất khó tính toán tiền điện sạc, và thứ 2, quan trọng hơn, là liên quan đến an toàn cháy nổ.
"Thực tế, các trường hợp cháy xe do sạc điện được phát hiện, rồi xe này cháy lan sang xe khác rất nguy hiểm, thế nên khi khách đến thuê nhà tôi đều kiên quyết từ chối nhận những xe máy, xe đạp điện. Dưới tầng để xe cũng chỉ bố trí 1-2 ổ cắm điện để dùng khi cần chứ không bố trí chỗ sạc điện cho xe", anh Kiên chia sẻ.
Bạn N.H sống tại tầng 5 một tòa chung cư mini tại Nhân Chính, Hà Nội, cho biết: "Mình thường xuyên chia sẻ các video xảy ra tình trạng xe đạp điện sạc qua đêm bị nổ vào nhóm chung của tòa nhà, để nhắn nhủ mọi người cẩn trọng. Đồng thời, chị anh chị chủ nhà cũng thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra tình trạng điện và các dịch vụ trong khu nhà nên khá yên tâm. Ở chỗ mình, phòng nào cũng có cửa thoát hiểm và bình cứu hỏa".
Trên nhiều hội nhóm về xe cộ, nhiều người sử dụng xe điện cũng đã chia sẻ những câu chuyện "dở khóc dở cười" của mình xung quanh việc làm gắt của một số chung cư.
Anh Nguyễn Khánh - cư dân của một chung cư cao cấp trên địa quận 6, TP. HCM, đề cập ở trên chia sẻ trên VietNamNet rằng, cách đây 2 hôm, Ban quản lý tòa nhà nơi anh sinh sống bất ngờ thông báo cư dân không được sạc xe máy điện ở tầng hầm. Cực chẳng đã, anh đã phải đưa hẳn xe lên thang máy và dựng ngay trước cửa nhà để sạc pin hàng ngày.
"Ban quản lý không cho sạc pin dưới tầng hầm vì sợ cháy nổ, họ nói chung cư không có thiết kế để sạc pin xe máy dưới hầm. Đúng là bất tiện thật nhưng họ không bố trí nguồn điện nữa nên đành chịu", anh Khánh nói.
Một tầng hầm của chung cư mini
1. Nhiều chủ chung cư cấm sạc xe điện vì sợ cháy nổ, nhiều người dùng loay hoay
23h đêm, chị Hoàng Oanh - một nhân viên văn phòng tại Hà Nội, nhận được thông báo từ chủ trọ cho biết từ nay xe điện sẽ không được phép sạc/gửi tại hầm xe của toà nhà để đảm bảo an toàn cháy nổ.
Thông báo viết: “Ai vi phạm sẽ chấm dứt hợp đồng thuê nhà”.
Hoàng Oanh cho biết chị mới ra trường, tích cóp mua được xe máy điện hồi đầu năm nay. Nếu chỗ trọ nào cũng cấm chị chỉ còn cách gửi xe về quê và đổi sang đi chiếc xe máy cũ chạy xăng của bố.
Chị Oanh chỉ là một trong nhiều người đang dùng xe điện lo lắng về việc các khu chung cư, toà nhà siết chặt quy định sạc và dùng xe điện.
Chị Thuỳ Dung (ở Hà Nội) cũng đang rao bán chiếc xe Vespa chạy điện vì chung cư không cho sạc xe tại hầm nữa.
Anh Khánh Nguyễn, cư dân một khu chung cư ở quận 6, TP. HCM cho biết: “Lúc đầu chung cư vẫn cho sạc xe điện dưới hầm, nhưng giờ thì cấm hẳn. Nguyên nhân là bởi thiết kế được duyệt không có chỗ cho sạc xe dưới hầm”.
Giải pháp của anh Khánh cũng như nhiều cư dân khác là mang xe lên tận phòng để sạc. Điều này đã gây ra không ít phiền toái, nhưng cũng không còn cách nào khác.
Ban quản trị một chung cư tại Hà Đông (Hà Nội) mấy ngày nay vẫn đang loay hoay với số xe điện gửi dưới hầm. Cư dân không dùng xe điện yêu cầu toà nhà không nhận xe gửi, trong khi một số khác đề xuất cấm sạc xe điện sau 12h đêm mỗi ngày và có bảo vệ giám sát.
“Quy định chỉ được sạc trước 12h đêm cũng khó vì xe đắt tiền có thể sạc nhanh nhưng nếu xe giá rẻ như của chúng tôi thì phải mất 7-8 tiếng để sạc đầy. Trong khi đi làm tối về muộn thì mốc thời gian đó là không đủ”, anh Lê Hoàn, một cư dân có xe điện cho hay.
Anh N.V.Đ., chủ một tòa chung cư mini cho thuê tại phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, cho biết: "Tôi luôn quy định các phòng cho thuê, không sạc điện thoại, máy tính, xe điện qua đêm và chỉ sạc khi có mặt ở nhà, không sạc xe điện và bỏ đấy đi ra ngoài. Hơn nữa mỗi phòng đều có bình cứu hoả, dưới tầng để xe chung đều có bóng cứu hoả".
Tương tự, chị N.T.N.A., chủ chung cư mini cho thuê tại khu vực Láng Hạ, và một chung cư mini 7 tầng tại phường Nhân Chính, Hà Nội, chia sẻ: "Nhà tôi cũng ở chung luôn tại đây nên việc quản lý cũng dễ hơn. Các phòng dù diện tích nhỏ tại ban công cũng đều có cửa thoát hiểm. Khu vực thang bộ luôn được dọn dẹp sạch sẽ, tránh để đồ lộn xộn. Các bình cứu hoả đặt tại cửa mỗi phòng. Ngoài ra, tôi cũng khuyến khích các phòng không sử dụng bếp ga, bếp từ sau khi sử dụng phải tắt điện luôn".
Sau vụ cháy nghiêm trọng khiến nhiều người tử vong tại chung cư mini Khương Hạ, anh Đ. và chị N.A đều cương quyết đưa ra quyết định rằng người trọ tại đây không sử dụng xe điện, nếu sử dụng thì đi gửi ở nơi khác.
Còn anh Đinh Trung Kiên, chủ một doanh nghiệp chuyên cho thuê căn hộ mini tại địa bàn quận Cầu Giấy và Thanh Xuân cho hay, các tòa nhà mà anh đang quản lý từ lâu đã không cho sạc điện ở tầng để xe với nhiều lý do. Thứ nhất, rất khó tính toán tiền điện sạc, và thứ 2, quan trọng hơn, là liên quan đến an toàn cháy nổ.
"Thực tế, các trường hợp cháy xe do sạc điện được phát hiện, rồi xe này cháy lan sang xe khác rất nguy hiểm, thế nên khi khách đến thuê nhà tôi đều kiên quyết từ chối nhận những xe máy, xe đạp điện. Dưới tầng để xe cũng chỉ bố trí 1-2 ổ cắm điện để dùng khi cần chứ không bố trí chỗ sạc điện cho xe", anh Kiên chia sẻ.
Bạn N.H sống tại tầng 5 một tòa chung cư mini tại Nhân Chính, Hà Nội, cho biết: "Mình thường xuyên chia sẻ các video xảy ra tình trạng xe đạp điện sạc qua đêm bị nổ vào nhóm chung của tòa nhà, để nhắn nhủ mọi người cẩn trọng. Đồng thời, chị anh chị chủ nhà cũng thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra tình trạng điện và các dịch vụ trong khu nhà nên khá yên tâm. Ở chỗ mình, phòng nào cũng có cửa thoát hiểm và bình cứu hỏa".
Trên nhiều hội nhóm về xe cộ, nhiều người sử dụng xe điện cũng đã chia sẻ những câu chuyện "dở khóc dở cười" của mình xung quanh việc làm gắt của một số chung cư.
Anh Nguyễn Khánh - cư dân của một chung cư cao cấp trên địa quận 6, TP. HCM, đề cập ở trên chia sẻ trên VietNamNet rằng, cách đây 2 hôm, Ban quản lý tòa nhà nơi anh sinh sống bất ngờ thông báo cư dân không được sạc xe máy điện ở tầng hầm. Cực chẳng đã, anh đã phải đưa hẳn xe lên thang máy và dựng ngay trước cửa nhà để sạc pin hàng ngày.
"Ban quản lý không cho sạc pin dưới tầng hầm vì sợ cháy nổ, họ nói chung cư không có thiết kế để sạc pin xe máy dưới hầm. Đúng là bất tiện thật nhưng họ không bố trí nguồn điện nữa nên đành chịu", anh Khánh nói.
Anh Nguyễn Khánh phải đưa xe máy điện của mình qua thang máy chung cư lên nhà ở tầng cao để sạc điện.
Tương tự, chị Hoàng Bảo Trâm ở quận Đống Đa, Hà Nội, đã phải thay đổi thói quen sạc pin chiếc xe máy điện của mình vì Ban quản lý chung cư nơi chị sinh sống đã không cho sạc pin xe từ 17h đến 7h sáng hôm sau. Thay vì cắm sạc qua đêm ở hầm chung cư như mọi ngày, chị phải mang thêm dây điện để tranh thủ lúc đến công ty lấy điện sạc nhờ từ phòng bảo vệ.
"Công ty tôi ở mặt đường Kim Mã rất đông người qua lại, xe lại để ở vỉa hè nên kéo dây điện sạc pin khá bất tiện, nhưng cũng không còn cách nào khác, đành phải khắc phục thôi vì xe thì cứ 2 ngày phải sạc 1 lần, nếu không sẽ không đi đâu được", chị Trâm chia sẻ.
2. Chủ kinh doanh xe điện nói gì?
Đặt vấn đề này với các doanh nghiệp phát triển xe điện tại Việt Nam, rằng liệu các phản ứng trên có tác động tới doanh số bán xe trong thời gian tới, đại diện một nhà sản xuất lớn cho biết họ không cảm thấy quá lo lắng.
Chia sẻ với báo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, đại diện hãng xe điện nói: “Tôi nghĩ mọi người đang hoang mang nên có phản ứng ban đầu như vậy. Tôi dự báo rằng nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhất thời và không kéo dài về sau”.
Về vấn đề tâm lý người mua xe điện có bị ảnh hưởng sau vụ việc hay không, phía doanh nghiệp này nói rằng sẽ cần thời gian để đo lường, còn hiện nay chưa có đủ dữ liệu để đánh giá. Tuy nhiên, trước mắt doanh nghiệp cần có trách nhiệm làm rõ cho khách hàng hiểu về tính an toàn của sản phẩm.
Đơn vị kinh doanh xe điện chia sẻ rằng đối với các mẫu xe chính hãng, có tên tuổi, được cấp phép lưu hành thì đã phải vượt qua các bài kiểm tra về pin, cháy nổ rất nghiêm ngặt. Để bán một mẫu xe điện thương mại ra thị trường, xe cần đạt được nhiều tiêu chuẩn an toàn cho người dùng.
Lý giải trường hợp xe điện cháy nổ, nhà sản xuất cho biết nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu đến từ các dòng xe chất lượng thấp, chạy bằng bình ác quy không được bảo hành, bảo trì thường xuyên, xe chạy lâu năm. Điều này dẫn đến bộ phận ác quy xuống cấp, đường dây điện bị cũ, hở.
Nguyên nhân thứ hai đến từ việc người dùng sử dụng linh kiện không chính hãng, dùng đồ độ chế.
“Với đồ điện, khi dùng linh kiện không cùng thông số với nhau sẽ xảy ra chênh lệch, biến áp và rò rỉ điện”, người này cho biết.
Thậm chí, nguyên nhân dẫn đến cháy nhiều nhất lại từ bộ dây sạc, khi người dùng sử dụng sạc không đúng chuẩn sẽ phát sinh cháy và lan sang các thiết bị khác.
“Đối với các hãng hoạt động, sản xuất xe tại Việt Nam như chúng tôi, vấn đề sản xuất một phần phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký đăng kiểm an toàn, thì chúng tôi cũng có các trung tâm bảo hành, bảo trì cho khách. Đây là những cách phòng tránh từ hãng, còn lại là do ý thức của người dùng”, phía công ty nhấn mạnh.
Tương tự, chị Hoàng Bảo Trâm ở quận Đống Đa, Hà Nội, đã phải thay đổi thói quen sạc pin chiếc xe máy điện của mình vì Ban quản lý chung cư nơi chị sinh sống đã không cho sạc pin xe từ 17h đến 7h sáng hôm sau. Thay vì cắm sạc qua đêm ở hầm chung cư như mọi ngày, chị phải mang thêm dây điện để tranh thủ lúc đến công ty lấy điện sạc nhờ từ phòng bảo vệ.
"Công ty tôi ở mặt đường Kim Mã rất đông người qua lại, xe lại để ở vỉa hè nên kéo dây điện sạc pin khá bất tiện, nhưng cũng không còn cách nào khác, đành phải khắc phục thôi vì xe thì cứ 2 ngày phải sạc 1 lần, nếu không sẽ không đi đâu được", chị Trâm chia sẻ.
2. Chủ kinh doanh xe điện nói gì?
Đặt vấn đề này với các doanh nghiệp phát triển xe điện tại Việt Nam, rằng liệu các phản ứng trên có tác động tới doanh số bán xe trong thời gian tới, đại diện một nhà sản xuất lớn cho biết họ không cảm thấy quá lo lắng.
Chia sẻ với báo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, đại diện hãng xe điện nói: “Tôi nghĩ mọi người đang hoang mang nên có phản ứng ban đầu như vậy. Tôi dự báo rằng nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhất thời và không kéo dài về sau”.
Về vấn đề tâm lý người mua xe điện có bị ảnh hưởng sau vụ việc hay không, phía doanh nghiệp này nói rằng sẽ cần thời gian để đo lường, còn hiện nay chưa có đủ dữ liệu để đánh giá. Tuy nhiên, trước mắt doanh nghiệp cần có trách nhiệm làm rõ cho khách hàng hiểu về tính an toàn của sản phẩm.
Đơn vị kinh doanh xe điện chia sẻ rằng đối với các mẫu xe chính hãng, có tên tuổi, được cấp phép lưu hành thì đã phải vượt qua các bài kiểm tra về pin, cháy nổ rất nghiêm ngặt. Để bán một mẫu xe điện thương mại ra thị trường, xe cần đạt được nhiều tiêu chuẩn an toàn cho người dùng.
Lý giải trường hợp xe điện cháy nổ, nhà sản xuất cho biết nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu đến từ các dòng xe chất lượng thấp, chạy bằng bình ác quy không được bảo hành, bảo trì thường xuyên, xe chạy lâu năm. Điều này dẫn đến bộ phận ác quy xuống cấp, đường dây điện bị cũ, hở.
Nguyên nhân thứ hai đến từ việc người dùng sử dụng linh kiện không chính hãng, dùng đồ độ chế.
“Với đồ điện, khi dùng linh kiện không cùng thông số với nhau sẽ xảy ra chênh lệch, biến áp và rò rỉ điện”, người này cho biết.
Thậm chí, nguyên nhân dẫn đến cháy nhiều nhất lại từ bộ dây sạc, khi người dùng sử dụng sạc không đúng chuẩn sẽ phát sinh cháy và lan sang các thiết bị khác.
“Đối với các hãng hoạt động, sản xuất xe tại Việt Nam như chúng tôi, vấn đề sản xuất một phần phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký đăng kiểm an toàn, thì chúng tôi cũng có các trung tâm bảo hành, bảo trì cho khách. Đây là những cách phòng tránh từ hãng, còn lại là do ý thức của người dùng”, phía công ty nhấn mạnh.
https://vietnamnet.vn/nhieu-chung-cu-cam-sac-xe-dien-nguoi-dung-loay-hoay-ung-pho-2189553.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét