Dân chung cư ở Hà Nội đổ xô mua thang dây, mặt nạ phòng độc
Các báo cho biết sau vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội, nhiều người đã đổ xô đi tìm mua các thiết bị phòng cháy, chữa cháy để đề phòng bất trắc. Vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, xảy ra mới đây làm hàng chục người chết đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong công tác phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư, khu tập thể. Từ đây, những dụng cụ như mặt nạ chống khói, chuông báo cháy, bình chữa cháy, dây thoát hiểm, nhận sự quan tâm lớn của người dân.Nhiều người bán dây thoát hiểm thả chậm trên Facebook (Ảnh Chụp màn hình)
Anh Xuân Thắng trú tại Bùi Xương Trạch (Khương Đình, Thanh Xuân) cho biết, bản thân anh hiện cũng đang thuê trọ trên tầng 3 của 1 tòa chung cư. Ngay khi nghe tin cháy tại Khương Hạ, anh đã khẩn trương đi mua các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình xịt, thang dây,... để phòng trường hợp xấu.
Chia sẻ trên báo Sức khoẻ và Đời sống, anh nói: "Trước đây tôi không để ý, sau sự việc cháy chung cư tại Khương Hạ vừa rồi cũng thấy sợ, nên tự đi mua đồ PCCC và cũng khuyên mọi người trong tòa nhà sắm sửa đầy đủ đề phòng bất trắc".
Tương tự như anh Thắng, chị Giang, cũng thuê 1 phòng chung cư tại Bùi Xương Trạch, chia sẻ, ngay khi nghe tin có cháy tại Khương Hạ và là cháy chung cư, chị đã chột dạ khi thấy bản thân mình và mọi người trong tòa nhà cũng chưa có sự chuẩn bị tốt để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. Vì vậy, ngay sáng hôm sau chị đã yêu cầu chủ nhà sắm cho mỗi phòng 1 bình chữa cháy thay vì chỉ trang bị dưới tầng 1 để xe như trước.
Nhiều người dân đổ xô đi mua thiết bị thoát hiểm (Ảnh: chụp màn hình)
Chị Cẩm Nhung, sống ở Hà Nội, cho hay vợ chồng chị mới mua căn chung cư mini 1 tỷ đồng. Đây là số tiền lớn với hai vợ chồng, song diện tích căn chung cư chỉ hơn 50m2. Căn chung cư chị Nhung đang sống nằm lọt giữa một khu dân cư, đường vào khá nhỏ. Trước đây, vợ chồng chị tính đến việc mua các loại thang, dây thừng đề phòng lúc bất trắc nhưng chưa làm.
"Từ khi đọc tin về vụ cháy ở Khương Hạ, tôi và chồng ngay lập tức đặt mua thang dây, dây thừng, mặt nạ phòng độc. Sau đó, cùng các con trong nhà cập nhật kiến thức phòng cháy chữa cháy, cách thoát hiểm. Trước ban công có hàn sắt ngăn chống trộm kèm cửa thoát nạn nhưng tôi bảo chồng cắt thêm sắt mở cửa lớn hơn để có thể thoát khi có cháy", chị Nhung cho hay.
Tranh thủ nghỉ giữa giờ làm, chị Nguyễn Vân Anh, ở Hà Nội, cũng vội vàng lên mạng tìm kiếm các mặt hàng phòng cháy chữa cháy để mua cho gia đình.
Chia sẻ trên tờ Dân Trí, chị Vân Anh nói: "Đọc tin tức về vụ cháy đêm qua khiến tôi rất lo lắng. Chung cư nơi tôi ở cũng có kết cấu khá giống chung cư mini xảy ra vụ cháy. Sáng nay, tôi đã lập tức lên các sàn thương mại điện tử tìm mua thiết bị thoát hiểm, chống cháy".
Gia đình chị Vân Anh gồm 3 thành viên, tổng chi phí mua thiết bị hết 1,2 triệu đồng, bao gồm 3 mặt nạ chống khí và hai thang dây dài 30m.
Trong khi đó anh Minh Đức, trú tại Cầu Giấy, cho biết bản thân anh đang sinh sống trong 1 tòa chung cư có đầy đủ lối thoát hiểm và trang bị bình chữa cháy cho mỗi tầng. Nhưng qua vụ việc vừa rồi, anh quyết mua thêm mặt lạ chống độc để phòng ngạt khói, đồng thời tự trang bị thêm thang cuốn, dây, búa,... để phòng trường hợp khẩn cấp.
Chị Hoà, ở quận Nam Từ Liêm, cũng băn khoăn rằng giả định xảy ra tình huống hoả hoạn thì thoát hiểm bằng cách nào. Nhà chị Hoà ở trên tầng 14 của chung cư, cửa sổ đã đóng song sắt chắc chắn, ban công cũng đã trang bị lưới an toàn.
“Nếu muốn thoát thân, chắc phải dùng kéo cắt lưới an toàn hoặc dùng tuốc-nơ-vít tháo ốc song sắt. Nhưng ở độ cao ấy, có lẽ lực lượng cứu hoả cũng khó tiếp cận được bằng đường cửa sổ hay ban công. Chỉ còn cách chạy xuống các tầng dưới may ra mới dùng được đến thang dây”, chị Hòa nói.
Chị Minh Phương (quận Thanh Xuân) chia sẻ, không đợi đến khi xảy ra vụ việc đau lòng ở Khương Hạ, trước đó chồng chị đã sắm đủ bộ phòng cháy chữa cháy cho gia đình. Ở mỗi tầng, anh đều trang bị bình cứu hoả mini, thang dây, mua thêm quả bóng dập lửa. Khi nào nhiệt độ từ 80 độ trở lên, bóng sẽ tự nổ, bắn ra loại bột có tác dụng dập lửa.
“Ở mỗi khung cửa sổ, nhà tôi đều làm chấn song inox có thể mở ra đóng vào được và không để khoá. Mở cửa ra là có thể leo thang dây xuống” – chị Phương chia sẻ.
Dây thoát hiểm, mặt nạ chống khói thành hàng 'hot'
Thị trường trang thiết bị PCCC thậm chí "nóng" cả ở trên mạng online. Các sàn thương mại điện tử chuyên bán thiết bị PCCC, bảo hộ lao động cho biết khách đặt hàng tăng gấp 3-4 lần kể từ sau khi có tin vụ cháy chung cư.
Họ cho biết khách chủ yếu đặt mặt nạ chống độc và thang dây, dựa theo số lượng đặt mua theo đơn hàng thì chủ yếu là các hộ gia đình. Trong khi đó, các đơn hàng bình xịt chữa cháy thường rất lớn, chủ yếu được chủ chung cư, chủ trọ đặt mua.
Khảo sát giá của các trang thiết bị PCCC trên thị trường hiện nay, mặt hàng thang dây giá dao động từ 80.000-90.000 đồng/mét, trong khi đó bình cứu hỏa có nhiều loại để lựa chọn, nhưng phổ biến nhất vẫn là những bình 4kg dao động trong khoảng 200.000-400.000 đồng/bình.
Ngoài ra còn có các mặt hàng như mặt nạ phòng độc (giá dao động trong khoảng 300.000 đồng hoặc cao hơn); búa thoát hiểm (giá khoảng 100.000 đồng) và kìm cắt sắt (giá dao động trong khoảng 200.000 đồng).
Anh Nam, một nhân viên bán hàng ở Hà Nội, cho hay, mấy ngày trước số lượng khách hỏi thưa thớt, thì từ sau vụ hỏa hoạn, số lượng khách tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường.
"Khách chủ yếu mua thang dây, mức giá vẫn tương đương như những ngày trước chưa có tăng giá. Giá bán thang dây thoát hiểm xoay quanh ngưỡng 500.000 đồng/thang, có những thang đắt hơn do tùy vào chiều dài. Thang dài 30m có thể lên đến hơn 1 triệu đồng. Quan trọng là sau khi mua, người bán cần hướng dẫn cách sử dụng để đảm bảo an toàn cho khách khi xảy ra cháy nổ", anh Nam chia sẻ.
Một mặt hàng khác cũng được tìm mua nhiều là bình cứu hỏa. Bình chữa cháy mini dao động từ 1-5kg có giá khoảng hơn 100.000 đồng đến gần 400.000 đồng. So với thời điểm trước, giá không thay đổi quá nhiều.
Loại bình cứu hỏa dạng bột loại nhỏ chỉ khoảng 130.000-160.000 đồng. Loại 4 kg dành cho gia đình có giá khoảng 190.000-250.000 đồng; Nếu nhu cầu cho diện tích nhà lớn hơn thì còn có loại to 8 kg với giá 300.000- 410.000 đồng/bình.
Một số mặt hàng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy khác cũng được rao bán khá nhiều. Giá của mặt nạ chống khói hiện được rao bán với giá là 250.000 đồng/chiếc, còn mặt nạ chống độc, chống cháy, cách nhiệt, chịu nhiệt cao, ba van, có giá 1,35 triệu đồng/chiếc.
Anh Nam cho biết, thực ra thang dây thoát hiểm chỉ nên dùng cho độ cao 10-20m và phù hợp với thanh niên, người có tâm lý vững, sức khoẻ tốt, đủ để bám chắc vào thang.
“Tâm lý con người thường sợ độ cao, nên không phải ai cũng dám bám vào thang để leo xuống ở một độ cao lớn, nhất là người già và trẻ nhỏ. Vì thế, phương án dùng dây cứu sinh và dây hạ chậm sẽ an toàn hơn vì nó có thiết kế để đỡ cơ thể. Tuy nhiên, dây cứu sinh sẽ tụt xuống với tốc độ nhanh hơn và cần dùng găng tay để bám chắc vào dây. Tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào người bám dây. Dây hạ chậm vẫn là an toàn nhất, nếu muốn tụt xuống nhanh hơn, chỉ cần đạp chân vào tường”.
Anh Nam cho rằng, tuỳ thuộc vào độ cao nhà ở, mỗi gia đình nên chọn một loại thiết bị phù hợp để đề phòng các trường hợp khẩn cấp.
Anh Phùng Anh Quang, thợ sửa điều hòa thường xuyên sử dụng dây thoát hiểm để ra ngoài những tòa nhà khi lắp đặt, bảo dưỡng, chia sẻ: "Ngày thường, những loại dây thoát hiểm có mức giá tương đối rẻ chỉ dưới 100.000 đồng/mét. Sau vụ cháy chung cư mini vừa qua, có lẽ nhiều người tìm mua để dự phòng. Từ kinh nghiệm của mình, tôi khuyên mọi người khi sử dụng, cần lưu ý không cho dây chạm vào các góc tường bởi khi đu xuống dễ bị cọ sát dẫn đến đứt dây. Quan trọng mỗi người phải trang bị kĩ cách sử dụng khi xảy ra tình huống".
Những thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy đối với các gia đình:
1. Đầu báo cháy
2. Búa thoát hiểm
3. Bình chữa cháy xử lý cháy ban đầu
4. Mặt nạ chống khói
5. Thang dây thoát hiểm
6. Chăn chữa cháy
7. Kìm cộng lực cắt sắt
8. Bóng chữa cháy AFO
Chị Cẩm Nhung, sống ở Hà Nội, cho hay vợ chồng chị mới mua căn chung cư mini 1 tỷ đồng. Đây là số tiền lớn với hai vợ chồng, song diện tích căn chung cư chỉ hơn 50m2. Căn chung cư chị Nhung đang sống nằm lọt giữa một khu dân cư, đường vào khá nhỏ. Trước đây, vợ chồng chị tính đến việc mua các loại thang, dây thừng đề phòng lúc bất trắc nhưng chưa làm.
"Từ khi đọc tin về vụ cháy ở Khương Hạ, tôi và chồng ngay lập tức đặt mua thang dây, dây thừng, mặt nạ phòng độc. Sau đó, cùng các con trong nhà cập nhật kiến thức phòng cháy chữa cháy, cách thoát hiểm. Trước ban công có hàn sắt ngăn chống trộm kèm cửa thoát nạn nhưng tôi bảo chồng cắt thêm sắt mở cửa lớn hơn để có thể thoát khi có cháy", chị Nhung cho hay.
Tranh thủ nghỉ giữa giờ làm, chị Nguyễn Vân Anh, ở Hà Nội, cũng vội vàng lên mạng tìm kiếm các mặt hàng phòng cháy chữa cháy để mua cho gia đình.
Chia sẻ trên tờ Dân Trí, chị Vân Anh nói: "Đọc tin tức về vụ cháy đêm qua khiến tôi rất lo lắng. Chung cư nơi tôi ở cũng có kết cấu khá giống chung cư mini xảy ra vụ cháy. Sáng nay, tôi đã lập tức lên các sàn thương mại điện tử tìm mua thiết bị thoát hiểm, chống cháy".
Gia đình chị Vân Anh gồm 3 thành viên, tổng chi phí mua thiết bị hết 1,2 triệu đồng, bao gồm 3 mặt nạ chống khí và hai thang dây dài 30m.
Trong khi đó anh Minh Đức, trú tại Cầu Giấy, cho biết bản thân anh đang sinh sống trong 1 tòa chung cư có đầy đủ lối thoát hiểm và trang bị bình chữa cháy cho mỗi tầng. Nhưng qua vụ việc vừa rồi, anh quyết mua thêm mặt lạ chống độc để phòng ngạt khói, đồng thời tự trang bị thêm thang cuốn, dây, búa,... để phòng trường hợp khẩn cấp.
Chị Hoà, ở quận Nam Từ Liêm, cũng băn khoăn rằng giả định xảy ra tình huống hoả hoạn thì thoát hiểm bằng cách nào. Nhà chị Hoà ở trên tầng 14 của chung cư, cửa sổ đã đóng song sắt chắc chắn, ban công cũng đã trang bị lưới an toàn.
“Nếu muốn thoát thân, chắc phải dùng kéo cắt lưới an toàn hoặc dùng tuốc-nơ-vít tháo ốc song sắt. Nhưng ở độ cao ấy, có lẽ lực lượng cứu hoả cũng khó tiếp cận được bằng đường cửa sổ hay ban công. Chỉ còn cách chạy xuống các tầng dưới may ra mới dùng được đến thang dây”, chị Hòa nói.
Chị Minh Phương (quận Thanh Xuân) chia sẻ, không đợi đến khi xảy ra vụ việc đau lòng ở Khương Hạ, trước đó chồng chị đã sắm đủ bộ phòng cháy chữa cháy cho gia đình. Ở mỗi tầng, anh đều trang bị bình cứu hoả mini, thang dây, mua thêm quả bóng dập lửa. Khi nào nhiệt độ từ 80 độ trở lên, bóng sẽ tự nổ, bắn ra loại bột có tác dụng dập lửa.
“Ở mỗi khung cửa sổ, nhà tôi đều làm chấn song inox có thể mở ra đóng vào được và không để khoá. Mở cửa ra là có thể leo thang dây xuống” – chị Phương chia sẻ.
Dây thoát hiểm, mặt nạ chống khói thành hàng 'hot'
Thị trường trang thiết bị PCCC thậm chí "nóng" cả ở trên mạng online. Các sàn thương mại điện tử chuyên bán thiết bị PCCC, bảo hộ lao động cho biết khách đặt hàng tăng gấp 3-4 lần kể từ sau khi có tin vụ cháy chung cư.
Họ cho biết khách chủ yếu đặt mặt nạ chống độc và thang dây, dựa theo số lượng đặt mua theo đơn hàng thì chủ yếu là các hộ gia đình. Trong khi đó, các đơn hàng bình xịt chữa cháy thường rất lớn, chủ yếu được chủ chung cư, chủ trọ đặt mua.
Khảo sát giá của các trang thiết bị PCCC trên thị trường hiện nay, mặt hàng thang dây giá dao động từ 80.000-90.000 đồng/mét, trong khi đó bình cứu hỏa có nhiều loại để lựa chọn, nhưng phổ biến nhất vẫn là những bình 4kg dao động trong khoảng 200.000-400.000 đồng/bình.
Ngoài ra còn có các mặt hàng như mặt nạ phòng độc (giá dao động trong khoảng 300.000 đồng hoặc cao hơn); búa thoát hiểm (giá khoảng 100.000 đồng) và kìm cắt sắt (giá dao động trong khoảng 200.000 đồng).
Anh Nam, một nhân viên bán hàng ở Hà Nội, cho hay, mấy ngày trước số lượng khách hỏi thưa thớt, thì từ sau vụ hỏa hoạn, số lượng khách tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường.
"Khách chủ yếu mua thang dây, mức giá vẫn tương đương như những ngày trước chưa có tăng giá. Giá bán thang dây thoát hiểm xoay quanh ngưỡng 500.000 đồng/thang, có những thang đắt hơn do tùy vào chiều dài. Thang dài 30m có thể lên đến hơn 1 triệu đồng. Quan trọng là sau khi mua, người bán cần hướng dẫn cách sử dụng để đảm bảo an toàn cho khách khi xảy ra cháy nổ", anh Nam chia sẻ.
Một mặt hàng khác cũng được tìm mua nhiều là bình cứu hỏa. Bình chữa cháy mini dao động từ 1-5kg có giá khoảng hơn 100.000 đồng đến gần 400.000 đồng. So với thời điểm trước, giá không thay đổi quá nhiều.
Loại bình cứu hỏa dạng bột loại nhỏ chỉ khoảng 130.000-160.000 đồng. Loại 4 kg dành cho gia đình có giá khoảng 190.000-250.000 đồng; Nếu nhu cầu cho diện tích nhà lớn hơn thì còn có loại to 8 kg với giá 300.000- 410.000 đồng/bình.
Một số mặt hàng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy khác cũng được rao bán khá nhiều. Giá của mặt nạ chống khói hiện được rao bán với giá là 250.000 đồng/chiếc, còn mặt nạ chống độc, chống cháy, cách nhiệt, chịu nhiệt cao, ba van, có giá 1,35 triệu đồng/chiếc.
Anh Nam cho biết, thực ra thang dây thoát hiểm chỉ nên dùng cho độ cao 10-20m và phù hợp với thanh niên, người có tâm lý vững, sức khoẻ tốt, đủ để bám chắc vào thang.
“Tâm lý con người thường sợ độ cao, nên không phải ai cũng dám bám vào thang để leo xuống ở một độ cao lớn, nhất là người già và trẻ nhỏ. Vì thế, phương án dùng dây cứu sinh và dây hạ chậm sẽ an toàn hơn vì nó có thiết kế để đỡ cơ thể. Tuy nhiên, dây cứu sinh sẽ tụt xuống với tốc độ nhanh hơn và cần dùng găng tay để bám chắc vào dây. Tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào người bám dây. Dây hạ chậm vẫn là an toàn nhất, nếu muốn tụt xuống nhanh hơn, chỉ cần đạp chân vào tường”.
Anh Nam cho rằng, tuỳ thuộc vào độ cao nhà ở, mỗi gia đình nên chọn một loại thiết bị phù hợp để đề phòng các trường hợp khẩn cấp.
Anh Phùng Anh Quang, thợ sửa điều hòa thường xuyên sử dụng dây thoát hiểm để ra ngoài những tòa nhà khi lắp đặt, bảo dưỡng, chia sẻ: "Ngày thường, những loại dây thoát hiểm có mức giá tương đối rẻ chỉ dưới 100.000 đồng/mét. Sau vụ cháy chung cư mini vừa qua, có lẽ nhiều người tìm mua để dự phòng. Từ kinh nghiệm của mình, tôi khuyên mọi người khi sử dụng, cần lưu ý không cho dây chạm vào các góc tường bởi khi đu xuống dễ bị cọ sát dẫn đến đứt dây. Quan trọng mỗi người phải trang bị kĩ cách sử dụng khi xảy ra tình huống".
Những thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy đối với các gia đình:
1. Đầu báo cháy
2. Búa thoát hiểm
3. Bình chữa cháy xử lý cháy ban đầu
4. Mặt nạ chống khói
5. Thang dây thoát hiểm
6. Chăn chữa cháy
7. Kìm cộng lực cắt sắt
8. Bóng chữa cháy AFO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét