Quan hệ Trung - Việt ra sao khi VN nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất với Mỹ ?
Ngay khi vừa đặt chân đến Việt Nam, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố nâng cấp quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Nguyên thủ quốc gia Việt Nam trong lần đón tiếp này chính là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù không phải là một liên minh quốc phòng nhưng danh hiệu mới này là mức cao nhất đối với các đối tác nước ngoài trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Và câu hỏi đặt ra lúc này là, cùng với những lợi ích to lớn được thúc đẩy từ lần nâng cấp ngoại giao đặc biệt này, Việt Nam liệu có thể tìm được động lực thoát khỏi sự ảnh hưởng truyền thống từ người láng giềng phương Bắc ngày càng hung hăng hơn của mình hay không?Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tham dự lễ đón do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chủ trì tại Phủ Chủ tịch nước ở Hà Nội vào ngày 10 tháng 9 năm 2023.
Lần nâng cấp ngoại giao này đã đặt Washington ngang hàng với những đối tác quan trọng nhất của Hà Nội như Nga và Trung Quốc. Ông Biden đã không ngần ngại gọi Việt Nam là “cường quốc quan trọng trong khu vực” cũng như nhấn mạnh việc đôi bên cần bước qua những “nỗi đau quá khứ”. Sự nhảy vọt quan hệ của Việt Nam và Mỹ chắc chắn đang đặt Trung Quốc vào một tình thế vô cùng khó chịu và khó xử.
Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đang tìm kiếm một đối trọng với mối đe dọa từ Trung Quốc. Mối quan hệ được tăng cường lên mức cao nhất cũng khiến các công ty Mỹ an tâm làm ăn hơn. Bởi sự nồng ấm giữa Mỹ và Việt Nam vốn là hai nước cựu thù sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Việt Nam đang tìm cách mở rộng, thu hút đầu tư từ các nước phương Tây, bao gồm cả hàng hóa công nghệ cao như chất bán dẫn. Trong khi đó, Mỹ sẽ cảm thấy yên tâm hơn về nguồn cung đất hiếm và chuỗi cung ứng vốn quá phụ thuộc vào Trung Quốc - ngày nay đang trở thành kẻ thách thức đầy khó chịu với người Mỹ.
Sự thăng hoa của mối quan hệ Việt - Mỹ diễn ra gần 30 năm sau khi đôi bên thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau chiến thắng của miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam năm 1975, Washington đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam được duy trì cho đến những năm 1990.
Nhưng gần đây, thương mại hàng năm giữa Mỹ và Việt Nam bùng nổ, tăng hơn gấp đôi trong 5 năm qua. Điều đó là bởi các công ty phương Tây đang rục rịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc và tìm kiếm những thị trường mới nổi như Việt Nam. Các công ty Mỹ như Apple và Nike đã mở rộng cơ sở sản xuất tại Việt Nam trong những năm gần đây. Trong khi đó Intel đã tăng cường đầu tư vào nhà máy ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Rõ ràng, có thể thấy chính quyền Biden đang tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập, bành trướng của Trung Quốc trong khu vực bằng cách xây dựng mối liên kết chặt chẽ hơn với các nước châu Á thân thiện.
Trong những tháng gần đây, Mỹ đã có những bước tiến ngoại giao ở các quốc gia vẫn thi thoảng hoài nghi về ý định thực sự của Washington. Họ đã mở rộng quyền tiếp cận của quân đội Mỹ tới các căn cứ ở Philippines, đồng ý cùng sản xuất động cơ phản lực ở Ấn Độ và hiện đang tăng cường quan hệ với Việt Nam lên mức cao chưa từng có trong lịch sử.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và khó có thể tham gia bất kỳ liên minh chống Trung Quốc nào. Trung Quốc là nguồn nguyên liệu thô chính mà các nhà máy Việt Nam sử dụng để sản xuất quần áo, giày dép và tivi xuất khẩu sang phương Tây. Trong khi đó, ở một số vấn đề chính trị nhạy cảm, Việt Nam và Mỹ vẫn còn nhiều khác biệt.
Khi hai nhà lãnh đạo phát biểu, ông Nguyễn Phú Trọng nói về tầm quan trọng của việc “không can thiệp vào công việc nội bộ”. Trong khi ông Biden nhấn mạnh: “Tôi cũng coi nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và người dân Mỹ”.
Trước khi tiếp ông Biden, nhà lãnh đạo Việt Nam chính là nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh sau khi ông này đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 vào tháng 10 năm ngoái.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và khó có thể tham gia bất kỳ liên minh chống Trung Quốc nào. Trung Quốc là nguồn nguyên liệu thô chính mà các nhà máy Việt Nam sử dụng để sản xuất quần áo, giày dép và tivi xuất khẩu sang phương Tây. Trong khi đó, ở một số vấn đề chính trị nhạy cảm, Việt Nam và Mỹ vẫn còn nhiều khác biệt.
Khi hai nhà lãnh đạo phát biểu, ông Nguyễn Phú Trọng nói về tầm quan trọng của việc “không can thiệp vào công việc nội bộ”. Trong khi ông Biden nhấn mạnh: “Tôi cũng coi nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và người dân Mỹ”.
Trước khi tiếp ông Biden, nhà lãnh đạo Việt Nam chính là nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh sau khi ông này đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 vào tháng 10 năm ngoái.
Có thể thấy rằng, Việt Nam đang phải cực kỳ khéo léo cân bằng mối quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc. Bất kỳ một sự mất cân bằng chiến lược nào cũng sẽ mang đến những thảm hoạ địa chính trị khó lường.
Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Canberra (Úc) và là chuyên gia về Việt Nam, cho biết, việc Việt Nam tiếp cận với Hoa Kỳ là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm tăng cường quan hệ với nhiều quốc gia bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đang chậm lại. Nga, nước ủng hộ Việt Nam lâu năm, đã bị suy yếu và bị cô lập sau cuộc xâm lược Ukraine. Năm ngoái, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Hàn Quốc lên mức cao nhất. Hà Nội cũng đang tăng cường quan hệ với Australia, Nhật Bản và Singapore. Ông Thayer nói: “Đây là một phần trong cuộc chơi mới của Việt Nam”.
Greg Poling, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Washington) cho biết, Việt Nam từ lâu đã lo ngại rằng việc nâng cấp quan hệ đối tác với Mỹ sẽ dẫn đến sự trả đũa từ Trung Quốc. Nhưng bây giờ không chỉ đơn thuần nâng lên tầm chiến lược, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã nhảy vọt 2 bậc lên mức cao nhất. Các chuyên gia cho rằng, bước đi này là phản ứng trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, chẳng hạn như các động thái của nước này nhằm tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Đây cũng chính là lằn ranh đỏ của Việt Nam. Ông Poling nói: “Nếu không có mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, Việt Nam chắc chắn sẽ rơi sâu hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc. Đây là lý do tại sao tất cả các nước không phải đồng minh ở châu Á đều đầu tư nhiều vào việc giữ Mỹ ở lại châu Á”.
Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Canberra (Úc) và là chuyên gia về Việt Nam, cho biết, việc Việt Nam tiếp cận với Hoa Kỳ là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm tăng cường quan hệ với nhiều quốc gia bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đang chậm lại. Nga, nước ủng hộ Việt Nam lâu năm, đã bị suy yếu và bị cô lập sau cuộc xâm lược Ukraine. Năm ngoái, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Hàn Quốc lên mức cao nhất. Hà Nội cũng đang tăng cường quan hệ với Australia, Nhật Bản và Singapore. Ông Thayer nói: “Đây là một phần trong cuộc chơi mới của Việt Nam”.
Greg Poling, giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Washington) cho biết, Việt Nam từ lâu đã lo ngại rằng việc nâng cấp quan hệ đối tác với Mỹ sẽ dẫn đến sự trả đũa từ Trung Quốc. Nhưng bây giờ không chỉ đơn thuần nâng lên tầm chiến lược, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã nhảy vọt 2 bậc lên mức cao nhất. Các chuyên gia cho rằng, bước đi này là phản ứng trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, chẳng hạn như các động thái của nước này nhằm tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Đây cũng chính là lằn ranh đỏ của Việt Nam. Ông Poling nói: “Nếu không có mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, Việt Nam chắc chắn sẽ rơi sâu hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc. Đây là lý do tại sao tất cả các nước không phải đồng minh ở châu Á đều đầu tư nhiều vào việc giữ Mỹ ở lại châu Á”.
Trung Quốc sẽ không im lặng
Đương nhiên, Trung Quốc sẽ không bao giờ để yên cho Việt Nam sa vào vòng tay Hoa Kỳ. Họ không muốn có thêm một nước thân thiện với Mỹ nằm sát vách nhà mình. Trước việc Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao khi Tổng thống Joe Biden thăm Hà Nội, Trung Quốc lại tiếp tục kêu gọi Việt Nam "củng cố niềm tin chính trị".
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu đã gặp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Hà Nội.
Hai quốc gia cho biết đã nhất trí củng cố niềm tin chính trị lẫn nhau và tăng cường hợp tác nhằm giải quyết các thách thức. Việc nâng cấp quan hệ với Mỹ chính là động tác được một số nhà bình luận coi là đưa Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của nước láng giềng châu Á hùng mạnh, Trung Quốc.
Đến năm 2003, Việt Nam đã đề ra "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong hình hình mới", áp dụng một khái niệm mới được gọi là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" và chiến lược này đã được quán triệt trong mười năm kế tiếp. Các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ phải xác định rõ "đối tượng" và "đối tác" để đưa ra hành động tối ưu hơn đối với từng quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Mỹ.
Theo Giáo sư Carl Thayer, các cuộc tranh luận nội bộ của Việt Nam hiện chủ yếu tập trung vào cách duy trì quyền tự do hành động của mình trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, thông qua những điều chỉnh chiến thuật trong chính sách một cách tài tình, thay vì liên kết với một bên chống lại bên kia. Giáo sư người Úc này nhấn mạnh, điều đang thay đổi trong tư duy chiến lược của Việt Nam là làm thế nào để điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình trước sự phân cực ngày càng gay gắt của hệ thống quốc tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại.
Nga hiện đang suy yếu, bị cô lập và phụ thuộc vào Trung Quốc vì xâm lược Ukraine. Ấn Độ chuyển hướng siết chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ để đối phó Trung Quốc. Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản cùng tập trận phòng thủ tên lửa chung ở vùng biển quốc tế phía Đông bán đảo Triều Tiên.
Giống như các quốc gia Đông Nam Á khác, Hà Nội không muốn chọn bên mà là tiếp tục duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ để hưởng lợi từ cả hai. Việt Nam đã đứng trên nhiều 'chân kiềng' quan hệ khác, không chỉ với Mỹ, Trung Quốc, Nga mà còn với Liên minh Châu u (EU). Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU vào tháng 6 năm 2019.
Sách Trắng Quốc phòng Việt nam 2019 tuyên bố theo đuổi chính sách Bốn Không: không tham gia liên minh quân sự; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam; không dựa vào nước này để chống nước kia, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh "Bốn Không" nêu trên, Việt Nam còn có chính sách "Một tùy": tức tùy thuộc tình hình, Việt Nam có thể xem đẩy mạnh hợp tác mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, việc Hà Nội "nhảy vọt" quan hệ với Mỹ, được đánh giá là bước đi khá bất ngờ về mặt ngoại giao của Việt Nam kể từ sau Đổi Mới 1986. Đó là bởi trước nay Việt Nam vốn thận trọng và hạn chế những chuyển biến quá đột ngột có khả năng gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của Việt Nam với các nước xung quanh, đặc biệt là Trung Quốc.
Ngoại giới cho rằng, nếu Việt Nam có thể thuyết phục lãnh đạo Bắc Kinh rằng họ không có ý định chống Trung Quốc bằng cách nâng cấp quan hệ với Mỹ, Trung Quốc sẽ không trừng phạt Việt Nam.
Ngược lại, nếu Việt Nam thất bại trong việc duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không ngần ngại có các đòn trả đũa. Vào tháng 4/2022, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Nghị đã nói thẳng với Việt Nam rằng, nên tránh một thảm kịch Ukraine lại xảy ra. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc là vũ khí giúp Bắc Kinh răn đe Hà Nội. Một cuộc chiến như năm 1979 vẫn đang ám ảnh cả đôi bên.
Hồi tháng 8, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, ông Vương Nghị, đã trực tiếp kêu gọi Việt Nam chia sẻ hệ tư tưởng với Bắc Kinh khi ông thúc giục Hà Nội chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh và chống lại 'sự can thiệp' của các thế lực bên ngoài. Là láng giềng với cùng hệ tư tưởng, ông Vương Nghị nói với Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang rằng "hai bên nên chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ ở tầm cao mới".
Việt Nam nâng cấp quan hệ với Trung Quốc lên đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2008. Tới năm 2013, Mỹ mới thành đối tác toàn diện (mức thấp nhất) với Hà Nội. Một số nguồn tin dự đoán rằng, Việt Nam sẽ đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng vào tháng 9 này, sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn luôn coi trọng và duy trì mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc và Mỹ, khéo léo vận dụng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".
Một biện pháp để Trung Quốc giữ Việt Nam nằm trong quỹ đạo của mình, theo nhiều chuyên gia, là sử dụng vũ lực về mặt chính trị để ép Việt Nam không được tiến quá gần với Mỹ nếu không Trung Quốc sẽ có các biện pháp trừng phạt.
Cách tiếp cận này được gọi là "bất chiến tự nhiên thành", giúp Trung Quốc vừa đạt được mục tiêu là Việt Nam tiếp tục giữ vị thế trung lập nhưng Trung Quốc không phải sử dụng quân đội. Bởi lẽ, Việt Nam hiểu rõ hậu quả của các đòn trừng phạt của Trung Quốc trong giai đoạn 1980 để không chọc giận Bắc Kinh.
Trong giai đoạn sau chiến tranh Việt Nam cho đến hết Chiến tranh Lạnh, Việt Nam được cho là ngả hẳn về Liên Xô trong tranh chấp Xô - Trung, để đổi lấy sự bảo trợ cả về kinh tế và quân sự của Liên Xô, chống lại sự thù địch của Trung Quốc. Đây là nỗ lực "thoát Trung" của Việt Nam và sau đó Việt Nam bị Trung Quốc trả đũa vào năm 1979 cùng một thập kỷ chịu sự trừng phạt kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc trong giai đoạn 1980.
Kể từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990, Việt Nam đã chính thức lựa chọn đường lối đối ngoại trung lập để tránh làm tổn hại quan hệ với Bắc Kinh. Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Đến năm 2000, hai nước đã giải quyết những tranh cấp về biên giới trên đất liền và trên biển ở vùng Vịnh Bắc Bộ.
Kể từ năm 2004, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và đối tác lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.
Với vị trí địa lý cực kỳ quan trọng và một quan hệ vô cùng phức tạp trong lịch sử, đối với Trung Quốc mà nói thì Việt Nam là một vùng đất cực kỳ quan trọng. Bắc Kinh sẽ liên tục gây ảnh hưởng về nhiều mặt lên Hà Nội, đảm bảo rằng Việt Nam sẽ không bị cuốn vào vòng tay của các nước vốn không thân thiện với Trung Quốc. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, người ta đã lờ mờ nhận ra rằng, Hoa Kỳ và các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương đang muốn thành lập một mặt trận bao vây Trung Quốc từ nhiều hướng: ở phía bắc có Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản, ở phía đông có Đài Loan, ở phía nam có Philippines, Indonesia, Việt Nam, còn ở phía tây có Ấn Độ.
Với Việt Nam, vấn đề "thoát Trung" luôn là một dấu hỏi lớn trong quan hệ đối ngoại, cũng là điều gây ra nhiều trăn trở cho người Việt Nam. Có một điều chắc chắn rằng đó sẽ không phải là câu chuyện dễ dàng trong một sớm một chiều. Nhưng với bước tiến ngoạn mục trong quan hệ song phương với Hoa Kỳ, người ta tin rằng ngày đó sẽ không còn xa.
Hồi tháng 8, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, ông Vương Nghị, đã trực tiếp kêu gọi Việt Nam chia sẻ hệ tư tưởng với Bắc Kinh khi ông thúc giục Hà Nội chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh và chống lại 'sự can thiệp' của các thế lực bên ngoài. Là láng giềng với cùng hệ tư tưởng, ông Vương Nghị nói với Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang rằng "hai bên nên chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ ở tầm cao mới".
Việt Nam nâng cấp quan hệ với Trung Quốc lên đối tác chiến lược toàn diện từ năm 2008. Tới năm 2013, Mỹ mới thành đối tác toàn diện (mức thấp nhất) với Hà Nội. Một số nguồn tin dự đoán rằng, Việt Nam sẽ đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng vào tháng 9 này, sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn luôn coi trọng và duy trì mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc và Mỹ, khéo léo vận dụng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".
Một biện pháp để Trung Quốc giữ Việt Nam nằm trong quỹ đạo của mình, theo nhiều chuyên gia, là sử dụng vũ lực về mặt chính trị để ép Việt Nam không được tiến quá gần với Mỹ nếu không Trung Quốc sẽ có các biện pháp trừng phạt.
Cách tiếp cận này được gọi là "bất chiến tự nhiên thành", giúp Trung Quốc vừa đạt được mục tiêu là Việt Nam tiếp tục giữ vị thế trung lập nhưng Trung Quốc không phải sử dụng quân đội. Bởi lẽ, Việt Nam hiểu rõ hậu quả của các đòn trừng phạt của Trung Quốc trong giai đoạn 1980 để không chọc giận Bắc Kinh.
Trong giai đoạn sau chiến tranh Việt Nam cho đến hết Chiến tranh Lạnh, Việt Nam được cho là ngả hẳn về Liên Xô trong tranh chấp Xô - Trung, để đổi lấy sự bảo trợ cả về kinh tế và quân sự của Liên Xô, chống lại sự thù địch của Trung Quốc. Đây là nỗ lực "thoát Trung" của Việt Nam và sau đó Việt Nam bị Trung Quốc trả đũa vào năm 1979 cùng một thập kỷ chịu sự trừng phạt kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc trong giai đoạn 1980.
Kể từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990, Việt Nam đã chính thức lựa chọn đường lối đối ngoại trung lập để tránh làm tổn hại quan hệ với Bắc Kinh. Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Đến năm 2000, hai nước đã giải quyết những tranh cấp về biên giới trên đất liền và trên biển ở vùng Vịnh Bắc Bộ.
Kể từ năm 2004, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN và đối tác lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.
Với vị trí địa lý cực kỳ quan trọng và một quan hệ vô cùng phức tạp trong lịch sử, đối với Trung Quốc mà nói thì Việt Nam là một vùng đất cực kỳ quan trọng. Bắc Kinh sẽ liên tục gây ảnh hưởng về nhiều mặt lên Hà Nội, đảm bảo rằng Việt Nam sẽ không bị cuốn vào vòng tay của các nước vốn không thân thiện với Trung Quốc. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, người ta đã lờ mờ nhận ra rằng, Hoa Kỳ và các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương đang muốn thành lập một mặt trận bao vây Trung Quốc từ nhiều hướng: ở phía bắc có Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản, ở phía đông có Đài Loan, ở phía nam có Philippines, Indonesia, Việt Nam, còn ở phía tây có Ấn Độ.
Với Việt Nam, vấn đề "thoát Trung" luôn là một dấu hỏi lớn trong quan hệ đối ngoại, cũng là điều gây ra nhiều trăn trở cho người Việt Nam. Có một điều chắc chắn rằng đó sẽ không phải là câu chuyện dễ dàng trong một sớm một chiều. Nhưng với bước tiến ngoạn mục trong quan hệ song phương với Hoa Kỳ, người ta tin rằng ngày đó sẽ không còn xa.
Nguồn: Báo nước ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét