Thứ Tư, 6 tháng 9, 2023

5 thách thức nổi bật hiện nay của ngành giáo dục

5 thách thức nổi bật hiện nay của ngành giáo dục
Trong năm học 2023 - 2024, tình trạng thiếu giáo viên, bạo lực học đường, đổi mới thi cử, học phí đại học… là những thách thức chính của ngành giáo dục. Ngoài ra còn có nhiều thách thức khác như lương giáo viên thấp, tỷ lệ bỏ việc ngày một tăng; tình trạng quá tải sĩ số học sinh/lớp vẫn tồn tại ở hầu hết các thành phố lớn; giá sách giáo khoa mới cùng học phí tăng cao làm tăng thêm gánh nặng cho phụ huynh và học sinh.

Tình hình ngành giáo dục hết sức bi đát nhưng trong cuộc gặp gỡ, đối thoại với các nhà giáo, cán bộ toàn ngành giáo dục sáng 15 tháng 8 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn vẫn phát biểu “lỗi của chúng ta là chưa làm cho xã hội hiểu được chúng ta.”. Có thể hiểu câu của ông Sơn là ngành giáo dục đã làm rất tốt, không cần thay đổi, cải tiến gì nữa, mà chỉ cần làm cho xã hội hiểu được là xã hội sẽ lại vui vẻ như Tết.

Đáng tiếc người dân không nghĩ như ông Sơn. Đông đảo dư luận cho rằng, ông bộ trưởng đã đặt ngược vấn đề khi nói rằng xã hội không hiểu ngành giáo dục. Lẽ ra ông phải tự hỏi, ngành giáo dục cần phải hiểu xã hội muốn gì, cần gì để đáp ứng nhu cầu xã hội thì mới đúng.

Vì vậy người dân cho rằng chính đám lãnh đạo giáo dục phát biểu bừa bãi thiếu suy nghĩ và vô liêm sỉ như ông Sơn đã và đang cho thấy họ vô cùng dốt nát, không nắm được vấn đề, không hiểu được những thách thức...; trong khi chính họ lại là người đóng vai trò quyết định trong việc điều hành hoạt động của ngành giáo dục.

Ngành giáo dục đối mặt với nhiều thách thức trong năm học mới 2023-2024, điển hình là:

1. Thiếu giáo viên

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm học 2022-2023, Việt Nam thiếu 118.253 giáo viên các cấp, trong đó giáo viên mầm non thiếu nhiều nhất là gần 52.000 người.

Nguyên nhân chính là số trẻ mầm non tăng mạnh, bậc tiểu học tăng tỷ lệ học hai buổi mỗi ngày, THPT tăng số lớp, chương trình 2018 có nhiều môn học mới.

Bên cạnh việc thiếu giáo viên, ngành giáo dục cũng đối diện với bài toán hơn 9.000 giáo viên nghỉ việc. Năm học vừa qua, làn sóng giáo viên nghỉ việc ở các trường công lập có chiều hướng tiếp diễn. Trong 19.300 giáo viên nghỉ có tới 9.295 giáo viên nghỉ việc, còn lại 10.094 thầy cô nghỉ hưu theo chế độ. Năm học 2021 - 2022, có 16.265 giáo viên nghỉ việc, trong đó riêng khối trường công lập có 10.407 giáo viên nghỉ.

Những đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM còn đối mặt với tình trạng thiếu trường, lớp. Tại Hà Nội, mỗi năm số học sinh tăng thêm 60.000, tương ứng 30-40 trường học, nhưng nội thành không còn đất để xây thêm. Ở những khu vực này, giáo viên cũng có nhiều lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn.

Tại TP. HCM, học sinh ở mỗi độ tuổi tăng 10.000-15.000 mỗi năm, riêng lớp 6 năm nay tăng 42.000 học sinh, khiến các trường THCS quá tải. Thành phố dự tính bổ sung gần 8.900 phòng học đến năm 2025.

2. Chương trình phổ thông mới rối ren

Năm học 2023 - 2024 là năm học thứ tư triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu ở các lớp 4, 8, 11, tuy nhiên việc thực hiện các môn tích hợp, tổ hợp môn gây tranh cãi liên tục trong các năm qua.

Theo chương trình mới, học sinh THCS không còn học các môn Sinh học, Vật lý, Hoá học, Lịch sử, Địa lý như trước đây. Thay vào đó, các em học hai môn Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. Hai môn này được gọi là môn tích hợp, liên môn.

Hầu hết các giáo viên, các trường đều than khó việc tích hợp các môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, trong khi họ được đào tạo để dạy từng môn. Hiện nhiều trường trên cả nước áp dụng cách thức "giáo viên môn nào dạy môn nấy". Điều này khiến môn tích hợp chưa giúp học sinh phát triển toàn diện như mục tiêu đặt ra.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn từng thừa nhận việc dạy các môn tích hợp, liên môn là "điểm vướng, nghẽn, khó". Thực tế có giáo viên đủ năng lực dạy được các hợp phần trong môn tích hợp nhưng phần nhiều vẫn dạy theo hợp phần riêng, sách giáo khoa cũng theo phần riêng biệt. Ở những vùng khó khăn, dẫu đã được tập huấn, dạy những môn học này vẫn là thách thức lớn với giáo viên.

3. Phương án thi tốt nghiệp mới

Tháng 3 năm nay, Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về phương án có 6 môn thi, gồm bốn môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ và Sử) và hai môn lựa chọn (Lý, Hóa, Sinh, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). Tuy nhiên, hiện các Sở GD&ĐT được yêu cầu lấy ý kiến giáo viên về hai phương án, trong đó điểm khác mấu chốt là có đưa Sử thành môn thi bắt buộc hay không.

Khi kỳ thi tốt nghiệp THPT thay đổi, việc tuyển sinh đại học cũng phải thay đổi cho phù hợp. Do đó, hầu hết giáo viên và học sinh đều mong Bộ GD&ĐT sớm ban hàn phương án thi tốt nghiệp THPT để có kế hoạch ôn tập.

4. Học phí đại học tăng

Không riêng phổ thông, cả học phí đại học cũng tăng mạnh, nhiều trường tăng kịch trần lên tới trên 100 triệu đồng/năm học.

Sau ba năm liền không tăng học phí, năm nay nhiều trường đưa ra mức học phí tăng mạnh, căn cứ vào Nghị định 81 về học phí công lập. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sau đó đề nghị chưa tăng học phí.

Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi một số điều của nghị định. Học phí đại học năm học tới có thể vẫn tăng nhưng lùi một năm so với lộ trình ban đầu, tức mức trần là 1,2-2,45 triệu đồng một tháng.


Nhiều chuyên gia và thí sinh đều cho rằng, việc tăng học phí của các trường làm giảm cơ hội được đến trường của các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, làm chậm quá trình mở rộng quy mô đào tạo nhân lực trình độ đại học.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT từng kiến nghị Chính phủ lùi thời gian áp dụng khung học phí theo Nghị định 81 thêm một năm, tuy nhiên đến nay việc này vẫn chưa có động thái gì khác.

5. Bạo lực học đường

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối. Năm 2022, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành, có 384 vụ bạo lực học đường.

Bộ đánh giá con số thực tế lớn hơn rất nhiều, với ít nhất gần 7.100 người có nguy cơ liên quan. Bộ đang rà soát để làm mới bộ quy tắc ứng xử trong trường học để giảm tình trạng này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét