Vụ giải cứu: "nhận hối lộ" khủng ở Bộ Công an và Bộ Ngoại giao
Theo cáo trạng, trong 54 người bị đề nghị truy tố ở 5 nhóm tội danh, có 21 người bị đề nghị truy tố tội "nhận hối lộ". Số tiền 21 bị can nhận hối lộ lên tới hơn 180 tỉ đồng. Người nhận nhiều nhất là Phạm Trung Kiên, cựu thư ký ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế lên tới gần 43 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội, bị cáo buộc nhận hơn 42,8 tỷ đồng chạy án. (Ảnh: thuongtin.hanoi.gov.vn)
Cơ quan An ninh điều tra cho biết đã thu giữ 146 lượng vàng và 670.000 USD trong nhà của 2 bị can từng làm việc trong ngành công an.
Hôm 4/4, Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam đã ban hành kết luận điều tra vụ án "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội và các tỉnh, thành phố; đồng thời đề nghị truy tố 54 bị can.
Cơ quan điều tra còn cho biết đã thu giữ 146 lượng vàng, 670.000 USD và một tỉ đồng khi khám xét ông Nguyễn Anh Tuấn cựu phó giám đốc Công an Hà Nội và Hoàng Văn Hưng cựu trưởng phòng điều tra Cục An ninh điều tra, Bộ Công an.
1. Cựu Phó Giám đốc công an Hà Nội nhận 42,8 tỷ đồng để chạy án
Theo kết luận, ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã nhận tiền của bị can Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Bluesky) và Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc) để chạy án cho 2 bị can này không bị xử lý hình sự.
Theo tài liệu của Cơ quan điều tra, ông Nguyễn Anh Tuấn có mối quan hệ với ông Hoàng Văn Hưng, cán bộ Công an liên quan đến việc thụ lý vụ án. Từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022, ông Nguyễn Anh Tuấn đã nhận lời giúp làm trung gian và nhận tiền từ Nguyễn Thị Thanh Hằng, sau đó liên hệ, gặp gỡ, tác động, đưa tiền cho ông Hoàng Văn Hưng để "lo" cho Nguyễn Thị Thanh Hằng, Lê Hồng Sơn không bị xử lý hình sự. Hành vi của ông Nguyễn Anh Tuấn xét về bản chất đã đủ yếu tố cấu thành tội môi giới hối lộ.
Kết quả điều tra xác định, ông Tuấn đã nhận từ Nguyễn Thị Thanh Hằng tổng cộng 2,6 triệu USD.
Ông Tuấn khai đã đưa cho Hoàng Văn Hưng hơn 2,2 triệu USD để nhờ "chạy án", số tiền 400 nghìn USD còn lại, ông Tuấn sử dụng vào mục đích cá nhân.
Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra xác định chỉ có đủ căn cứ kết luận ông Hoàng Văn Hưng đã nhận 800 nghìn USD từ Nguyễn Thị Thanh Hằng thông qua ông Tuấn.
Từ đó, Cơ quan An ninh điều tra kết luận tổng số tiền môi giới hối lộ ông Tuấn đã nhận là hơn 2,6 triệu USD, tương đương 61,6 tỷ đồng. Trong đó ông phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 42,8 tỷ đồng.
Ông Tuấn nhiều năm công tác tại Công an Hà Nội. Năm 2015, khi làm Trưởng công an quận Tây Hồ, ông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Hà Nội, phụ trách khối an ninh và là Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố.
2. 21 bị can nhận hối lộ 180 tỉ đồng
Theo cáo trạng, trong 54 người bị đề nghị truy tố ở 5 nhóm tội danh, có 21 người bị đề nghị truy tố tội "nhận hối lộ". Số tiền 21 bị can nhận hối lộ lên tới hơn 180 tỉ đồng.
- Người nhận nhiều nhất là Phạm Trung Kiên, cựu thư ký ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế lên tới gần 43 tỉ đồng.
- Tiếp theo là các bị can: Vũ Anh Tuấn, cựu Phó trưởng Phòng tham mưu (Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an) nhận hơn 27 tỉ đồng.
- Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhận hối lộ hơn 21 tỉ đồng;
- Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) nhận hối lộ hơn 25 tỉ đồng;
- Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) nhận hối lộ hơn 25 tỉ đồng;
- Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó cục trưởng Cục Lãnh sự nhận hơn 12 tỉ đồng;
- Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ nhận hơn 4 tỉ đồng;
- Chử Xuân Dũng, cựu phó chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận hơn 2 tỉ đồng;
- Trần Văn Tân, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận 5 tỉ đồng…
- Trần Văn Tân, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận 5 tỉ đồng…
Các bị can trong vụ án. Ảnh: Bộ Công an Việt Nam.
Cơ quan điều tra nhận định vụ án "chuyến bay giải cứu" là "vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát".
Theo đó, một số cá nhân có thẩm quyền ở các bộ, ngành đã gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp tổ chức chuyến bay. Từ đó, tạo cơ chế xin - cho, buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để phục vụ việc "bôi trơn", đưa hối lộ.
Kết luận điều tra cho biết việc tổ chức các chuyến bay giải cứu đã bị lợi dụng với mục đích lợi nhuận, vụ lợi cá nhân. Các bị can đã đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định của Nhà nước. Khi vụ án được điều tra, điều tra viên chính trong vụ còn lừa đảo, nhận tiền "chạy án".
Cơ quan điều tra nhận định vụ án "chuyến bay giải cứu" là "vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát".
Theo đó, một số cá nhân có thẩm quyền ở các bộ, ngành đã gây khó khăn, nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp tổ chức chuyến bay. Từ đó, tạo cơ chế xin - cho, buộc doanh nghiệp phải nâng giá vé máy bay và các chi phí phát sinh khác để phục vụ việc "bôi trơn", đưa hối lộ.
Kết luận điều tra cho biết việc tổ chức các chuyến bay giải cứu đã bị lợi dụng với mục đích lợi nhuận, vụ lợi cá nhân. Các bị can đã đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định của Nhà nước. Khi vụ án được điều tra, điều tra viên chính trong vụ còn lừa đảo, nhận tiền "chạy án".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét