Anh và Tầu xin gia nhập CP-TPP đang gây sức ép lên Mỹ
Thấy những nền kinh tế khổng lồ như Anh và Tầu đều xin gia nhập CP-TPP, nhiều quan chức và cựu quan chức Mỹ đều cho rằng, Hoa Kỳ cần đưa ra nhiều “củ cà rốt kinh tế” để lôi kéo các quốc gia trong khu vực nếu Washington muốn xây dựng liên minh kiềm chế ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc ở châu Á. Hiện Hoa Kỳ đẩy mạnh các mối quan hệ quân sự và an ninh trong khu vực nhưng thiếu một hiệp định thương mại thì ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á vẫn còn bị hạn chế rất nhiều. Việc Mỹ quay trở lại Hiệp định CP-TPP có thể là một lựa chọn tốt và được các thành viên hiện hữu mong đợi.1. Chuyện xin gia nhập CP-TPP của Anh
Chính phủ Anh cho biết họ đã ký thỏa thuận gia nhập hiệp định thương mại tự do khu vực Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đã rút ra dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, coi đây là bước đi chiến lược để đa dạng hóa thương mại ra ngoài châu Âu sau khi Anh Quốc ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) trong cái gọi là Brexit.
Bản tin của The Wall Street Journal hôm thứ Năm 30 tháng Ba 2023 ghi nhận Anh Quốc là quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là CP-TPP, hậu thân của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chính phủ Anh nói, London hy vọng chính thức trở thành thành viên của CP-TPP trong năm nay sau khi hoàn tất các bước thủ tục cuối cùng.
CT-TPP có 11 quốc gia thành viên vùng hai bên bờ Thái Bình Dương, trong đó có Canada, Chile, Nhật Bản, Việt Nam và một số quốc gia khác. CP-TPP được Nhật Bản thúc đẩy sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp ước TPP nguyên thủy 12 thành viên mà Mỹ đã mất nhiều năm đàm phán để hình thành.
Là một hiệp định thương mại tự do, CT-TPP nhắm giảm các rào cản thương mại giữa các nước thành viên nhưng thiếu những điều khoản chặt chẽ hơn về lao động và doanh nghiệp nhà nước như Hiệp định TPP nguyên thủy.
Việc tham gia CP-TPP sẽ không có ảnh hưởng tức thời đáng kể đến nền kinh tế Anh vì Anh Quốc đã có hiệp định thương mại song phương với đa số các thành viên CP-TPP. Chính phủ Anh dự tính, tư cách thành viên CT-TPP chỉ giúp nền kinh tế tăng thêm 0.08% trong 15 năm tới, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược khuếch trương quyền lực mềm của London trong vùng Thái Bình Dương.
Anh sẽ trở thành thành viên mới đầu tiên kể từ khi hiệp định được ký kết năm 2018 và là quốc gia châu Âu đầu tiên trong khối này. Thủ tướng Sunak khẳng định, là một phần của CPTPP, Anh có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu để nắm bắt các cơ hội tăng trưởng, đổi mới và tạo việc làm.
Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, Anh đệ đơn gia nhập CPTPP từ tháng 2/2021, bắt đầu đàm phán vào tháng 6/2021. Anh cùng các thành viên CPTPP đang nỗ lực thực hiện các bước pháp lý và hành chính cuối cùng trước khi chính thức ký kết hiệp định trong năm nay.
Theo các số liệu của Anh, việc tham gia CPTPP về dài hạn giúp nước này tăng kim ngạch thương mại thêm 1,8 tỷ bảng (2,2 tỷ USD) mỗi năm và sẽ tăng hơn nếu có thêm nhiều nước gia nhập.
Hơn 99% hàng hóa của Anh xuất sang các nước thành viên CPTPP sẽ được áp dụng các mức thuế bằng 0, bao gồm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như ô-tô, chocolate, máy móc và rượu whisky.
Kim ngạch xuất khẩu của Anh sang các nước này là 60,5 tỷ bảng trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 9/2022 và dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh sau khi gia nhập CPTPP.
Ngành dịch vụ chủ đạo của Anh cũng sẽ được hưởng lợi từ việc được tiếp cận rộng hơn các thị trường Thái Bình Dương đang tăng trưởng và rất ưa chuộng sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao của Anh.
Các thành viên CPTPP cũng đã nhất trí Anh gia nhập khối này. Quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến cấp bộ trưởng của Nhóm làm việc về gia nhập CPTPP ngày 31/3.
Quyết định của Nhóm làm việc sẽ được trình hội nghị cấp bộ trưởng của CPTPP để phê chuẩn vào tháng 7 tới.
Sự kiện trên đánh dấu đợt mở rộng đầu tiên của hiệp định và giúp tăng sự đóng góp của khối vào GDP toàn cầu từ 12% lên 15%.
Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Shigeyuki Goto hoan nghênh việc Anh gia nhập CPTPP, khẳng định đây là sự kiện rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy các giá trị như tự do thương mại, tạo ra thị trường mở và cạnh tranh ở trong và ngoài khu vực Thái Bình Dương.
***
Sự tham gia của Anh vào CP-TPP còn đáng chú ý hơn nữa do sự vắng mặt của Hoa Kỳ. Lúc đầu, hiệp định này được chính quyền Obama coi là một con đường để đưa nước Mỹ đến gần các nền kinh tế châu Á hơn, chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nhưng trong cuộc bầu cử năm 2016, ứng cử viên tổng thống Donald Trump coi TPP là kẻ hủy diệt công ăn việc làm của Mỹ và hành động đầu tiên của ông Trump sau khi đắc cử tổng thống là rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định TPP đã ký kết.
Tổng thống Joe Biden sau đó bị vướng vào quyết định về TPP của người tiền nhiệm; và thay vì tái gia nhập CP-TPP, chính quyền Biden đề ra Khung Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, gọi tắt là IPEF, một tập hợp lỏng lẻo một số thành viên của CP-TPP. Nhưng IPEF không phải là một hiệp định thương mại, không bao hàm việc giảm lãi suất cho các quốc gia muốn xuất cảng hàng hóa vào thị trường Mỹ nên không có sức hấp dẫn.
Trung Quốc cũng đã nộp đơn xin gia nhập CP-TPP năm 2021. Nếu Bắc Kinh trở thành thành viên chính thức của CP-TPP, có thể sau Anh Quốc thì cánh cửa vào hiệp định này của Mỹ sẽ bị đóng vĩnh viễn vì Bắc Kinh sẽ không đời nào bỏ phiếu thuận cho sự gia nhập CP-TPP của Mỹ dù trước đây Mỹ đã hào phóng đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc mấy chục năm qua.
2. Trung Quốc xin gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương CTTPP
Trung Quốc đã chính thức bắt đầu các thủ tục tham gia một hiệp ước thương mại tự do có tên là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP), gồm 11 quốc gia.
Tiền thân của CTTPP là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership – TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt và được ký kết vào ngày 4 Tháng Hai năm 2016 tại Auckland, New Zealand sau năm năm đàm phán với mục đích hội nhập 12 nền kinh tế ven bờ Thái Bình Dương nhưng không có Trung Quốc. Nhưng cựu Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút Hoa Kỳ khỏi TPP ngay trong tuần lễ cầm quyền đầu tiên của ông vào Tháng Giêng 2017; 11 nước còn lại vẫn tiếp tục phê chuẩn hiệp định dưới sự dẫn dắt của Nhật Bản và hình thành CTTPP vào Tháng Mười Hai 2018.
Ý tưởng nòng cốt của hiệp định TPP là hình thành một khu vực tự do kinh tế rộng lớn vận động theo những nguyên tắc của thị trường tự do, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước, bảo đảm quyền của nhà kinh doanh và người lao động, bảo vệ môi trường và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc không được mời tham gia TPP vì dù có quy mô lớn, kinh tế Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng các “tiêu chuẩn chất lượng cao” của hiệp định TPP. Thế nhưng sau khi Hoa Kỳ rút ra và TPP biến thành CTTPP, một số nguyên tắc đã bị loại bỏ. Việc ông Trump rút Mỹ khỏi TPP bị các chuyên gia kinh tế đánh giá là làm mất một cơ hội để ngăn chặn cung cách làm ăn chỉ theo lợi nhuận của Bắc Kinh và nhường sân chơi kinh tế khu vực cho ảnh hưởng của Trung Quốc.
Và Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội. Trong bài phát biểu trước hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương qua video vào Tháng Mười Một năm 2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc “sẽ cân nhắc thuận lợi” việc gia nhập CPTPP.
Hôm Thứ Năm 16 tháng Chín 2021, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) đã trình bày đơn xin gia nhập CTTPP cho người đồng cấp New Zealand Damien O’Connor và thảo luận về quá trình sắp tới qua điện thoại.
New Zealand đóng vai trò là cơ quan lưu chiểu cho CPTPP, chịu trách nhiệm xử lý các nhiệm vụ hành chính khác nhau của hiệp ước, chẳng hạn như các yêu cầu gia nhập.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực để bắt đầu thực thi từ ngày 1 Tháng Giêng tới Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership -RCEP), một hiệp ước thương mại gồm 15 thành viên là các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á do Trung Quốc dẫn dắt. Điều này và việc xin gia nhập CPTPP là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng kinh tế của mình, loại bỏ dần các ảnh hưởng và nguyên tắc thương mại của Hoa Kỳ trong trật tự kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, nỗ lực gia nhập CPTPP của Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc xung đột thương mại với Úc và tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, một thành viên khác. Để trở thành thành viên chính thức của CTTPP, Trung Quốc cần có sự đồng ý của tất cả 11 thành viên hiện nay.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ phải thực hiện các cải cách kinh tế trong nước. Hiệp ước cấm các hành vi không công bằng như trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước làm méo mó thị trường cạnh tranh. Dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã và đang củng cố các doanh nghiệp nhà nước, coi đó là chủ đạo; gần đây lại có những chương trình trấn áp các công ty công nghệ tư nhân. Vì vậy các cuộc đàm phán để tham gia có thể gặp trở ngại ngay từ đầu.
“Do vai trò của nhà nước trở nên bao trùm trong nền kinh tế Trung Quốc, Bắc Kinh dường như đang rời xa các quy tắc tiêu chuẩn cao của hiệp định CPTPP”, bà Wendy Cutler, nguyên Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ nói với báo Nikkei.
Bà Cutler từng là thành viên chủ chốt của phái đoàn Hoa Kỳ tham gia đàm phán hiệp định TPP dưới thời chính quyền Obama, và mới đây bà đã viết một bài phân tích trên tạp chí Foreign Affairs số mới nhất kêu gọi chính quyền Joe Biden quay trở lại hiệp định TPP. Hiện bà Cutler là Phó chủ tịch Viện Chính sách Xã hội Châu Á – một think tank của Hoa Kỳ. “Đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc là một điểm dữ liệu nữa về lý do tại sao Washington cần đẩy mạnh can dự kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm cả về thương mại,” bà Cutler nói.
Nhiều luật lệ của Trung Quốc không phù hợp với luật quốc tế và các nguyên tắc của CTTPP, do đó có thể vấp phải sự phản kháng của các thành viên. Luật bảo mật dữ liệu mới của Trung Quốc chẳng hạn, có hiệu lực trong tháng này bao gồm lệnh cấm đưa dữ liệu ra khỏi đất nước.
CPTPP có ba nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc phân phối dữ liệu, trong đó có quy định cấm buộc các công ty tiết lộ mã nguồn. Tại Trung Quốc, các công ty thường xuyên bị chính quyền buộc phải tiết lộ công nghệ để có được giấy phép hoạt động.
Ngoài ra, CPTPP kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử giữa các công ty nước ngoài và trong nước trong hoạt động mua sắm của chính phủ. Trong khi đó, Bắc Kinh đã ban hành hướng dẫn buộc các cơ quan chính phủ phải mua sản phẩm của Trung Quốc. Do Trung Quốc chỉ ưu tiên cho các lợi ích kinh tế của chính họ nên con đường trở thành thành viên CTTPP sẽ rất khó khăn.
Đơn của Bắc Kinh được đưa ra một ngày sau khi Mỹ, Anh và Úc thành lập một liên minh quốc phòng mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có tên AUKUS nhằm chống lại Trung Quốc. Trong ba nước này, Úc đã là thành viên của CTTPP, còn vương quốc Anh đã bắt đầu đàm phán để trở thành thành viên.
Nhiều luật lệ của Trung Quốc không phù hợp với luật quốc tế và các nguyên tắc của CTTPP, do đó có thể vấp phải sự phản kháng của các thành viên. Luật bảo mật dữ liệu mới của Trung Quốc chẳng hạn, có hiệu lực trong tháng này bao gồm lệnh cấm đưa dữ liệu ra khỏi đất nước.
CPTPP có ba nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc phân phối dữ liệu, trong đó có quy định cấm buộc các công ty tiết lộ mã nguồn. Tại Trung Quốc, các công ty thường xuyên bị chính quyền buộc phải tiết lộ công nghệ để có được giấy phép hoạt động.
Ngoài ra, CPTPP kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử giữa các công ty nước ngoài và trong nước trong hoạt động mua sắm của chính phủ. Trong khi đó, Bắc Kinh đã ban hành hướng dẫn buộc các cơ quan chính phủ phải mua sản phẩm của Trung Quốc. Do Trung Quốc chỉ ưu tiên cho các lợi ích kinh tế của chính họ nên con đường trở thành thành viên CTTPP sẽ rất khó khăn.
Đơn của Bắc Kinh được đưa ra một ngày sau khi Mỹ, Anh và Úc thành lập một liên minh quốc phòng mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có tên AUKUS nhằm chống lại Trung Quốc. Trong ba nước này, Úc đã là thành viên của CTTPP, còn vương quốc Anh đã bắt đầu đàm phán để trở thành thành viên.
https://nhandan.vn/anh-thong-bao-gia-nhap-cptpp-post745755.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét