Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

Sai lầm nếu mời Trung Quốc giải quyết xung đột ở Ukraine

Phương Tây 'sai lầm nghiêm trọng' nếu mời Trung Quốc giải quyết xung đột ở Ukraine
Conrad Black • 03/05/23 Gần đây, một quan chức cấp cao của Mỹ, một nhà viết tiểu sử và một học giả nổi tiếng của Mỹ đã đề xuất những ý tưởng tương tự để chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine. N
ếu Nga có thể tiếp quản đất nước này bằng vũ lực, thì đó sẽ là một thất bại nghiêm trọng về mặt đạo đức đối với nền dân chủ, một sự đảo ngược đáng kể thành công của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh. Không những thế, nó còn là sự khẳng định rằng phương Tây đang suy tàn, thiếu cả ý chí lẫn phương tiện để tự vệ. Đây là sai lầm của những người theo chủ nghĩa biệt lập bảo thủ cổ điển ủng hộ chính sách “thoát hiểm” của Ukraine.

Ngay cả khi những phát ngôn viên ngoại giao và chiến lược lành nghề có tiếng nói hơn từ chối bình luận về chủ đề xung đột ở Trung Âu, thì Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã tiến gần tới một đề xuất hòa bình cho Ukraine hơn so với chính phủ.

Vào ngày 20/4, bà đề xuất rằng Hoa Kỳ nên khuyến khích Trung Quốc đi đầu trong việc thuyết phục đối tác yếu thế của mình là Nga để nước này “mềm mỏng” hơn trong các điều khoản hòa bình. Quốc gia này hiện đang bám víu một cách tuyệt vọng vào chiếc áo choàng địa chính trị của Trung Quốc như một kẻ bị liệt. Bà Yellen lập luận rằng, một khi Hoa Kỳ cải thiện quan hệ với Trung Quốc thì các chính sách kinh tế này sẽ sớm phát huy tác dụng.

Vào ngày 13/4, phát biểu tại Toronto, ông Stephen Kotkin, một học giả nổi tiếng của Đại học Stanford và là người viết tiểu sử về Joseph Stalin, cũng đưa ra một đề xuất tương tự. Ông tin rằng người Trung Quốc sẽ rất vui khi thực hiện “giao dịch này” để đổi lấy điều kiện thuận lợi cho thương vụ mua công nghệ cao từ Hoa Kỳ so với những công nghệ mà nước này đang sở hữu.

Đây gần như là con đường tồi tệ nhất có thể để chấm dứt chiến tranh Nga - Ukraine, ngoại trừ chính sách cũ của Mỹ từng không ngừng lặp đi lặp lại rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin là tội phạm chiến tranh và Ukraine phải được khôi phục toàn bộ lãnh thổ của mình, bao gồm cả Crimea và các vùng lân cận - những địa điểm bị Nga chiếm giữ vào năm 2014.

Ba mục tiêu chiến lược then chốt của Hoa Kỳ, Liên minh phương Tây và các đồng minh phương Tây ở Viễn Đông phải là:

1) Phát triển và thực hiện chính sách ngăn chặn đã được sửa đổi đối với Trung Quốc;

2) Không hy sinh lợi ích chiến lược của mình khi lôi kéo Nga thoát khỏi vòng tay bóp nghẹt tiềm tàng của Trung Quốc và dần dần đưa Nga trở lại thiên chức của mình với tư cách là một quốc gia phương Tây hơn là một quốc gia phương Đông;

3) Đảm bảo chiến thắng vĩ đại và không đổ máu của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh không bị lãng phí khi cho phép Nga tái chiếm Ukraine, đồng thời đảm bảo Ukraine sẽ được hội nhập vào phương Tây (dù biên giới có thể bị thu hẹp một chút).

Mọi người đều đồng ý Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn nhất đối với phương Tây. Thật khó để nghĩ ra một đề xuất nào thất bại hơn đề xuất tận dụng mọi ảnh hưởng đang suy giảm của chính quyền ông Biden để thắt chặt mối quan hệ thân thiết giữa Bắc Kinh và Moscow và đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia có tầm ảnh hưởng địa chính trị lớn bước vào trung tâm của Châu Âu. Nếu cần, có thể hối lộ Trung Quốc bằng công nghệ tiên tiến để ngăn chặn ảnh hưởng của nước này lan rộng sang châu Âu.

Ngoài ra, có vẻ như chính quyền Trung Quốc đang tìm kiếm hòa bình ở Ukraine. Các quan chức Trung Quốc hẳn rất vui mừng khi Nga yêu cầu Trung Quốc hỗ trợ. Trung Quốc đã chứng kiến ​​quốc gia vĩ đại nhất thế giới ngoan ngoãn gõ cửa sau như một kẻ lang thang cơ cực mà không cần phải mất một binh lính hay tiêu tốn một đồng rúp nào. Trung Quốc cũng đang hưởng lợi từ việc phương Tây đổ dồn vũ khí vào Ukraine và rút cạn kho dự trữ đạn dược của họ trong một trận chiến cách xa biên giới Trung Quốc hàng nghìn dặm.

Lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc khiến tất cả các nước láng giềng phải gấp rút lựa chọn giữa việc nhượng bộ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc liên kết với những quốc gia cùng chung chí hướng nhằm ngăn chặn sự bành trướng cũng như khẳng định quyền bá chủ của Trung Quốc đối với các nước láng giềng. Đương nhiên, những quốc gia này hoàn toàn tôn trọng vị thế của một quốc gia rộng lớn, lâu đời và hùng mạnh như Trung Quốc.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Philippines, Việt Nam và có lẽ cả Indonesia đều đang tìm kiếm sự liên kết chặt chẽ hơn và sự đảm bảo hỗ trợ từ Hoa Kỳ nhằm lấy lại cán cân quyền lực trong khu vực một cách tôn trọng nhưng vững chắc; cũng như duy trì sự tương quan lực lượng giữa Trung Quốc và quốc gia chư hầu của họ - Triều Tiên, cùng các nước xung quanh trên khắp các bờ biển và biên giới phía Nam của Trung Quốc. 

Một trong những phương pháp chắc chắn sẽ làm suy yếu tinh thần của những người ủng hộ chính nghĩa là củng cố sự thống trị của Trung Quốc đối với Nga và mời con rồng hùng mạnh này bước vào trung tâm châu Âu.

Lợi ích của phương Tây và cụ thể là của Mỹ ở Viễn Đông và Nam Á được vun đắp tốt nhất không phải bằng cách tách rời nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, điều mà bà Yellen phản đối một cách đúng đắn, mà bằng cách dần dần điều chỉnh mối quan hệ này để loại bỏ thâm hụt kinh niên theo hướng có lợi cho Trung Quốc và chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc trên mọi khía cạnh chiến lược trong chuỗi cung ứng của mình.

Ở châu Âu, ưu tiên tuyệt đối của phương Tây là bảo tồn thành quả của Chiến tranh Lạnh. Sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới đã dẫn đến nền độc lập của tất cả các quốc gia thuộc Liên Xô cũ - ngoại trừ chính nước Nga.

Nguyên nhân gốc rễ nằm ở Ukraine, và nếu Nga có thể tiếp quản đất nước này bằng vũ lực, thì đó sẽ là một thất bại nghiêm trọng về mặt đạo đức đối với nền dân chủ, một sự đảo ngược đáng kể thành công của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh. Không những thế, nó còn là sự khẳng định rằng phương Tây đang suy tàn, thiếu cả ý chí lẫn phương tiện để tự vệ. Đây là sai lầm của những người theo chủ nghĩa biệt lập bảo thủ cổ điển ủng hộ chính sách “thoát hiểm” của Ukraine.

Năm 1972, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai thông báo với Tổng thống Mỹ Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia của ông, ông Henry Kissinger, rằng phải 100 năm nữa Trung Quốc mới coi Đài Loan là một mối quan ngại lớn. Do đó, tốt nhất là phương Tây nên chấp nhận chính sách “Một Trung Quốc”, đồng thời Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng nhất trí không cố gắng thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.

Sự yếu kém gần đây của Hoa Kỳ, bằng chứng là thảm họa ở Afghanistan và sự thất bại của chính quyền Obama - Biden trong việc xoa dịu Iran, dường như đã thúc đẩy Bắc Kinh đẩy nhanh thời gian biểu cho việc thống nhất Đài Loan vào năm 1972.

Phải nói rằng một yếu tố tích cực không khó nhận thấy trong chính sách đối ngoại của chính quyền ông Biden cho đến nay là việc đưa vào Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cam kết rõ ràng. NDAA tuyên bố rằng trong trường hợp Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công trực diện vào Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ tích cực bảo vệ hòn đảo này. May mắn thay, "đội ngũ tùy tùng" của Tổng thống Mỹ đã không rút lại chính sách này. Ít nhất đây được cho là sự khởi đầu của một chính sách ngăn chặn đã được sửa đổi ở Viễn Đông.

Con đường dẫn đến hòa bình ở Ukraine rất dễ xác định và không liên quan gì đến Trung Quốc. Ông Putin đã công bố các điều kiện của mình: thừa nhận các vùng đất mà ông tuyên bố đã chiếm đóng. Do đó, chúng ta phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp Ukraine chiếm lại một phần lãnh thổ này trong cuộc phản công mùa xuân được chờ đợi từ lâu, và sau đó bàn giao các biên giới này cho Nga.

Đương nhiên điều này được thực hiện không phải bằng một lệnh ngừng bắn kiểu Triều Tiên như được đề xuất hồi tuần trước, mà để đổi lấy sự đảm bảo rõ ràng của Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về chủ quyền của Ukraine trong các đường biên giới được sửa đổi của họ, thay vì những đảm bảo phù phiếm mà chúng ta dành cho Ukraine trong quá khứ mà tất cả chúng tôi đều phớt lờ.

Phương Tây có thể dễ dàng thuyết phục Ukraine chấp nhận những điều khoản này: 80% quyền chủ quyền thuộc về Ukraine và 20% còn lại thuộc về Nga, nhưng đủ để cứu ông Putin khỏi bị bẽ mặt. Tất cả người dân Ukraine sẽ có thể di cư tự do giữa Ukraine và Nga, và Ukraine sẽ nhận được một gói phục hồi kinh tế to lớn. Sau đó, chúng ta có thể tiếp tục công việc kiểm soát Trung Quốc và đưa Nga vào hàng ngũ của phương Tây.


Ông Conrad Black là một trong những chuyên gia tài chính nổi tiếng nhất ở Canada trong vòng 40 năm qua và là một trong những nhà xuất bản báo chí hàng đầu trên thế giới. Ông là tác giả của các cuốn tiểu sử đáng tin cậy về các Cựu Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Richard Nixon, và gần đây nhất là tiểu sử “Donald J. Trump: A President Like No Other” (Donald J. Trump: Một Vị Tổng Thống Chẳng Giống Ai), đã được tái bản dưới dạng cập nhật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét